Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những người khốn khổ

Những người khốn khổ

Những người khốn khổ – Victor Hugo

Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó.

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19.

Đọc thêm:

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới Suối nguồn Đồi gió hú

Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Trong tác phẩm Những Người Khốn Khổ, cuộc sống cao đẹp của Giăngvăngiăng – người phải ngồi tù suốt 19 năm chỉ vì một chiếc bánh mỳ, tình nhân ái bao dung và tấm lòng độ lượng của đức cha Mirien, sự đeo bám dai dẳng của mật thám Giave, những mưu đồ đen tối và độc ác của vợ chồng Tênácđiê, sự ngây thơ trong trắng của Côdét, sự nhiệt tình hăng hái của Mariuýt… Tất cả đều được khắc họa một cách sinh động.

Những Người Khốn Khổ là bài hát ca ngợi tình yêu và tự do của Giăngvăngiăng – một con người tái sinh trong đau khổ và tuyệt vọng.

Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là “Les Mis” (viết tắt từ Les Misérables).

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Jennie Gerhardt (Theodore Dreiser)
Trong bầu trời văn chương của nước Mỹ đầu thế kỉ thứ hai mươi. Theodore Dreiser nổi bật lên như một trong những ngôi sao sáng nhất. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 1871 tại Terre Haute bang Indiana và mất ngày 28 tháng 12 năm 1945 tại Hollywood bang California. Trong hơn bốn mươi năm lao động sáng tạo Dreiser đã cho ra đời tất cả năm bộ tiểu thuyết cùng với một số đáng kể các truyện ngắn, ký sự, tiểu luận, chín vở kịch, hai tập tự truyện và hai tập thơ. Nôi tiếng nhất trong số đó là hai cuốn tiểu thuyết: “Một bi kịch nước Mỹ” và “Jennie Gerhardt”. Chính hai cuốn này đã đưa ông lên địa vị hàng đầu trong văn đàn và được coi là người cha của nền văn học hiện thực nước Mỹ. “Jennie Gerhardt”, tên sách đồng thời cũng là tên của nhân vật chính trong truyện. Một cô gái xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, yêu lao động, hoàn toàn xứng đáng có hạnh phúc và có quyền được hưởng hạnh phúc. Nhưng xã hội tư bản với sự thống trị tuyệt đối của thế lực đồng tiền đã cướp đi của cô tất cả, từ miếng cơm manh áo, đến quyền làm vợ, làm mẹ và thậm chí cả quyền được yêu thương, được xả thân cho người mình yêu dấu. Jennie yêu Brander, một thượng nghị sĩ, có con với ông ta, nhưng Brander thất bại trên đường sự nghiệp và chết đột ngột. Sau đó vài năm cô lại yêu Lester Kane, con trai một nhà đại tư bản. Với Lester, Jennie là người đàn bà lý tưởng mà anh đã bao năm tìm kiếm. Anh hết lòng yêu cô, mong muốn được là chồng chính thức của cô, mang lại cho cô một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Mặc dù thế anh vẫn không làm sao vượt qua nổi cái cơ chế khắc nghiệt và vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản mà anh đang bị khuôn vào trong đó. Hai người vẫn phải chung sống một cách vụng trộm trong nỗi thắc thỏm, lo âu. Cuối cùng để được giữ quyền thừa kế tài sản, Lester buộc lòng phải rời bỏ Jennie để kết hôn với một cô gái khác thuộc dòng dõi giàu có và quyền quý. Jennie tưởng rằng mình có thê sống một cuộc sống tạm gọi là hạnh phúc với đứa con duy nhất, con của thượng nghị sĩ Brander và chút tài sản mà Lester gây dựng cho. Nhưng thần chết đã cướp mất đứa con, cướp đi nốt nguồn an ủi cuối cùng của người đàn bà bất hạnh. Chỉ còn lại một thân một mình, bị bao vây giữa muôn ngàn khổ ải, Jennie vẫn cố sống và dành hết lòng nhân ái của mình vun đắp cho hai đứa con nuôi. Người đàn bà bị xã hội tư bản chà đạp ấy tuy căm giận đến cùng cực chế độ bất công vẫn không để mất đi ở mình lòng tin vào lương tri và nhân phẩm của con người.