Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ánh Sáng Trong Bóng Tối (Semen Lyudvigovich Frank)

Ánh sáng trong bóng tối được đánh giá là công trình có giá trị nhất của S. Frank, tổng kết nhiều suy tư của ông về trải nghiệm đạo đức Kitô giáo và triết học xã hội. Nhan đề của tác phẩm đước lấy từ một câu trong Phúc Âm của vị tông đồ Yoan, điều này khiến cho nhiều người có thể lầm tưởng đây là một luận văn thần học. Tuy nhiên, ngay trong Lời nói đầu S. Frank đã minh định tác phẩm của mình như sau:

“Qua vẻ bề ngoài, suy tưởng của tôi có tính cách của một luận văn thần học. Tôi muốn cảnh báo bạn đọc rằng, - không biết chuyện này là tốt hay xấu - vẻ bề ngoài ấy không hoàn toàn phù hợp với thực chất bên trong tư duy của tôi. Thực ra toàn bộ phát triển trí tuệ cũng như tinh thần của tôi đã dẫn đưa tôi đi đến, không chỉ có đánh giá cao tư duy Kitô giáo truyền thống, mà còn thừa nhận tính chân lí tuyệt đối ở khải huyền của Đức Kitô; tôi đã đi đến niềm tin chắc rằng tất cả mọi tai họa của nhân loại suy đến cùng đều có nguồn gốc từ tình trạng tách rời của nhân loại khỏi truyền thống Kitô giáo, - tình trạng tách rời xảy ra đã từ lâu và mỗi lúc càng lún sâu hơn nữa, và rằng tất cả những hoài vọng cao cả nhất của loài người đã được suy xét kĩ, đều chỉ là những biểu hiện của những đòi hỏi lương tâm Kitô giáo vốn có từ xa xưa.

Tuy nhiên, mặt khác tôi thấy e ngại và không muốn là nhà thần học, không phải chỉ vì tôi không phải là nhà thần học mà là nhà triết học tự do theo đào tạo cũng như theo tư chất tinh thần, mà còn là vì tôi không sao khắc phục được cảm nhận, cho rằng trong bất cứ thần học giáo điều trừu tượng nào cũng đều có nguy cơ của lời nói trống rỗng đầy tội lỗi”.

Nội dung của tác phẩm cho thấy đây đích thực là một cuốn sách triết học về đạo đức mà tác giả là một triết gia tự do có đức tin Kitô giáo sâu sắc, nhưng không ràng buộc bản thân với một giáo phái nào nhất định. Một số người Việt không thật sự có cảm tình với Kitô giáo (có thể là do những ngộ nhận lịch sử), nên ngoài những thành viên của các giáo hội Kitô giáo thì chẳng có mấy người chịu tìm hiểu nội dung cụ thể của Kitô giáo về phương diện văn hóa tinh thần, khả dĩ giúp cho con người có được một định hướng đạo đức trong cuộc sống thế gian đầy phức tạp này. Điều này có thể còn do cái nhìn của nhiều người Việt đương đại có học thức, tự gắn mình với thời kì Khai sáng của văn hóa phương Tây, vốn là thời kì đoạn tuyệt với Kitô giáo. Những người này vì vậy thường quan niệm Kitô giáo gắn liền với tổ chức giáo hội cùng với các giáo điều và huyền thoại hoang đường. Họ không biết đến những quan niệm khác về Kitô giáo. Nhà tư tưởng Hamvas Béla (1897-1968) cũng đã nhận xét về cách hiểu thô thiển ấy như sau: “Truyền thống Kitô giáo ở châu Âu có ba kẻ thù: kẻ thù bên trong là tầng lớp giáo sĩ, kẻ thù thứ hai là thế lực chính trị, kẻ thù thứ ba là chủ nghĩa duy khoa học (szcientifizmus). Ba kẻ thù này cản trở việc thực hiện bất cứ điều gì từ Kitô giáo mang tính chất Phúc Âm. Các cuộc tấn công đều nhằm vào tôn giáo, cho dù mục tiêu không phải là tôn giáo mà là sự lạm dụng quyền lực của giới giáo sĩ, hạn chế và các tham vọng quyền lực của giới này. Nhưng cho đến tận thời gian gần đây, cả những kẻ tấn công và những kẻ bảo vệ đều ở trong một niềm tin: nói đến Kitô giáo là phải nói đến những giáo điều, các huyền thoại, các tổ chức giáo sĩ và đạo đức của nỗi sợ hãi mê tín” (Hamvas Béla, Minh triết thiêng liêng, tập III, Nguyễn Hồng Nhung dịch, NXB Tri thức, 2016). Khái niệm “Kitô giáo” của S. Frank trong tác phẩm này hoàn toàn khác với cách hiểu thô thiển thông thường của người đời. Ông viết:

