Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học là tổng hợp kinh nghiệm quý báu của các “lão làng” khi đứng trước thời điểm lựa chọn quan trọng của cuộc đời.

Cuốn sách cung cấp cho bạn lời khuyên về cách thức tư duy và phương pháp học tập để hóa giải những “căn bệnh” muôn thưở của sinh viên.

Nhiều bạn sau khi đỗ Đại học thường rất thảnh thơi, bởi họ đơn giản nghĩ rằng vào được Đại học là chắc chắn sẽ có trong tay một suất việc làm tốt. Học đại học lại do mỗi cá nhân tự giác, nên nhiều người nghĩ học đại học đơn giản.

Giá Như Tôi Biết Những Điều Này Trước Khi Thi Đại Học Cẩm nang Tân Sinh Viên Thay vì lướt Facebook, bạn chỉ mất vài buổi tối để hoàn thành 9 cuốn sách tuyệt vời này

Nhưng thực tế “Học đại học như thế nào để khi ra trường bạn có được một nghề nghiệp xứng đáng với mức lương mơ ước?”

Đó là câu hỏi khó mà không phải ai cũng biết cách trả lời. Mỗi bạn sinh viên dù là năm đầu hay năm cuối đều chia sẻ một “căn bệnh” học tập khác nhau, kiểu như “nước đến chân… vẫn chưa thèm nhảy”, “học từ đâu, lâu lâu mới biết” hay “điên đầu vì học”…