*** Một buổi sáng mùa thu năm 1880, một người đàn bà đứng tuổi đi cùng một thiếu nữ trạc tuổi mười tám đến bàn tiếp khách của khách sạn chính thành phố Columbus, bang Ohio, hỏi xem ở đó có thể có việc gì thích hợp cho bà không. Tạng người bà béo bệu và yếu ớt, vẻ mặt thẳng thắn, cởi mở, cung cách hồn hậu, rụt rè, đôi mắt to đầy vẻ nhẫn nại, ngưng đọng bóng đen của đau khổ mà chỉ ai đã từng nhìn vào vẻ mặt những người nghèo khó, cùng quẫn và không nơi nương tựa với nỗi thương cảm mới có thể hiểu được phần nào. Bất kỳ ai cũng có thể hiểu vì đâu cô con gái đứng sau bà lại rụt rè bẽn lẽn, - chính nỗi niềm ấy đang đẩy cô lùi lại, hờ hững nhìn ra phía khác. Cô là hoa trái sinh ra từ đầu óc hay tưởng tượng, giàu tình cảm và lòng yêu thương bẩm sinh trong tâm hồn mộc mạc nhưng thơ mộng của người mẹ, kết hợp với sự trầm mặc và đĩnh đạc vốn là đặc tính của người cha. Cái nghèo đang dồn họ tới đường cùng. Mẹ và con gộp lại tạo ra hình ảnh rất đỗi thương tâm về cảnh cơ hàn, lương thiện khiến người thư ký cũng phải mủi lòng. - Bà muốn làm việc gì? Tìm mua: Jennie Gerhardt TiKi Lazada Shopee - Có lẽ ông cho tôi quét dọn hoặc lau chùi gì đó - bà trả lời rụt rè - Tôi có thể rửa sàn nhà. Nghe mẹ nói, cô con gái bối rối quay đi, không phải công việc làm cô khó chịu, mà bởi cô không thích người ta đoán được nỗi bần bách đã bắt mình phải ngửa tay ra xin việc. Người thư ký mủi lòng trước nông nỗi hiển nhiên của cái đẹp trong bước đường cùng. Sự bất lực thơ ngây của cô con gái làm cho hoàn cảnh của hai mẹ con càng có vẻ gay go thực sự. - Chờ một lát nhé, - ông nói, rồi vừa bước vào phòng làm việc phía trong vừa gọi bà quản lý khách sạn. - Việc làm thì có đấy. Cầu thang chính và phòng khách chưa được quét dọn vì vắng chị lau sàn thường ngày. - Có phải con gái bà ta cùng đứng đấy không? - Bà quản lý hỏi, bà có thể nhìn thấy hai mẹ con từ chỗ bà đang đứng. - Vâng, có lẽ thế. - Nếu bà ấy muốn, chiều nay đến cũng được. Chắc cô con gái cũng giúp bà ta chứ?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jennie Gerhardt PDF của tác giả Theodore Dreiser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Jennie Gerhardt (Theodore Dreiser)
Trong bầu trời văn chương của nước Mỹ đầu thế kỉ thứ hai mươi. Theodore Dreiser nổi bật lên như một trong những ngôi sao sáng nhất. