Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi (Liên Hoa Văn Hải)

THANH KIẾM BÁU CỦA YOGI (1).

CĂN BẢN TRUYỀN THỪA

THƯỢNG SƯ LIÊN SINH THÁNH TÔN.

DỊCH GIẢ: LIÊN HOA VĂN HẢI.

ĐỨC TARA TRẮNG HIỆN THÂN (thay lời tựa). Tìm mua: Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi TiKi Lazada Shopee

Ngày xưa, tôi ở với Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết”, Thượng sư của tôi đã kể lại cho tôi nghe một câu chuyện có thật. “Thổ Đăng Đạt

Kết” nói rằng có một ngày, Bạch Không Hành Mẫu (Đức Tara Trắng) hiện ra trước mặt Thượng Sư và nói:

“Ông hãy mau chóng đi Đài Loan tìm cho được một vị có họ là “LA”, vị họ La này, trong thời gian của kiếp sống này là một vị Thượng sư rất đáng tôn quý, tương lai Ngài sẽ hoàn thành quả vị, báo thân của vị Thượng sư chính là A Di Đà Phật Amitabha.” Thoạt đầu, Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết” không có ý đi, nhưng Đức Tara Trắng xuất hiện nhiều lần, cho nên Thượng sư của tôi đành phải mang theo thị giả “Thổ Đăng Kỳ Cúng” đi đến Đài Loan mà hoằng pháp, tiện thể để dò tìm vị họ La. Nhưng dò tìm mãi, cuối cùng vẫn chẳng tìm ra vị họ La này. Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết” tìm không được vị họ La, nên trong lòng hết sức buồn chán. Qua một thời gian không lâu, tôi chủ động đến quy y Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết”. Thượng sư đặt cho tôi Pháp hiệu là “Thổ Đăng Kỳ Ma”.

Lại có một ngày, Đức Tara Trắng hiện thân, Thượng sư của tôi nói với Đức Tara Trắng: “Ở Đài Loan tôi đã không tìm được vị họ La.”

Đức Tara Trắng đáp lại: “Vị họ La ấy đã sớm ở bên cạnh ông đó, vị này là Lư Thắng Ngạn, ông đã truyền dạy cho vị này ba bộ Nội Mật rất thâm sâu Không cộng khẩu quyết mà!” Thượng sư tôi nói: “Vị này họ Lư, không phải họ La?” Đức Tara Trắng đáp lại: “Theo tiếng Đài Loan thì phát âm họ Lư chính là họ La vậy.” Phát âm của Lư là La, Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết, đột nhiên hiểu ra.

Cho nên, tôi ở với Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết trở thành đệ tử chính yếu của Ngài, có được Nội Mật Khẩu Quyết đều do chính Ngài truyền dạy cho, quán đảnh cho, quả không chi bằng được, gia trì lực luôn luôn không ngớt. Ở với Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết tôi đã đạt được: Phật Mẫu Cô Lỗ Cô Liệt (Kuru Kulle) Quán đảnh, Vô Thượng Mật quán đảnh, Đại Uy Đức Kim Cương (Yamantaka) quán đảnh, Thời Luân Kim Cương (Kalachakra) đại quán đảnh. Thậm chí, sau khi Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết nhập diệt, Thượng sư vẫn hiện thân truyền dạy cho tôi pháp giáo bất cộng. Tôi thành tâm ơn Ngài!

Có một ngày, Đức Tara Trắng hiện thân nói với tôi: “Lư Sư Tôn, ông cần viết một cuốn sách, ông có trách nhiệm viết cuốn sách, trong đó viết như thế này” - “Viết sách gì?”

Từ trên không trung, Đức Tara Trắng liệng xuống một cuốn sách cho tôi, tôi bèn mở sách ra xem, hết cả hồn!