“Sự hoàn thiện được ngụ ý ở đây liên quan trực tiếp đến hiện hữu tinh thần nội tâm của con người vốn thuộc về lĩnh vực hoàn toàn khác của hiện hữu so với cõi trần gian và môi trường bên ngoài bao quanh chúng ta. Lời dạy bảo cơ bản của Thượng Đế hiệu triệu chúng ta hoàn thiện không phải những người khác, không phải cõi trần gian, mà là hoàn thiện chính chúng ta; và như chúng ta đã thấy, lời dạy bảo ấy không quy định cho chúng ta những hành động xác định nào đó, mà quy định một trạng thái xác định, chính là trạng thái hoàn hảo tối đa của linh hồn, một kết cấu nào đó của hiện hữu tinh thần nội tâm - trực tiếp đối với mỗi chúng ta chính là kết cấu hiện hữu của riêng mỗi chúng ta. Thế nhưng vì nội dung của tình trạng hoàn hảo nội tâm ấy là tình thương yêu, nên - chúng ta cũng đã thấy rồi - lời dạy bảo hoàn thiện trùng khớp với lời dạy bảo phát triển trong bản thân mình những sức mạnh ân phúc của tình thương yêu. Nhưng sức mạnh của tình thương yêu, theo thực chất chính là tình trạng tỏa sáng nào đó phát ra bên ngoài, thể hiện một cách cụ thể ở trong tính tích cực đạo đức, trong hoạt động tình thương yêu vì lợi ích của người gần, trong việc lan tỏa điều thiện vào cõi trần gian. Tinh thần tích cực đạo đức ở cõi trần gian, cái mệnh lệnh nhất quyết chung của lời dạy tình yêu, như vậy trùng khớp với nhiệm vụ hoàn thiện cõi trần gian ở trong ý nghĩa bao quát nhất của khái niệm này”…. Tìm mua: Ánh Sáng Trong Bóng Tối TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Sáng Trong Bóng Tối PDF của tác giả Semen Lyudvigovich Frank nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Nghệ Thuật Sống (Thu Giang)
Nếu không nhận thấy được cái Quý nơi trong mà chỉ thấy cái Quý nơi ngoài, cái loạn đã bắt đầu sanh ra nơi lòng mình rồi. Đã cho vật này là Quý là Đẹp, tất cũng phải có vật khác Quý hơn và Đẹp hơn. Và cứ nếu như thế mãi mà đi tìm… thì cái Quý, cái Đẹp không biết đâu là cùng mà lòng tham muốn của con người cũng không biết đến đâu là tận. Người ta thường lấy Vinh làm sướng, lấy Nhục làm khổ, mà chính mình phần đông cũng chưa ai biết sao là thật sướng, sao là thật khổ cả. Sướng, theo phần đông, là thấy mình hơn được người; - nhưng trái lại, khổ vì mình cũng còn thua kẻ khác. Thế thì có sướng gì đâu mà gọi là sướng. Chẳng qua sướng hơn kẻ khổ, khổ hơn kẻ sướng mà thôi. Thiên hạ tôn người hiền, trọng kẻ sĩ… chỉ tự mình xúi dục lòng tham lam tranh đấu của kẻ khác. Lão tử đã biết mà nói trước: “ bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.” Người ta, ai ai cũng vì hạnh phúc mà làm. Kẻ đi tìm bằng cách này, người đi tìm bằng cách kia, - tuy phương pháp có khác nhau, chung quy cũng chỉ vì ham sướng sợ khổ. ***** Tìm mua: Một Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee Tìm cái lẽ sống - cái sống thật của mình, không phải cái sống sai lầm của bản ngã - là phận sự duy nhất của mỗi một người chúng ta. Sống trong quan niệm lạc lầm của bản ngã, ta sống trong nô lệ, trong đau khổ. Sống trong chân thể của ta, mới thật là sống, sống trong tự do… Đường giải thoát là con đường dẫn ta đi tìm cái lẽ sống chân thật của ta, là con đường duy nhất của những ai nhận chân đặng cái sống vô cùng đang ẩn núp nơi đáy lòng… Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN, Sài thành, ngày 22 tháng 5 năm 1960Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Nghệ Thuật Sống (Thu Giang)
Nếu không nhận thấy được cái Quý nơi trong mà chỉ thấy cái Quý nơi ngoài, cái loạn đã bắt đầu sanh ra nơi lòng mình rồi. Đã cho vật này là Quý là Đẹp, tất cũng phải có vật khác Quý hơn và Đẹp hơn. Và cứ nếu như thế mãi mà đi tìm… thì cái Quý, cái Đẹp không biết đâu là cùng mà lòng tham muốn của con người cũng không biết đến đâu là tận. Người ta thường lấy Vinh làm sướng, lấy Nhục làm khổ, mà chính mình phần đông cũng chưa ai biết sao là thật sướng, sao là thật khổ cả. Sướng, theo phần đông, là thấy mình hơn được người; - nhưng trái lại, khổ vì mình cũng còn thua kẻ khác. Thế thì có sướng gì đâu mà gọi là sướng. Chẳng qua sướng hơn kẻ khổ, khổ hơn kẻ sướng mà thôi. Thiên hạ tôn người hiền, trọng kẻ sĩ… chỉ tự mình xúi dục lòng tham lam tranh đấu của kẻ khác. Lão tử đã biết mà nói trước: “ bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.” Người ta, ai ai cũng vì hạnh phúc mà làm. Kẻ đi tìm bằng cách này, người đi tìm bằng cách kia, - tuy phương pháp có khác nhau, chung quy cũng chỉ vì ham sướng sợ khổ. ***** Tìm mua: Một Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee Tìm cái lẽ sống - cái sống thật của mình, không phải cái sống sai lầm của bản ngã - là phận sự duy nhất của mỗi một người chúng ta. Sống trong quan niệm lạc lầm của bản ngã, ta sống trong nô lệ, trong đau khổ. Sống trong chân thể của ta, mới thật là sống, sống trong tự do… Đường giải thoát là con đường dẫn ta đi tìm cái lẽ sống chân thật của ta, là con đường duy nhất của những ai nhận chân đặng cái sống vô cùng đang ẩn núp nơi đáy lòng… Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN, Sài thành, ngày 22 tháng 5 năm 1960Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.