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 1871 tại Terre Haute bang Indiana và mất ngày 28 tháng 12 năm 1945 tại Hollywood bang California. Trong hơn bốn mươi năm lao động sáng tạo Dreiser đã cho ra đời tất cả năm bộ tiểu thuyết cùng với một số đáng kể các truyện ngắn, ký sự, tiểu luận, chín vở kịch, hai tập tự truyện và hai tập thơ. Nôi tiếng nhất trong số đó là hai cuốn tiểu thuyết: “Một bi kịch nước Mỹ” và “Jennie Gerhardt”. Chính hai cuốn này đã đưa ông lên địa vị hàng đầu trong văn đàn và được coi là người cha của nền văn học hiện thực nước Mỹ. “Jennie Gerhardt”, tên sách đồng thời cũng là tên của nhân vật chính trong truyện. Một cô gái xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, yêu lao động, hoàn toàn xứng đáng có hạnh phúc và có quyền được hưởng hạnh phúc. Nhưng xã hội tư bản với sự thống trị tuyệt đối của thế lực đồng tiền đã cướp đi của cô tất cả, từ miếng cơm manh áo, đến quyền làm vợ, làm mẹ và thậm chí cả quyền được yêu thương, được xả thân cho người mình yêu dấu. Jennie yêu Brander, một thượng nghị sĩ, có con với ông ta, nhưng Brander thất bại trên đường sự nghiệp và chết đột ngột. Sau đó vài năm cô lại yêu Lester Kane, con trai một nhà đại tư bản. Với Lester, Jennie là người đàn bà lý tưởng mà anh đã bao năm tìm kiếm. Anh hết lòng yêu cô, mong muốn được là chồng chính thức của cô, mang lại cho cô một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Mặc dù thế anh vẫn không làm sao vượt qua nổi cái cơ chế khắc nghiệt và vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản mà anh đang bị khuôn vào trong đó. Hai người vẫn phải chung sống một cách vụng trộm trong nỗi thắc thỏm, lo âu. Cuối cùng để được giữ quyền thừa kế tài sản, Lester buộc lòng phải rời bỏ Jennie để kết hôn với một cô gái khác thuộc dòng dõi giàu có và quyền quý. Jennie tưởng rằng mình có thê sống một cuộc sống tạm gọi là hạnh phúc với đứa con duy nhất, con của thượng nghị sĩ Brander và chút tài sản mà Lester gây dựng cho. Nhưng thần chết đã cướp mất đứa con, cướp đi nốt nguồn an ủi cuối cùng của người đàn bà bất hạnh. Chỉ còn lại một thân một mình, bị bao vây giữa muôn ngàn khổ ải, Jennie vẫn cố sống và dành hết lòng nhân ái của mình vun đắp cho hai đứa con nuôi. Người đàn bà bị xã hội tư bản chà đạp ấy tuy căm giận đến cùng cực chế độ bất công vẫn không để mất đi ở mình lòng tin vào lương tri và nhân phẩm của con người.*** Một buổi sáng mùa thu năm 1880, một người đàn bà đứng tuổi đi cùng một thiếu nữ trạc tuổi mười tám đến bàn tiếp khách của khách sạn chính thành phố Columbus, bang Ohio, hỏi xem ở đó có thể có việc gì thích hợp cho bà không. Tạng người bà béo bệu và yếu ớt, vẻ mặt thẳng thắn, cởi mở, cung cách hồn hậu, rụt rè, đôi mắt to đầy vẻ nhẫn nại, ngưng đọng bóng đen của đau khổ mà chỉ ai đã từng nhìn vào vẻ mặt những người nghèo khó, cùng quẫn và không nơi nương tựa với nỗi thương cảm mới có thể hiểu được phần nào. Bất kỳ ai cũng có thể hiểu vì đâu cô con gái đứng sau bà lại rụt rè bẽn lẽn, - chính nỗi niềm ấy đang đẩy cô lùi lại, hờ hững nhìn ra phía khác. Cô là hoa trái sinh ra từ đầu óc hay tưởng tượng, giàu tình cảm và lòng yêu thương bẩm sinh trong tâm hồn mộc mạc nhưng thơ mộng của người mẹ, kết hợp với sự trầm mặc và đĩnh đạc vốn là đặc tính của người cha. Cái nghèo đang dồn họ tới đường cùng. Mẹ và con gộp lại tạo ra hình ảnh rất đỗi thương tâm về cảnh cơ hàn, lương thiện khiến người thư ký cũng phải mủi lòng. - Bà muốn làm việc gì? Tìm mua: Jennie Gerhardt TiKi Lazada Shopee - Có lẽ ông cho tôi quét dọn hoặc lau chùi gì đó - bà trả lời rụt rè - Tôi có thể rửa sàn nhà. Nghe mẹ nói, cô con gái