Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bông Lúa Sa Mo (An Khê)

Nhà văn An Khê tên thật Nguyễn Bính Thinh, sanh ngày 1-9-1923 (giấy tờ ghi 1925) tại Sa-Đéc và mất ngày 9-11-1994 tại Marseille, Pháp, nơi ông sống lưu vong. Thân phụ ông, bác-sĩ Nguyễn Bính với bút hiệu Biến Ngũ Nhy, đã là một trong những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, tác giả Kim Thời Dị Sử. An Khê từng là sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, lên đến Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng thì bị thương nặng và giải ngũ. Thời trẻ trước đó, ông đã tham gia phong trào Thanh niên ái quốc đoàn, năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài- Gòn) rồi bị đày ra Côn-Đảo.

Tháng 8 năm 1945, ông được chính phủ Trần Trọng Kim trả tự do đưa về đất liền cùng 122 chiến sĩ quốc gia khác. An-Khê viết kể lại giai đoạn tù đày này trong Từ Khám Lớn... Tới Côn- Đảo, hồi-ký lao-tù của một chiến sĩ cách mạng quốc-gia, xuất bản tại Canada năm 1993. Sự nghiệp văn hóa chính của An-Khê là làm báo và viết tiểu-thuyết. Ông đã viết cho nhiều nhật báo và tạp chí ở miền Nam và làm chủ nhật báo Miền Tây. Ngoài bút hiệu An-Khê, ông còn ký Cửu Lang, Vân Nga, Trương Thanh Vân,...

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Lúa Sa Mo PDF của tác giả An Khê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 (Paulus Của)
Chùa Thiện-tân có chim séo làm ổ trên chỉ vỉ, tiếng tục kêu là thu kì; trên ván bửng có một con rắng lớn, mỗi khi chim vừa đủ lông ra ràng, thì bò ra nuốt hết; chim mẹ buồn kêu ít ngày rồi bay đi mất. Ai nấy không dè nó trở lại nữa, té ra năm thứ ba nó lại tới mà làm ổ như trước. Con nó vừa lớn lên, nó liền bay đi, ba bữa mới trở về, vào ổ kêu còn mà cho ăn. Con rắn lớn ấy cứ việc bò ra, vừa động ổ, hai con séo thất kinh kêu la thảm thiết, bay bổng lên trên mây xanh. Một hồi nghe tiếng ào ào, trời đất tối tăm, ai nấy sợ hãi, ra coi thì thấy một con chim lớn, kiến sè che mất mặt trời, ở đâu trên không ùn ùn liện xuống như dòng, đánh một bấu con rắn đứt đầu, phá gia thu tan nát rồi chớp kiến bay đi, hai con séo bay theo sau đường như làm lễ đưa. Phá ổ rồi, hai con séo con té xuống, một con sống một con chết, thầy chùa bắt con sống để nuôi trên lầu chuông; giây lâu hai con séo lớn trở về cho ăn như cũ, đến khi con nó bay được, liền đem nhau đi mất. Sách dị sử bàn rằng: năm sau còn tới là chẳng dè có họa nữa; năm thứ ba cứ việc làm ổ chỗ cũ, thì kế báo thù đã sắp rồi; ba ngày không trở về, thì chắc là đi khóc bên Tần đình.[8] Chim lớn ấy thì là tiên gươm, thình lình bay tới, đánh một cái rồi lại bay đi, diệu thủ không không (tay phép không không) có gì hơn nữa.***Huỳnh Tịnh Của hay Huình Tịnh Của (1830-1908) hay còn gọi là Paulus Của ("Paulus" ở đây đọc là "Phao-lô"), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ. Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia. Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, tuyệt đại đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận. Tìm mua: Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 TiKi Lazada Shopee Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập. Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở Nam Kỳ. Ông mất năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 PDF của tác giả Paulus Của nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Dũng Cảm Nhất (Scotland Chiết Nhĩ Miêu)
