Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Đạo Cao Đài)

Cuối Hạ Ngươn nầy, nhơn loại phần nhiều dụng hết tinh thần xu hướng vào lối văn minh vật chất; món ăn sẵn đủ sơn trân hải vị; chỗ ở lại nguy nga đài các; y phục tiện dùng gấm nhiễu che thân, thậm chí ra một tấc đường vẫn có ngựa xe đỡ gót. Cái lạc thú hiện thời trên cõi tạm nầy làm cho con người mê mẩn; rồi đua chen nhau tranh giành phúc lộc; lăng xăng xạo xự trên chốn võ đài; mạnh đặng yếu thua; khôn còn dại mất. Phần đông bực thông minh, lại đem cả trí khôn làm món binh khí hại người; kẻ tước trọng thêm dùng hết thế quyền ép dân đen ra bạc trắng. Quanh năm cứ lo cho xác thân hưởng điều khoái lạc, vợ ấm, con no, được ngày nào vui ngày nấy; cho kiếp chết là kiếp mất; gọi Thiên đường, Ðịa ngục là câu chuyện hoang đàng. Bậu bạn lỗi câu tín nghĩa, vợ chồng quên đạo tào khương; mảng vụ chữ kim thời mà phong dời tục đổi. Than ôi! Lượn sóng văn minh tràn dập tới đâu thì nền luân lý ngửa nghiêng tới đó. Nếu Ðạo Trời không sớm mở lần ba, nền phong hóa, mối cang thường sau nầy phải vì đó mà hư hoại.

Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế vì đức háo sanh không nỡ ngồi xem nhơn sanh sa vào nơi tội lỗi; nên dụng huyền diệu tiên thiên giáng cơ giáo Ðạo; hơn một năm trường tỏ vẻ biết bao nhiêu lời châu tiếng ngọc. E dụng văn từ cao xa người thường không rõ lý, rồi ra dạy cũng như không, nên Ðấng Chí

Tôn tiện dùng quốc âm cho dễ hiểu. Chư Ðạo Hữu nhập môn trong thời kỳ ngưng cơ bút nầy, không đặng hữu hạnh mà nghe đến lời vàng tiếng ngọc của Ðức Ðại Từ Bi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại Đồng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thánh Ngôn Hiệp Tuyển PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Có Một - Nguyễn Kim Muôn - (NXB Sài Gòn 1929)
Đạo có một, là một chánh giáo vậy, dạy người được siêu phàm nhập thánh, được thân ngoại hữu thân, được liểu đạo, được vảng sanh, nói tóm lại là đượt thoát kiếp luân hồi vậy. Quyển này là một quyển để điểm chỉ trước cho những người tu hành và phát nguyện rồi, rằng những chi đạo đã ra đời xưa nay (trong 4 năm nay), bất kỳ là tông giáo nào, bất kỳ là pháp môn nào, sẽ một ngày kia qui về một mối, là một chánh giáo vậy. Đạo Có MộtNXB Sài Gòn 1929Nguyễn Kim Muôn42 TrangFile PDF-SCAN
Âm Chất Giải Âm (NXB Hà Nội 1922) - Mạc Đình Tư
“Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dữ 德川和齋杜嶼 soạn và viết tiểu dẫn. Sách Âm chất 隂郅 tức Âm chất văn chú 隂郅文註 do Lê Quý Đôn 黎貴惇tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dữ do gợi ý của một người bạn, nhận thấy sách của họ Lê soạn chú đã kỹ càng, bèn căn cứ vào sách ấy mà diễn giải ra quốc âm cho dễ phổ biến. Sách gồm: Phần Tiểu dẫn, tiếp sau là phần trích Âm chất chính văn [隂郅正文], nói là dẫn lời Đế quân và phần giải âm tương ứng. Chẳng hạn lời Đế quân nói: Ta vào đời thứ 17, hiện thân làm sĩ đại phu, chưa từng bạo ngược với dân, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ nguy cấp, thương người cô đơn goá bụa, bao dung kẻ lỗi lầm, rộng thi hành âm chất, trên hợp với trời xanh. Nếu mọi người có thể giữ tâm được như ta, thì thiên tâm sẽ ban phúc cho ngươi. Họ Đậu cứu giúp người mà sau vin bẻ năm cành cây quế (5 con đều đỗ Tiến sĩ), người cứu giúp đàn kiến mà sau đỗ Trạng nguyên, người chôn rắn mà sau làm Tể tướng. Muốn rộng phúc điền phải bằng vào tâm địa, luôn luôn thi hành phương tiện, mọi điều công đức. Sau phần trích nguyên văn chữ Hán đến phần giải âm, tức là diễn dịch ra chữ Nôm của Đỗ Dữ 杜嶼và lời bình của Vũ Vĩnh 武永.” (Thọ, pp. 18-21).Âm Chất Giải ÂmNXB Hà Nội 1922Mạc Đình Tư84 TrangFile PDF-SCAN