bối rối quay đi, không phải công việc làm cô khó chịu, mà bởi cô không thích người ta đoán được nỗi bần bách đã bắt mình phải ngửa tay ra xin việc. Người thư ký mủi lòng trước nông nỗi hiển nhiên của cái đẹp trong bước đường cùng. Sự bất lực thơ ngây của cô con gái làm cho hoàn cảnh của hai mẹ con càng có vẻ gay go thực sự. - Chờ một lát nhé, - ông nói, rồi vừa bước vào phòng làm việc phía trong vừa gọi bà quản lý khách sạn. - Việc làm thì có đấy. Cầu thang chính và phòng khách chưa được quét dọn vì vắng chị lau sàn thường ngày. - Có phải con gái bà ta cùng đứng đấy không? - Bà quản lý hỏi, bà có thể nhìn thấy hai mẹ con từ chỗ bà đang đứng. - Vâng, có lẽ thế. - Nếu bà ấy muốn, chiều nay đến cũng được. Chắc cô con gái cũng giúp bà ta chứ?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jennie Gerhardt PDF của tác giả Theodore Dreiser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Jack London Tuyển Tập (Jack London)
Một người quyết chí thắng nghịch cảnh. Ba tháng học hết chương trình trung học và viết 51 cuốn sách trong 18 năm Những danh nhân mà thiếu thời phải làm những nghề mà hồi xưa cho là ti tiện, thì ta thường thấy: Abraham Lincoln đốn củi, cày ruộng, chăn bò chó các chủ trại; Heinrich Schliemann đong rượu, cân cá, đếm khoai cho các tiệm tạp hoá; Quản Trọng làm chú bán dầu; J.J. Rousseau làm đầy tớ cho các nhà quyền quí, nhưng chưa có nhà nào như Jack London, trôi dạt khắp nơi, từ Nhật tới Alaska (miền tây bắc Gia Nã Đại), làm đủ các nghề cực khổ: thuỷ thủ phụ rỡ hàng, hải khấu, gác dan, thợ trong các xưởng, rửa chén dĩa trong các khách sạn, cọ nhà, đào vàng; có hồi đói quá phải xin ăn, bị nhốt khám. Theo Dale Carnegie thì Jack London bị nhốt khám cả trăm lần ở Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Mãn Châu, Nhựt Bản và Triều Tiên; lần lâu nhất là ở Buffalo (Huê Kỳ) vì tội du thủ du thực. Hồi đó ông ngoài hai mươi, hết tiền, trốn trong toa xe lửa tới Buffalo, đi xin ăn từng nhà. Cảnh sát bắt ông và xử ông ba mươi ngày khổ sai. Vậy mà chỉ sáu năm sau ông nổi danh khắp xứ, được các nhà xuất bản và các nhà phê bình coi là văn hào bậc nhất đương thời. Ông thành công đột ngột và rực rỡ như vậy chính là nhờ cuộc đời ba đào của ông, nhờ ông đã gặp được rất nhiều nghịch cảnh ấy, nghĩa là ông say mê chép thành truyện những bước gian truân của ông cùng những cảnh hải hùng của vũ trụ, những nỗi đau lòng trong xã hội. Ít khi ta thấy văn chương dào dạt nhựa sống như tác phẩm của ông. Đời Jack London gồm hai thời kỳ, thời kỳ thứ nhất là thời kỳ hỗn độn, lưu lạc, cơ cực, vừa kiếm ăn vừa tự học; thời kỳ thứ nhì là thời kỳ thành công, tài năng phát triển, sáng tác liên tiếp. Tìm mua: Jack London Tuyển Tập TiKi Lazada Shopee Ông cố ông gốc gác ở Anh, qua Huê Kỳ lập nghiệp và chiến đấu anh dũng trong hàng ngũ của Washington. Than phụ ông bị thương trong trận Nam Bắc phân tranh, được giải ngũ, về nhà làm ruộng, cưới vợ, sinh một con gái tên là Eliza và sáu người con nữa; rồi goá vợ, tục huyền với cô Flora Wellman. Jack London là con dòng sau, sanh ở San Francisco ngày 12 tháng giêng năm 1876. Cho tới hồi mười tuổi, đời sống của cậu bình thường; khoẻ mạnh, thịt chắc, ngực nở, ít đau ốm. Thân phụ cậu