Mời các bạn đón đọc cuốn Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo (Chính Trung)
Đôi lời giới thiệu Tôi biết tâm nguyện đạo hữu Chính Trung ấp ủ về ý tưởng viết cuốn “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo” từ lâu, và tôi tán thán ý tưởng này, ủng hộ thực hiện và hứa viết lời giới thiệu khi sách hoàn thành. Đọc qua bản thảo, thấy đề mục của sách hoàn chỉnh tạo cho người xem cảm giác an nhiên, tĩnh tại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lợi lạc cho người muốn tìm một phong cách sống của Phật Giáo giữa cuộc sống đời thường hối hả, bon chen, thực dụng xảy ra hiện nay trong xã hội chúng ta. Xin giới thiệu đến thức giả, bạn đọc gần xa, đọc và thưởng lãm một phong cách sống mà tác giả Chính Trung đã để cả tâm mình vào đấy. Viết tại Chùa Xá Lợi Tìm mua: Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Mùa An Cư 2556 (2012) Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn Thượng Tọa Chùa Phật Học Xá Lợi Trưởng ban Ban Phật Giáo Việt Nam (Thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh) Người thầy của Tâm Thư Pháp Ở Sài Gòn ai cũng biết thầy, nhất là dân thích thư pháp và nghệ thuật. Tôi thì cứ vào Sài Gòn là nhất định phải đến thăm thầy, thăm thư viện có nhiều sách hay và quý do chính thầy làm thủ thư, ngắm biết bao bức thư pháp do chính thầy sáng tác và uống trà, đàm đạo với thầy. Thầy có cái tên cũng rất ý nghĩa: Chính Trung. Tôi mê thư pháp nên trong nhà tôi có đến mấy chục bức thư pháp. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần Tết đến, tôi hay đi mua hay xin chữ ở Tây Hồ và các chùa tại Hà Nội. Tôi mải mê ngắm vẻ đẹp của từng con chữ, nét chữ (chủ yếu là chữ Hán) và cảm nhận ý nghĩa của những tác phẩm này. Tuy nhiên, vài năm gần đây tôi mới biết đến thư pháp tiếng Việt. Rồi đặc biệt tôi có duyên lành biết đến một môn nghệ thuật mới - Tâm Thư Pháp. Người đầu tiên giảng cho tôi, chỉ ra cho tôi sự kỳ diệu này chính là thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi, thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4, thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, quận 3. Tại đây thầy hướng dẫn những ai muốn học Tâm Thư Pháp, phân tích ý nghĩa từng nét, từng phần trên mỗi con chữ cho bất cứ ai quan tâm. Bạn ngắm các bức thư pháp đã thích, nhưng nếu được trực tiếp nghe thầy Chính Trung giảng, phân tích nữa thì chắc chắn bạn còn mê hơn. Tâm Thư Pháp rất rất đặc biệt. Thầy Chính Trung luôn sẵn lòng giảng cho bạn về cách hình tượng hóa những con chữ để có tính phổ quát cao, về bút lý, tức cơ sở của bút viết, rằng tại sao lại viết như vậy. Thầy phân tích rõ rằng cần có cả hai thứ: đúng nghĩa và thể hiện ý tưởng của mình trong từng nét chữ. Thầy Chính Trung giảng cho các trò cách viết thư pháp (tôi nghĩ là sáng tác thì đúng hơn). Rằng viết thư pháp như người quét nhà. Đơn giản vậy. Đưa ngọn bút qua phải để quét về bên trái. Đưa ngọn bút lên trên để quét xuống dưới. Thật tuyệt diệu và dễ hiểu. Thầy Chính Trung nói rằng viết thư pháp chính là việc co duỗi các ngón tay, để thể hiện từng con chữ theo thư pháp. Rằng mỗi nét chữ của Tâm Thư Pháp đều hàm chứa ý nghĩa. Và rằng chúng ta phải thật sự sáng tác bằng tâm. Đúng vậy, khi ngắm các bức thư pháp của thầy, tôi thấy khách tham quan phân tích, cảm nhận và suy luận theo rất nhiều góc độ khác nhau! Trong những chữ được thầy tặng, tôi rất thích chữ Nhẫn. Chữ NHẪN của thầy đặc biệt ở chỗ dấu ngã được thầy đặt bên dưới. Và dưới cùng là câu do chính thầy viết: “Nhờ ân nhân ngã nhẫn”. Hóa ra nhờ ơn của mọi người quanh mình ta mới nhận ra bản ngã của mình, mới biết cái tôi của mình. Hóa ra mình cần đưa mọi người lên trên, còn ta và cái ngã của ta phải đặt ở dưới cùng. Hóa ra cần khiêm cung và hạ thấp mình xuống. Và không thể không cám ơn bất cứ ai quanh mình đã tạo duyên để ta tu tập. Chính những ai mắng chửi ta, nộ nạt ta, đối xử không tốt với ta là những bậc thầy tuyệt vời. Đó chính là pháp để ta tu tập, để có hạnh nhẫn. Thư pháp là một nghệ thuật. Tâm Thư Pháp phải là nghệ thuật của nghệ thuật. Viết Tâm Thư Pháp quan trọng nhất là tâm người viết. Nếu chúng ta viết bằng tâm, nhất định người xem sẽ cảm nhận được. Tôi vô cùng vui mừng khi biết thầy Chính Trung đã chính thức hoàn thành bản thảo cuốn sách “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo”. Tôi là người đầu tiên cầm bản thảo này, là người đầu tiên đọc bản thảo của thầy. Tôi thì muốn đặt tên cuốn sách là “Đắc Nhân Tâm trong Tâm Thư Pháp”, bởi thầy Chính Trung đã thể hiện rất rõ Đắc Nhân Tâm trong từng nét chữ, trong từng bức thư pháp của mình. Mà ở Việt Nam, tôi chưa tìm thấy ai sáng tác Tâm Thư Pháp tuyệt vời hơn thầy! Tôi biết rằng cuốn sách ra đời sẽ nhận được sự chào đón nhiệt thành của bạn đọc cũng như giới yêu văn hóa nghệ thuật. Tôi biết rằng đây là món quà quý giá sẽ được mua để tặng nhau. Tôi chắc rằng biết bao học trò của thầy và Phật tử cũng như những ai quan tâm đến thư pháp và nghệ thuật đang đón chờ. Và hơn thế nữa… Thầy Chính Trung chỉ có một tài sản duy nhất - tâm thầy. Những bức thư pháp mà tôi và bạn được thấy chỉ là một phần của tâm thầy mà thôi! TIẾN SĨ NGUYỄN MẠNH HÙNGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo PDF của tác giả Chính Trung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Buông Xả Phiền Não (Thích Thánh Nghiêm)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Bài thứ nhất: DIỆU PHÁP QUẢN LÝ TINH THẦN Bài thứ hai: THAM Bài thứ ba: SÂN Tìm mua: Buông Xả Phiền Não TiKi Lazada Shopee Bài thứ tư: SI Bài thứ năm: MẠN Bài thứ sáu: NGHI LỜI NÓI ĐẦU Hạnh phú c là điều a i cũ ng ước m u ốn. Chú ng ta thường nói hạnh phú c là “ tìm kiếm ” hoặc “ g iành lấy ”. Hạnh phú c g iống như tấm bằng khen t r eo t r ên tường, cần phải t r ải qu a m ột lần cạnh t r anh v à phấn đấu thì m ới đạt được. Su y nghĩ nà y r ất phổ biến, khiến nhiều người cho r ằng hạnh phú c là những thứ ở ngoà i thân tâm m ình. Nhưng bạn phải t r ải qu a kinh nghiệm nà y, khi tự m ình hà i lòng thấy chiến lợi phẩm t r ong ta y thì thấy được nỗi v ất v ả kiếm được v à dường như bạn cảm thấy m ất đi m ột thứ; bởi v ì, “hạnh phú c” là điều chú ng ta m ong đợi m ã i chưa đến. Vì sao m ột người có thể đạt được tất cả m à v ẫn không có được hạnh phú c? Thật r a, hạnh phú c là tự m ình phải x ả bỏ tự ng ã v à tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoà i. Tr ong qu y ển sá ch nà y, Hoà thượng Thánh Nghiêm nói cho chú ng ta biết hạnh phú c chân thật thì không cần dựa v ào bất kỳ người, sự v ật nào bên ngoà i, cũ ng không phải xu ất phá t từ tình cảm v à cảm g iá c hu y ễn hóa v ô thường m à là t r ạng thá i tâm v u i v ẻ, bình an. Vì thế, chú ng ta cần thấy r õ phiền não, m ạnh dạn v ận dụng phương pháp hóa g iải, đối t r ị phiền não, cu ối cù ng là bu ông x ả phiền não hoàn toàn, chính là tìm được hạnh phú c t r ong tầm ta y. Tr ong phần thứ nhất, Hoà thượng Thánh Nghiêm lu ận bàn v ề ngu ồn g ốc của phiền não. Ng à i chỉ r a ba loại “ tình” khá c nhau là: tâm lý, tình cảm v à tinh thần; đồng thời nhấn m ạnh bất cứ điều g ì xu ng đột v à khó xử, không có cá ch g iải qu y ết t r ọn v ẹn đều là phiền não. Từ phần thứ ha i đến phần thứ sáu t r ong sá ch, ng à i phân tích, thảo lu ận kỹ năm loại phiền não - tham, sân, si, m ạn, nghi - lu ôn làm tổn thương chú ng ta, cũ ng chính là năm độc m à Đức Phật đã nói v à cu ng cấp phương pháp qu ản lý, g iải qu y ết v ấn đề. Hoà thượng tà i g iỏi chỉ nói v à i câu ng ắn g ọn, nếu nói theo qu an niệm của người bình thường thì không dễ g ì thực hành tốt. Như nói thế nào là tham? Hoà thượng t r ả lời: “Có được thứ m ình cần không g ọi là tham, m ình không cần m à còn m u ốn có thêm m ới g ọi là tham ”. Khi g iải thích làm thế nào để đối t r ị sân thì Hoà thượng nói: “Nhẫn không phải nu ốt g iận chịu ấm ức m à là khắc phục tính hiếu thắng của m ình, không nên phản ứng lập tức”. Phiền não tu y có t r ăm nghìn loại, nhưng nó g iống như m ọi thức t r ên đời, chỉ tồn tại tạm thời. Khi tinh thần bất an, chỉ cần khéo dù ng m ột phương pháp thì hóa g iải được, cu ối cù ng thì bu ông x ả chấp t rước, làm cho tâm t r ở v ề bản tính thanh tịnh, hồn nhiên. Lú c đó, hạnh phú c không tìm m à v ẫn tự đến.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thánh Nghiêm":Bình An Trong Nhân GianBuông Xả Phiền NãoAn Lạc Từ TâmThành Tâm Để Thành CôngTìm Lại Chính MìnhGiao Tiếp Bằng Trái TimĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Buông Xả Phiền Não PDF của tác giả Thích Thánh Nghiêm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.