Đức Tara Trắng nói: “Nhớ hãy viết - đây là cảnh giác Thánh Đệ Tử, trên nơi hiểm địa, trên đường lầm lạc -pháp môn kêu gọi họ đi trở lại con đường chánh!” Tôi nói: “Đây quả là việc làm khó khăn.” Đức Tara Trắng nói: “Khó làm mà làm mới tốt lắm chứ! Cuốn sách này các chúng sinh cần phải đọc.

Địa chỉ liên lạc với Liên Sinh Hoạt Phật:

Sheng-yen Lu

17102 NE 40th Ct

Redmond, WA 98052, USA

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi PDF của tác giả Liên Hoa Văn Hải nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Nghĩa căn bản - Phát Nhất Sùng Đức
Đạo tức là Lý, không hiểu Lý há có thể tu Đạo. Cho nên muốn tu Đạo trước tiên phải hiểu lấy Lý. Hiểu Lý không có gì khác, chỉ là hai chữ “nghi vấn”, có nghi thì phải vấn, tức là có chỗ không hiểu thì phải hỏi. Nhưng phần đông người đều sỉ hạ vấn, cho nên càng nghi thì lại càng mê, mê mà không ngộ thì rời Đạo càng xa. Đại-Đạo từ lúc phổ-độ cho đến số nay, người cầu Đạo không ít, nhưng đạt đến mức minh lý tu Đạo thì chẳng nhiều, nguyên do đều tại có chỗ nghi mà không hỏi, hay có hỏi nhưng vẫn không thể lãnh-hội được.Cũng xét vì thế mà viết cuốn “Đạo-Nghĩa Vấn-Đáp” này. Mỗi đề trong cuốn sách này đều cố cầu sự thích nghĩa đơn giản để người đọc dễ hiểu. Mặc dù không dám nói là đã đến mức thiện mỹ, nhưng với lời lẽ thô- thiển trong những câu hỏi của cuốn sách nhỏ này, mong sao cũng giúp ích cho người đọc có được một số đạo lý căn bản, và lấy đó làm kim chỉ nam trên con đường tu thân. Nếu không đạt đến cứu-cánh, cũng có thể liễu rời oan nghiệp của những kiếp trước, thoát được sự ưu phiền và đau khổ của cõi trần-ai này.Ngày 06 tháng 3 năm Đinh-Sửu, 1937Tế-Công Hoạt-Phật
Để có một tương lai - Thích Nhất Hạnh
CHƯƠNG 1: Năm giới mầu nhiệmNăm GiớiGiới thứ nhấtÝ thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Giới thứ haiÝ thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.Giới thứ baÝ thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.Giới thứ tưÝ thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.Giới thứ nămÝ thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.
Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) [pdf]
[PDF] Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤT
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤTCuốn Thần tiên kinh của Đào Trinh Nhất được nhà xuất bản Đức Lưu Phương in và phát hành tại Sài Gòn năm 1930.  Ta phải hiểu cho rõ nghĩa chữ THẦN dùng trong các quyền sách Thần Linh Học. Chữ Thần đây tức là các linh hồn đã thoát ra ngoài xác thịt. Đức THƯỢNG ĐẾ là một vị Thần hoàn toàn; các vị mà người phương Đông ta hay gọi Phật, Thánh, Tiên, cũng đều là Thần; mà ông bà bè bạn ta đã qua đời cũng là Thần.Chẳng những thế, những kẻ vô giáo dục, chết rồi thành ra những vong hồn đau khổ, hay đi phĩnh phờ và phá hại người, cũng là Thần nữa.Hễ là các vị đã tấn hóa cao, thì chúng tôi gọi là Thần cao đẳng, các vị còn thấp thì gọi là Thần hạ đẳng. Những vong linh hay phỉnh người thì gọi là Tà Thần.Cái cách xưng hô như vậy thì giản tiện và hạp với khoa học hơn. Dùng những danh từ , Phật, Thánh, Tiên, vân vân..., có nhiều sự rắc rối lắm; làm cho người đọc và các tín đồ cãi nhau hoài về các thứ bậc, tranh nhau mãi về sự cao thấp, thì chẳng có ích lợi gì.