có hồi buôn bán thua lỗ vì bị lường gạt, nhưng làm ruộng cũng đủ ăn. Cậu lại được cô Eliza, người chị cùng cha khác mẹ, âu yếm săn sóc. Nhưng gia đình vì đông con, nên phải cần kiệm, trong nhà ít khi được ăn thịt. Sau này lớn lên, Jack London có lần thú với bạn là hồi bảy tuổi, đi học ở trường San Pecho, thèm thịt tới nỗi khi thấy bạn bè gặm xương gà xong rồi liệng xuống đất, cậu muốn lượm lên để gỡ thịt thừa, có lần cậu gắp một miếng thịt trong rổ một người đàn bà nhai ngấu nghiến, nhưng xong rồi thì biết xấu hổ và không tái phạm nữa. Cậu sớm thích đọc sách và cũng như phần đông trẻ khác, ưa loại mạo hiểm, du lịch, như Đời Garfield (La vie de Garfield) của Paul du Chaillu, Alhambra của Washinton Irving; nhất là cuốn Signa của Ouida đã làm cho cậu tin rằng tương lai ở trong tay những người có đại đởm. Từ năm 11 tuổi, đời Jack London bắt đầu vất vả, cô Eliza xuất giá: chồng là một đại uý già, goá vợ. Thân phụ cậu làm ăn thất bại, gia đình mỗi ngày mỗi suy. Vì không ưa lối dạy nhồi sọ của bà giáo, cậu không tấn tới, suốt ngày ở thư viện thành phố, đọc hết cuốn này đến cuốn khác, từ sử ký, du lịch, rồi chép đặc cả nhiều tập vở, tới nỗi hoá đau: mắt mờ, đầu lảo đảo. Chẳng bao lâu cậu phải làm việc giúp nhà. Tuổi thơ của cậu tới đó là hết: dậy từ ba giờ sáng để bán báo, xong rồi mới đi học. Chiều về lại bán báo. Chủ nhật thì quét dọn cho các tiệm nước, hoặc giao nước đá cho từng nhà. Có lúc lại gác đêm cho một công ty, lượm quân ki (quille) [1]cho những người chơi say rượu. Được đồng nào cậu mang về đưa hết cho mẹ. Năm 13 tuổi, quần áo rách rưới, lam lũ quá, cậu mắc cỡ không dám tới trường để thi tiểu học. Những phút vui nhất trong thời đó là khi mọi việc xong rồi cậu xuống một chiếc thuyền nhỏ dài độ bốn thước, giương buồm lên, thả theo bờ biển để đánh cá. Nhìn cảnh biển bao la, tâm hồn cậu lâng lâng, mơ mộng những cuộc viễn du tả trong sách, rồi chỉ muốn đâm thẳng ra khơi, theo cánh chim mà tới những nơi xa lạ ở bên kia chân trời mù mịt. Hai năm sau, cậu không được hưởng những lúc vui ngắn ngủi đó nữa và phải vào làm thợ trong một hãng chế tạo hộp sắt để chứa đồ hộp. Xưởng là một chuồng ngựa dơ dáy, hôi hám, không cửa sổ, ánh nắng chỉ lọt vào qua khe ván. Công việc của cậu là phải coi một bộ phận máy mà chỉ vô ý một chút là đủ mất ngón tay. Tai nạn xảy ra rất thường, nhất là thợ đàn bà. Sau này kể lại thời đó, Jack London viết: “Dù là mệt lữ đi nữa, chúng tôi chúng tôi cũng không có thì giờ ngước mắt lên, hoặc thở dài. Chỉ vô ý một giây thôi là ngón tay văng ra. Tôi may lắm mà không bị thương (…). Buổi chiều bọn con trai chúng tôi được nghỉ vài phút để nói chuyện. Con gái cũng làm việc nhiều như con trai mà không được nghỉ như vậy. Ngoài những phút đó ra, chúng tôi phải chăm chú làm như bị cự hình, tới đứt gãy gân cốt được”. Sự bốc lột của chủ nhân thật tàn nhẫn. Có khi cậu phải làm đến nửa đêm, mệt quá, không còn biết gì nữa, bước về nhà như một người máy. Có lần cậu phải ngồi luôn ở máy suốt ba mươi giờ liên tiếp. Thường thì cứ 11 giờ khuya về tới nhà, ăn xong, 12 giờ đi ngủ, 5 giờ sáng dậy để 7 giờ có mặt tại hãng. Trong nhật ký của cậu, ta đọc: “Như vậy đời còn có nghĩa gì đối với tôi? Phải làm cái kiếp