Trong làng ngôn tình xứ Trung, cái tên Scotland Chiết Nhĩ Miêu không hề xa lạ. Cô là cây bút quen thuộc ở dòng sách viết về quân nhân với văn phong nhẹ nhàng lắng đọng. Sau một loạt tác phẩm như Hạnh phút ngọt ngào, Yêu thương trao anh, Bầy hạc… Chuyện dũng cảm nhất là tác phẩm gần nhất của cô, một bản ballad trữ tình. Mang âm hưởng của một bản ballad trữ tình, nhẹ nhàng, lắng đọng, “Chuyện dũng cảm nhất” là tác phẩm đầu tiên Scotland Chiết Nhĩ Miêu gửi tới bạn đọc Việt Nam như một lời chào thân thương và gần gũi. Tác phẩm gồm mười bốn chương, kể về mối tình trong sáng, lãng mạn nhưng cũng không ít sóng gió của cô nghiên cứu sinh Ôn Nhiễm và người thầy giáo đĩnh đạc, chỉn chu hơn mình tám tuổi Diệp Dĩ Trinh. Với Diệp Dĩ Trinh, Ôn Nhiễm cũng như bao cô học trò khác, lễ phép và đáng yêu, anh sẽ chẳng bao giờ chú ý đến cô nếu như không vô tình chứng kiến nỗi ấm ức và dày vò cô phải hứng chịu từ ông nội - vị tướng già luôn lấy vẻ nghiêm nghị và khắc nghiệt che giấu tình thương với cô cháu gái, từ hoàn cảnh gia đình éo le mà trụ cột là bóng dáng bà Ôn - người mẹ, người thiếu phụ khắc khổ nhưng vẫn kiên cường đứng vững vì chồng, vì con…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Scotland Chiết Nhĩ Miêu":Bầy HạcChuyện Dũng Cảm NhấtHạnh Phúc Ngọt NgàoLời Hứa Của Anh Là Biển Xanh Của EmMùa Đông DàiThời Gian Chỉ Dừng Lại Vì EmYêu Thương Trao AnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Dũng Cảm Nhất PDF của tác giả Scotland Chiết Nhĩ Miêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Despereax (Kate Dicamillo)
Ngày xửa ngày xưa, trong những bức tường của một lâu đài nọ có một chú chuột tên là Despereaux hay Nỗi thất vọng đã ra đời. Chú nhỏ bé một cách buồn cười trong khi tai thì to đến kỳ dị, và ngay từ lúc mới sinh ra, hai mắt chú mở thao láo thay vì nhắm chặt run rẩy như họ nhà chuột vốn thế. Càng lớn, Despereaux càng có nhiều nét khác biệt với anh chị em, thay vì mải mê kiếm vụn bánh, Despereaux bé nhỏ lại đam mê âm nhạc và thơ ca, thay vì lẩn lút vội vàng, Despereaux mơ mộng lại thích thơ thẩn dưới những ô kính màu để tắm mình trong ánh sáng, và thay vì an phận làm một chàng chuột nhắt bình thường, Despereaux đa tình lại đem lòng yêu một nàng- công- chúa-người tên là Hạt Đậu. Tình yêu mãnh liệt ấy được khơi gợi bằng những trang truyện cổ tích, dẫn dắt bằng âm nhạc, bắt đầu bằng cái chạm nhẹ dịu dàng và trải qua một hành trình đầy thử thách, một hành trình cần tới lòng dũng cảm vô song của một chàng hiệp sỹ thực thụ và món súp chứ danh của bếp trưởng lâu đài để cứu thoát công chúa thoát khỏi bóng tối tù ngục. Lối kể chuyện duyên dáng, những chi tiết hài hước và ý tứ sâu sắc được đan dệt khéo léo đã tạo nên một trong những câu chuyện hấp dẫn nhất của người kể chuyện Kate DiCamillo. Chuyện Despereaux trước hết là một lễ hội hóa trang đầy màu sắc với những nhân vật lạ lùng như hiệp sỹ chuột tí hon, nàng công chúa hiện thân của ánh sáng, nhà vua mít ướt, Mig heo nái với cái tai kỳ dị, con chuột cống Chiaroscuro có tấm vải đỏ và cái thìa súp bằng vàng nghễu nghện trên đầu. Trong lễ hội hóa trang ấy, các nhân vật được chia làm hai tuyến với cuộc phân tranh không ngừng nghỉ giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác. Một chút hoài niệm về những câu truyện cổ của anh em nhà Grimms, thoáng liên tưởng tới Nhắt Steward, cách kể chuyện đối thoại cùng độc giả, thật nhiều những chi tiết buồn cười và không thiếu những đoạn “triết luận kiểu Kate” như thế này “Có những trái tim, thưa độc giả, không bao giờ lành lại được một khi chúng đã vỡ. Hoặc nếu có lành, chúng lại tự gắn theo một cách cong queo lệch lạc, như thể được khâu lại bởi một thợ thủ công vụng về vậy. Đó cũng chính là số phận của Chiaroscuro. Trái tim của nó đã tan vỡ. Nhặt chiếc thìa và đội lên đầu mình, nói về chuyện trả thù, những điều đó giúp nó gắn trái tim mình lại. Nhưng, than ôi, nó lại bị gắn nhầm.”