Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ (Nguyễn Văn Thọ)

Lời nói đầu

Có nhiều bè bạn thấy chúng tôi cho xuất bản bộ Dịch Kinh Đại Toàn, khoảng 1500 trang, hỏi chúng tôi tại sao trên thị trường đã có nhiều bộ Kinh Dịch, còn ra thêm, và như vậy nó có những đặc điểm gì?

Tôi thấy đó là một câu hỏi hữu lý, nên tôi sẽ trình bầy cùng quí vị tại sao tôi viết bộ Dịch Kinh Đại Toàn này.

Tôi bắt đầu soạn thảo bộ Dịch Kinh này vào khoảng năm 1966. Tôi định bỏ ra 15 năm để hoàn tất nó, nhưng may thay sau hơn 7 năm miệt mài nghiên cứu, thì đã hoàn thành được. Khi ấy, tôi đi mua, hoặc đi mượn tất cả những sách Dịch bằng Hán Văn, Anh văn, Pháp văn và Việt văn hiện có lúc bấy giờ.

Đọc qua những tác phẩm của cụ Từ Thanh, Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Ngô Tất Tố, Nguyễn Duy Tinh, v.v... tôi thấy lời văn thật là khó hiểu. Tìm mua: Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ TiKi Lazada Shopee

Về Hán Văn, tôi may mắn có bộ Tuân Bổ Ngự Án Dịch Kinh Đại Toàn, xuất bản ngày 18 tháng 3 năm Khang Hi 54 tức 1715, do các vị khoa bảng xưa cho tôi. Quyển này mỗi quẻ đều có lời bình của Trình Tử, Chu Hi, Khang Hi và chư tử chứ không phải là tư tưởng của riêng ai.

Về Anh văn, tôi có những bộ như của James Legge, Wilhelm / Baynes, R. G. H Siu, v.v... Tôi thấy những bộ trên không có gì đặc sắc.

Về La Ngữ, tôi có đọc bộ của P. Regis, Yiking, antiquissimus Sinarum liber.

Về Pháp văn, tôi có De Harlez, Le Yiking, texte primitif rétabli, trad. et commentaires.

Philastre, P. L. F. Le Yiking ou Livre de Changements de la dynastie des

Tscheou traduit pour la première fois du Chinois en Francais.

Tôi cũng đã đọc Bộ Dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, xuất bản gần đây ở hải ngoại. Sách trình bầy sáng sủa. Tiếc rằng cụ đã bỏ đi Thập Dực, và như cụ nói, Cụ đã hoàn thành bộ sách này trong vòng có 2 năm, và chỉ soạn lại bộ Dịch của cụ Phan bội Châu mà thôi.

Tất cả đều không có gì làm tôi phải say sưa, bái phục. Gần đây, có vô số sách Dịch bằng Anh văn, nhưng toàn thiên về bói toán. Theo tôi, Kinh Dịch không phải sách bói toán, vì Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Trình Tử, Chu Hi không hề bói toán. Tôi không bói toán. Trong Hệ Từ Thượng chỉ bàn qua về phép bói Dịch bằng cỏ Thi, và trong Ngũ Hành bàn qua về luật Tương sinh, Tương khắc, để quí vị nào thích bói toán, địa lý nghiên cứu thêm, chứ không biết gì về cách bói gieo tiền theo Dã Hạc, và Bốc Dịch chính tông, hay cách bói Mai Hoa Dịch số của Thiệu Khang Tiết. Nhiều người đi vào Dịch, cũng là muốn học bói toán. Họ có biết đâu rằng bói toán là một năng khiếu do Trời ban. Muốn bói hay, phải có giác quan thứ sáu, (quí vị nào thích nghiên cứu về bói toán, thì xin đọc phần Ngũ Hành, nơi quyển I, và nơi quyển III Hệ từ Thượng Chương 9).

Nay, bên Trung Quốc cho in ra nhiều sách Dịch, như bộ Chu Dịch Đại Tự Điển, dày 1546 trang, hay bộ Bạch Thư Chu Dịch, một bộ Dịch đã được khai quật lên từ một ngôi mộ nhà Hán, ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, tháng 12, năm 1973. Bộ này viết trên lụa trắng, vì thế gọi là Bạch Thư, và đã được

Trương Lập Văn nghiên cứu và dịch ra Bạch thoại.

Có người khuyên tôi mua, nhưng tôi không bao giờ đi vào con đường Sách uẩn, Hành quái, không bao giờ đi vào con đường quái dị để cầu danh, nên tôi đã không mua.

Tôi quen nhiều vị khoa bảng, và ngỏ ý xin thụ giáo các Cụ về Dịch Lý.

