Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

VIỆT NAM VĂN PHẠM - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.

Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.

Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.

Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực.

Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực.

(Các giáo sĩ đạo Thiên-chúa sang truyền giáo đã dùng chữ cái La tinh để phiên âm, đặt ra chữ Quốc ngữ, là một thứ chứ lúc bấy giờ dùng rất phổ thông trong nước)

Chữ quốc ngữ có 12 nguyên âm và 25 phụ âm (khác với Phan Khôi): b, c, ch, d, đ, g(h), gi, h, k, kh, l, m, n, ng(h), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

BÀI HÁT TỲ-BÀ - ĐỖ PHỦ & BẠCH CƯ DỊ
Tỳ-bà trong văn chương Việt Nam, là một bài hát ả-đào gồm có bản dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị với bản dịch bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ mà đào-nương bao giờ cũng đọc mào-đầu, hình như để gây không-khí. Sách này vì chú trọng vào văn học Việt Nam, nên nhấn mạnh ở tính cách Việt Nam hóa mà dùng tiếng gọi thông-thường, là Bài hát Tỳ-Bà và chép cả bài Thu hứng đặt trước bài hát chính (coi như một thứ "Thay lời tựa") và sau bài Tự của tác giả.
CA NHẠC CỔ ĐIỂN - ĐIỆU BẠC LIÊU - TRỊNH THIÊN TƯ
Với sự kinh-nghiệm thâm-niên, tôi không tiếc lời khen-ngọt nhóm văn-nghệ giàu khả-năng, lành điệu nghiệp như các nghệ sĩ đàn em là: nhac-sĩ Ba Chột (con của nhạc-sự tôi: hậu-tổ Hai Khị) nhạc-sĩ Ba Khi, Tư Bình, nổi tiếng ngón đờn căn bản, nhạc-sĩ Đỗ-Hữu-Trí, Năm Nhỏ, là cặp « lục-huyền-cầm » lanh mướt, đều có tâm hồn phụng-sự nghệ-thuật, đã góp công với ông Trịnh-Thiên-Tư là một nhà văn cao-niên, sở trường về sân-khấu, chung sức soạn nên quyền « CA-NHẠC-CỔ-ĐIỀN » này, làm cho tôi thỏa-mãn nguyện-vọng trước khi nhắm mắt theo « Thầy ». Nhứt là đáng ca-ngợi 3 điểm mới-mẻ chưa ai làm được từ lâu, nhưng 3 điềm ấy đã được thực-hiện trong quyển sách nầy: 1.- Nhạc-lý rành-mạch về phương-pháp thực-hành; chưa chắc vài em biết nhạc (còn kém văn-học) giải thích được sự so-sánh cách thức lên dây đờn như trong sách này.2.- Từ xưa, các bản Vọng cổ nhịp 32, hoặc 64 chỉ được truyền-giáo bằng cách sang ngón mà thôi, vì chưa ai hoạch-định hằn được chữ nhạc. Thế nhưng trong sách này, chẳng những trình bày bản Vọng-cổ với chữ nhạc rõ-ràng, mà còn đánh dấu các phím nhạc dành riêng mỗi loại « dây » rành-mạch.3.– Soạn-giả Tịnh-Thiên-Tư sáng-chế ra nhạc-ký mới bằng (chữ cái) như : Ò, Ự, A, Ê, Ố, Í ( hò, sự, xang, xê, cống, líu), phân thì, ngăn nhịp, giúp ta có thể vừa đọc vừa đờn như tân-nhạc. Chẳng kém phần quan-trọng, nhạc-sĩ Ba Khi sáng-chế « chữ-số » qui-định ( chữ-nhạc) theo thứ tự các phím đàn, giúp người mới học khỏi thắc-mắc khi mò phím, nhứt là các phím trùng 1 chữ nhạc.Đề hưởng-ứng với đồng nghiệp, tôi nể tình ông bạn Trịnh-Thiên-Tư, cho đăng bản nhạc Vọng-cổ, và lời ca của tôi trong sách này, là nhạc-phẩm căn bản nhịp tư, mà chư nhạc-sĩ tứ phương dần-dần mở lơi ra nhịp 16 (bắt đà lời ca "văng vẳng tiếng chuông chùa" của kịch- sĩ Năm Nghĩa) đến nhịp 32 và 64.Nhạc-sĩ SÁU LẦU 
CẦM CA VIỆT NAM - TOANG ÁNH
Tôi mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.  mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC (nguyên Hán văn) - ĐẶNG TRẦN CÔN & ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1950)
Nước ta dùng chữ Hán mà bồi bổ quốc văn, ngày xưa theo lẽ tự-nhiên, mà ngày nay lại cần phải học. Ở chương trình học khóa bộ Quốc gia giáo-dục cũng đã có dự trù đến. Trải xem những bản tản văn, vận văn chữ Hán đã diễn ra Quốc văn, không bản nào hay bằng “Chinh phụ ngâm” và “Tỳ bà hành”. Tỳ-bà hành theo lối phiên dịch dịch từng câu, Chinh phụ ngâm theo lối dịch thuật hoặc từng câu, hoặc thêm, bớt. Hai lối dịch ấy, lối dịch thuật có dễ hơn lối phiên dịch, nhưng cũng tất phải có khẩu tài và thiên phận cao mới làm nên, mà lối dịch thuật gồm có phiên dịch ở trong vậy. Bản “Chinh phụ ngâm khúc” này nguyên Hán-văn của Đặng Trần Côn tiên sinh soạn, bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm, đã được đem vào hạng sách Giáo-khoa thư. Nay đã đem sách ấy ra dạy học, ắt phải có sự giải và thích tất cả nghĩa lý và tinh thần Hán-Việt cho tường tận và phân minh; lại phải chỉ dẫn lối dụng tự, áp vận, và diễn ca cho rành, thì mới mong có ích cho học giả. Trái lại những bản “Chinh phụ ngâm”dạy ở các trường ngày nay đã không chú trọng đến các yếu tố kể trên, thành ra phần nghĩa lý chữ Hán đã mơ hồ mà phần ấy của chữ Việt cũng khiếm khuyết thì sao gọi bồi bổ quốc văn, giảng cầu Hán học. Bởi các lẽ trên đây mà tôi đã lưu tâm từ lâu, mới dẫn giải và chú thích tập “Chinh phụ ngâm” này, chuyên dùng để bổ khuyết cho những điều hiện khuyết; và mong những bậc quang minh quân tử trong làng văn vòn có góp thêm phần chỉ giáo.