… *** Một sự thể hiện tuyệt đỉnh” - The New York Times “Thú vị, đầy khích lệ và trên hết, vô cùng buồn cười.” - School Library Journal Tìm mua: Chuyện Despereax TiKi Lazada Shopee “Tác giả Because of Winn-Dixie và The Tiger Rising trong cuốn truyện này đã làm một cuộc chuyển biến - bà thể hiện sự linh hoạt đồng thời một lần nữa chứng minh thiên tài trong việc khai thác những chủ đề phổ biến của tuổi thơ.” - Publishers WeeklyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Despereax PDF của tác giả Kate Dicamillo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Để Quên (Tô Hoài)
Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ… Bộ sách tập hợp những tuyệt phẩm để đời của Tô Hoài để tưởng nhớ một năm ngày Cụ trở về với cát bụi gồm 9 tác phẩm, bao gồm 4 tiểu thuyết, 3 truyện ngắn và 2 bút ký: Quê nhà (tiểu thuyết) Quê người (tiểu thuyết) Mười năm (tiểu thuyết) Khách nợ (truyện ngắn) Chiếc áo xường xám màu hoa đào (truyện ngắn) Chuyện để quên (truyện ngắn) Miền Tây (tiểu thuyết) Kí ức Đông Dương (bút ký) Kí ức Phiên Lãng (bút ký) Chuyện Để Quên là tuyển tập những truyện ngắn viết sau năm 1945. Cũng là khung cảnh làng quê nghèo ấy, cũng là miền Tây Bắc ấy, nhưng với một tâm thức hoàn toàn khác, lòng người có cách mạng dẫn lối dường như bừng tỉnh sau ngàn năm say giấc, tươi sáng hơn, rạng ngời hơn. Những câu chuyện gắn liền với một thời kỳ tranh đấu hào hùng của dân tộc, những câu chuyện của hi sinh, mất mát, của chiến tranh ác liệt… của những năm tháng không thể nào quên. Tập truyện ngắn Chuyện Để Quên gồm có: Những ngày đầu Khiêng máy Thảo Tội làng Khác trước Người mất trí Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ Bác Niệm Hai đứa trẻ đợi đi Một đêm gác rừng Hết một buổi chiều Chuyện cũ Hoa bìm biển Chuyện để quên Tình buồn Cối, cối ơ! Nước mắt *** Tìm mua: Chuyện Để Quên TiKi Lazada Shopee Mấy hôm nay, Tây đánh loang ra các làng và phố ngoại ô. Vệ quốc đoàn và tự vệ chỗ nào cũng đương rối tít mù, lúc tiến lên lúc chạy xuống, trong từng ngõ, từng cánh đồng. Trên ụ đất cao lẩn giữa lũy tre cuối cánh đồng, đội trưởng Trường đứng cầm ống nhòm nhìn ra. Trước mắt, đạn moóc-chi-ê bay vòn vọt tới, đỏ hỏn, nổ oàng giữa sương mù. Ở dưới ruộng, từ đằng xa chạy lại một bé liên lạc, vừa chạy vừa kêu to, váng cả vào trong xóm. - Vỡ mặt trận rồi! Vỡ mặt trận rồi! Chú ấy là liên lạc Vệ quốc đoàn hay của tự vệ, hay có khi là Việt gian đi phao tin, không biết chừng. Đội trưởng Trường quát to, bắt thằng bé đứng lại. Nhưng nó đã chạy thẳng vào trong xóm, mặc kệ cả đội trưởng đương giơ tay nhăm nhắm dứ quả lựu đạn. Tiếng kêu “vỡ mặt trận” vẫn hốt hoảng lanh lảnh réo lên. Ban tiếp tế đương thổi cơm, bỏ cả nồi, cả mấy chục cái bắp cải và một cái nồi ba mươi mật giọt. Thế rồi, không biết từ lúc nào, ngoài đường đã lại cồng kềnh từng gánh, từng khiêng sổ sách, xanh nồi, lựu đạn, mã tấu và một cái tượng Cụ Hồ bằng đất trắng… Người và đồ đạc ban chỉ huy đội tự vệ lại chạy một lần nữa, lại chạy nữa. Lần này thì tràn được vào trong làng rồi. Từ hôm Pháp đánh ra ngoài đầu ô, đội tự vệ ăn ở lưu động, lúc nào cũng thiếu ngủ, mệt mỏi, lử lả, không biết thế nào là ngày là đêm.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Để Quên PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.