Nhưng cụ nào cũng nói không biết gì về Dịch Lý, vì không học Dịch khi đi thi, và các Cụ đề nghị vào tủ sách các Cụ thấy cái gì hay thì cụ biếu, chứ đừng hỏi về Dịch. Cụ Phó Bảng Nguyễn Hà Hoàng (Điện Bàn - Quảng Nam), cho tôi một phần bộ Tuân bổ Ngự Án. Cụ cử Lương Trọng Hối (Quế Sơn - Quảng Nam) cho tôi bộ Kinh Dịch của Lai Trí Đức.

Nên, tôi đi vào Kinh Dịch, qua Đạo Nho, bằng đường lối riêng tư của tôi, như tôi sẽ trình bầy sau đây.

Tôi vào đạo Khổng từ năm 1956, qua sách vở hiện có, chứ không hề nhờ cậy vào ai. Và tôi đã học nơi Khổng Giáo nhiều điều hay ho, mới lạ. Đặc biệt là biết được con người vừa có Thiên Tâm, vừa có Nhân Tâm. Thiên Tâm thời muôn đời công chính, quang minh, chính đại, thuần túy, chí thiện. Còn Nhân Tâm thời đầy tư tà, nhân dục.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Am Mây Ngủ - Thích Nhất Hạnh
Truyện  tuy nói về công chúa Huyền Trân nhưng ở đây hình ảnh công chúa Huyền Trân không thể tách rời ra khỏi hình ảnh của người tăng sĩ áo vải sống trên am Ngọa Vân núi Yên Tử. Người ấy là Trúc Lâm Đại sĩ, tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. ...Ông đã du hành sang đất Chiêm Thành để thắt chặt tình hữu nghị Chiêm - Việt, mong dựng nên một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước. Công chúa Huyền Trân, con gái của ông, đã tự nguyện làm một trong những viên gạch đầu tiên cho nền móng hòa bình ấy. Trong  Am Mây Ngủ, tác giả đã lấy lòng của một Thiền sư để hiểu lòng một vị Thiền sư. Đó là nét cảm động nhất trong tác phẩm mà chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả thân mến hôm nay. ...Ông đã du hành sang đất Chiêm Thành để thắt chặt tình hữu nghị Chiêm - Việt, mong dựng nên một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước. Công chúa Huyền Trân, con gái của ông, đã tự nguyện làm một trong những viên gạch đầu tiên cho nền móng hòa bình ấy.Trong , tác giả đã lấy lòng của một Thiền sư để hiểu lòng một vị Thiền sư. Đó là nét cảm động nhất trong tác phẩm mà chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả thân mến hôm nay.- Làng Mai
Kinh Dịch với năng lượng cảm xạ học
Hầu hết sách viết về KINH DỊCH đều khó hiểu và dùng quá nhiều từ Hán, Nôm làm cho người nào dù có ham thích đi nữa, khi đọc qua vài lần rồi cũng buông xuôi, KINH DỊCH vẫn là KINH DỊCH, lúc nào cũng như có một bức màn vô hình che chắn, nên mặc dù có sức hấp dẫn nhưng vẫn không tiếp cận được. Chúng tôi thì lại không tin điều đó, phải làm sao cho mọi người ai cũng có thể hiểu KINH DỊCH một cách dễ dàng cũng như sách dạy nấu ăn vậy. Mục Lục:Lời giới thiệuNhững dòng suy nghĩHãy làm quen với Kinh Dịch– Kinh Dịch là gì?– Cần hiểu Kinh Dịch như thế nào?– Lịch sử của Kinh Dịch– Âm Dương là gì?– Tra cứu Kinh Dịch như thế nào?– Làm thế nào để tạo ra một quẻ Dịch?1. Cách dùng cỏ thi (Dương kỳ thảo)2. Thực hiện bằng đồng tiền điếu3. Kỹ thuật dùng các ngón tay4. Cách lập quẻ Hổ và quẻ BiểnỨng dụng Cảm xạ học tìm quẻ Dịch–  Cách tính quẻ Dịch trên bàn tay–  Quẻ dịch và các thứ bậcPhương vị của 64 quẻ Dịch bảng tra cứuCách thiết lập quẻ Dịch bằng Cảm xạ năng lượng họcQuẻ số:  1. Thiên vi CànQuẻ số: 2. Địa Vi Khôn……Quẻ số: 64. Hoa Thủy Vị Tế
Nghiệm giải Đạo Đức Kinh
