Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

SỬ LIỆU PHÙ NAM - LÊ HƯƠNG

Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay.

Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay.

Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên ! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau : - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng : « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép : « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.

Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam.

Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên !

Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu.

***

Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung.

Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ.

Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau :

- Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý.

- Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng : « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ».

- Đường thư chép : « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ».

- Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện.

- Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan.

- Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam.

- Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai.

- Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan.

- Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ.

- Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng.

- Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên.

- Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam.

- Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi - TẢI SÁCH PDF
Bài Đại Cáo do Lê Trãi (nguyên danh: Nguyễn Trãi), một khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, soạn thảo vào năm Mậu Thân (1428). Bản chữ Hán chép theo nguyên bản Phúc Khê in năm Mậu Thìn (1868).Ông theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh. Ông đã vạch ra nhiều kế sách giúp nghĩa quân Lam Sơn thu phục lòng dân và giành ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ ““黎 利為君阮廌為臣 Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" (Lê Lợi là vua, tôi thần là Nguyễn Trãi) trên lá cây, thả theo dòng nước, tạo ra như điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn. Ý kiến của Nguyễn Quân như dao hai lưỡi, đã gây nên nỗi ganh tỵ, bất hoà trong đám quân thần với hậu quả khá trầm trọng.Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhứt bên văn quan, ông được ban quốc tính, tức được mang họ Lê của vua ((賜姓黎 廌tứ tính Lê Trãi ), tước Hầu ((護國冠服侯 Hộ Quốc Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.Chúng tôi ngắt bài cáo làm 6 đoạn để xen lời chú, thêm phần dịch nghĩa.
Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung - PGS.TS Đỗ Bang
Mùa hè năm 1977, tôi được vinh dự tham gia đoàn khảo sát về Phong trào Tây Sơn ở các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thông nhất, do Giáo sư Phan Huy Lê phụ trách. Tôi đã được làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê tại Huế và Bình Định trong nhiều ngày. Đó là kỷ niệm sâu sắc và cũng là vốn liếng quý để cho tôi tiếp bước hành trình tìm hiểu về thời đại Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung. Cuối năm 1977, tôi đã xác minh được Núi Bân, nơi vua Quang Trung làm lễ lên ngôi và xuất quân đánh giặc Thanh năm 1788. Cũng vào thời gian đó, tôi đã tìm được quê quán và thân thế của Trung thư phụng chánh Trần Văn Kỷ, một danh thần của triều Tây Sơn. Đó là những thành tựu bước đầu để tôi tự động viên mình dấn thân một cách nhiệt thành trên con đường khám phá về Hoàng đế Quang Trung.Đến nay đã tròn 30 năm, cuộc hành trình khám phá về Hoàng đế Quang Trung đối với tôi chỉ mới là một phần trong muôn điều cần tìm hiểu. Có những vấn đề tôi đã đặt ra 30 năm qua, nay cũng chỉ dừng lại ở điểm xuất phát, như tìm kiếm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung, kinh thành Phú xuân dưới thời Tây Sơn...Tôi vẫn biết cuộc hành trình này còn dài và còn nhiều gian khổ. Nhưng được sự động viên của nhiều bạn đọc trong nước và nước ngoài đã đọc sau 4 lần tái bản cuộn sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, cùng nhiều thế hệ sinh viên 25 năm qua cùng với tôi tìm tòi, thảo luận về chuyên đề Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung.Tôi tự biệt sức mình có hạn, nhưng sẽ đem hết khả năng để khôi phục chân dung và những công hiến to lớn của Hoàng đế Quang Trung trong lịch sử dân tộc, cũng để làm phong phú cho bài giảng đối với sinh viên và đáp ứng sự mong đợi của bạn đọc gần xa.Huế, tháng 4 năm 2006PGS. TS ĐỖ BANG
Những bí mật về chiến tranh Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc - Daniel Ellsberg
Daniel Ellsberg (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1931) là chuyên viên phân tích của Quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ trong RAND Corporation. Ông đã dấy lên một cuộc bút chiến chính trị toàn quốc vào năm 1971 khi tung ra Hồ sơ Lầu Năm Góc, một tài liệu nghiên cứu tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các dính líu của chính quyền với cuộc chiến Việt Nam được thực hiện vào năm 1967.Năm 1971, Daniel Ellsberg, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam. Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI)
Ngô Thì Nhậm toàn tập (Tập 1)
Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Khi nhà Lê mất, Ngô Thì Nhậm đã vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng. Khi gặp Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã nhận xét “Ngô Thì Nhậm là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời.” Sau đó, Ngô Thì Nhậm được bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và được Vua Quang Trung giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm đã hết lòng phục vụ triều đại Tây Sơn và bằng tài trí của mình, ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những cống hiến của Ngô Thì Nhậm cho triều đại Tây Sơn đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trên các lĩnh vực, như chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hoá, Ngô Thì Nhậm là một trong những tác gia tiêu biểu của thời kỳ Tây Sơn về: văn học, sử học và triết học. Khi nhà Lê mất, Ngô Thì Nhậm đã vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng. Khi gặp Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã nhận xét “Ngô Thì Nhậm là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời.” Sau đó, Ngô Thì Nhậm được bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và được Vua Quang Trung giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm đã hết lòng phục vụ triều đại Tây Sơn và bằng tài trí của mình, ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những cống hiến của Ngô Thì Nhậm cho triều đại Tây Sơn đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trên các lĩnh vực, như chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hoá, Ngô Thì Nhậm là một trong những tác gia tiêu biểu của thời kỳ Tây Sơn về: văn học, sử học và triết học.