Đạo Đức Kinh, trước tác của Lão Tử được ra đời cách đây hơn 2.500 năm, từ đó cho đến nay vẫn tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, ở thời nào cũng thế mỗi người đến với Đạo Đức Kinh nghiên cứu ứng dụng và lí giải theo cách riêng của mình.Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này được quy định bởi tính chất uyên áo của tác phẩm nầy. Bởi vậy, có thể nói dù đã trải hơn 2.500 năm đến nay vẫn chưa có ai dám khẳng định mình đã hiểu đúng dù một khía cạnh hay hiểu trọn vẹn tư tưởng của Lão Tử đã được gói gọn ở trong 5.000 chữ. Đạo Đức Kinh vẫn là một thách thức to lớn đối với những người trong và ngoại đạo. Cuốn Nghiệm giải Đạo Đức kinh của Lê Hòa Phong, ra đời như một cách để góp thêm một tiếng nói, một cách khám phá về tư tưởng của nhà hiền triết này ở nhiều chủ điểm mà Lão Tử đã nhắc đến, như: Đạo, Đạo đức, Công bằng, dân chủ…Một điểm khác biệt mà người đọc có thể nhận ra khi đọc công trình này với một số công trình khác nghiên cứu về Đạo đức kinh là tác giả của nó có cách chấm câu ngắt đoạn rất khác với những nhà nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận ra một điều khác nữa ở việc tác giả nghiên cứu, diễn giải đã xác định đối tượng mà Lão Tử hướng tới là ai, đễ làm mục đích cho công trình của mình. Không như một số người khi tiếp xúc với Đạo đức kinh đều thể hiện quan niệm rằng: Đối tượng mà Lão Tử hướng tới là vua chúa, tầng lớp quý tộc hoặc chỉ là người dân bình thường một cách rạch ròi,thể hiện ở hai khuynh hướng đối lập. Lê Hòa Phong đã khẳng định: Đối tượng mà Lão Tử hướng tới chính là: Vua chúa,quan lại và cả đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó ông cũng cho rằng “Đạo là con đường dẫn đến yêu thương, là cái đích mà Lão Tử hướng đến trong tác phẩm của mình”Đây không phải việc làm muốn chứng tỏ sự khác người hay là cách để theo đuổi quan điễm nhị nguyên luận, mà chỉ là sự không đồng tình với cách lí giải của những người đi trước.Nghiệm giải Đạo Đức kinh được viết bởi một người ngoại đạo như lời tác giả của nó từng nói và với mong ước: “Đọc Đạo đức kinh và suy nghĩ về cái Đạo của Tạo hóa,chiêm nghiệm về cuộc sống của mình và người khác để sống tốt hơn, biết thương yêu nhau hơn, biết vượt qua những điều nhỏ nhặt tầm thường trong cuộc sống”, tuy còn nhiều chổ bàn giải chưa được sâu sắc,thấu triệt, và như đã nói ở trên về cách chấm câu, ngắt đoạn của tác giả ở phần phiên âm chử Hán sẽ dẫn đến một hệ quả tương ứng trong cách chấm câu, ngắt đoạn trong phần dịch nghĩa và diễn giải, sẽ gây ra cảm giác lạ lẫm đối với cảm thức về tiếng Việt của đọc giả ở phần này, nhưng có thể nói đây là một nổ lực đáng trân trọng của tác giả trong việc tìm hiểu và gìn giữ vốn cổ của tiền nhân và nhứt là tác giả đã dám nói lên quan điễm của mình, dù quan điễm đó có tính chất trái chiều với quan điễm của một số nhà nghiên cứu trước đây. Nhân dịp cuốn sách sấp được xuất bản, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Đàm Thiên Thuyết Địa Luận Nhân - Ngô Bạch
Từ xưa đến nay, con người luôn luôn tìm tòi, khám phá để nhận thức, lý giải thế giới khách quan và chính bản thân mình. Nhưng càng tìm tòi, càng khám phá, càng nảy sinh nhiều vấn đề mới mẻ, bởi thế giới khách quan là vô cùng vô tận và "con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" (Các Mác) rất đa dạng và phức tạp. Cuốn sách "Đàm Thiên- Thuyết Địa- Luận Nhân"  khảo luận về sự nhìn nhận, đánh giá, dự báo, lý giải… Các sự vật hiện tượng diễn ra trước và sau trên bầu trời, dưới mặt đất và trong con người theo quan niệm xưa của người Trung Quốc. Trong số đó, có các sự vật hiện tượng nhìn nhận được, có sự vật hiện tượng do sự tưởng định của con người mà ra. Ngoài thế giới quan với những luận cứ khoa học chính thống, theo quan niệm của người Trung Quốc xưa mà sách đề cập, thế gian còn có một thế giới quan khác để luận giải, dự đoán đối với những gì xảy ra trong Tam tài- Thiên, Địa, Nhân. Quan niệm này cũng có ảnh hưởng rất to lớn và lâu dài trong dân gian Việt Nam.Đàm Thiên- Thuyết Địa- Luận Nhân"Nội dung sách chia thành 3 quyển: Nội dung sách chia thành 3 quyển:- Quyển I: Đàm Thiên- Quyển II: Thuyết Địa- Quyển III: Luận Nhân