trâu ngựa hay sao? Tới con ngựa cũng không phải làm cực khổ như tôi (…). Tôi phải làm việc trong hãng đó ba tháng hè để có tiền học trong ba tháng (…) tiền công rất ít, song nhờ làm thêm giờ nên tôi lãnh được năm chục đô la mỗi tháng. Nhưng tiền đó, tôi không giữ lấy một xu (…). Mùa thu năm ngoái tôi rán để dành được năm đô la. Má tôi lại hãng lấy hết số tiền đó vì người có việc phải tiêu gấp. Tối hôm đó tôi muốn tự tử”. Chán nản quá, cậu bỏ nghề đó, theo một bọn hải khấu, chuyên đoạt sò ở ngoài khơi San Francisco. Nghề đó lậu thuế có thể đưa câu vô khám được lắm, nhưng bề gì cũng thú hơn là làm mọi trong xưởng đóng hộp. Cậu xin tiền người vú nuôi, mua một chiếc tàu nhỏ. Sướng quá, cậu ghi trong nhật ký: “Tôi tháo dây cho buồm khỏi căng rồi theo thuỷ triều, cho tàu trôi tới quần đảo Asperges, bỏ neo ở ngoài khơi, cách bờ vài hải lý. Mộng của tôi đã thực hiện được! Tôi sắp được ngủ trên nước, thức dậy trên nước, sống suốt đời trên nước!”. Năm đó Jack London mới mười sáu tuổi nhưng lực lưỡng nhờ bản chất, và hiểu đời ít nhiều nhờ mấy năm lăn lộn để kiếm miếng ăn, cho nên trong nghề đoạt sò chàng không thua kém ai. Cũng truỵ lạc, nóc hết ly huýt ky này tới ly khác rồi say mèm, cũng cướp nhân tình của người khác - một cô cùng tuổi với chàng - rồi sống với chàng như vợ chồng, cũng kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có đêm thua bạc tới một trăm tám mươi đô la mà không hề ân hận. Gì thì gì cũng còn hơn là làm như trâu mười hai giờ một ngày trong một xưởng hôi hám để lãnh mỗi giờ một cắc. Được mấy tháng như vậy, sau một đêm say sưa chàng tỉnh dậy thấy túi thì rỗng mà tàu thì hư, không còn tiền sửa, chàng bán tàu, hùn vốn với một người khác cũng làm cái nghề bất lương đó trong ít lâu rồi bỏ luôn, xin làm lính tuần tiểu. Sự thay đổi lạ lùng nhưng dễ hiểu: chàng chỉ muốn sống hết những cảnh nguy hiểm, đã trải qua đời ăn cướp, nay muốn thử nghề bắt đồ lậu. Chàng vào hạng nhân viên phụ, không được ăn lương, chỉ được hưởng một phần tiền phạt mà kẻ bị bắt phải đóng cho ty quan thuế. Nhưng khi tàu đoan [2] rượt một tàu buôn lậu trong cơn giông tố, chàng rất sung sướng: “Tôi như điên! Tàu chạy thú quá! Nó nhảy đâm vào ngọn sóng trắng xoá như một con ngựa đua. Tôi không ném nỗi nổi vui. Buồm căng, con tàu bổ nhào xuống, và tôi, một thằng người chim chích ở giữa cơn giông tố, tôi chỉ huy sự chiến đấu trong gió”. Chàng luyện tinh thần chiến đấu đó để sau này thắng nghịch cảnh trong nghề cầm bút. Chàng uống rượu dữ, say bí tỉ không biết bao nhiêu lần, có lần liên tiếp ba tuần lễ. Người ta đã tưởng chàng truỵ lạc thành con người bỏ đi. Nhưng rồi một hôm chàng biết nghĩ lại. Lần đó, chàng say quá, té xuống nước, dòng nước cuống chàng ra biển. Chàng hồi tỉnh lại, lờ mờ hiểu tình cảnh, đập chân đập tay cho khỏi chìm. Trong khi để mặc cho dòng nước trôi đi, chàng bỗng cảm thấy tủi nhục cho cái đời mình mà trào lệ, muốn tự tử và trước khi tự tử, chàng hát lên một điệu lìa đời. Chàng nằm ngửa trên nước mà ngó sao lấp lánh trên trời và hát hết khúc này đến khúc khác, toàn một giọng ai oán cho tới sáng thì chàng tỉnh hẳn, lạnh muốn cóng tay chân, không đủ sức lội vào bờ nữa. Một người đánh cá vừa kịp vớt được chàng. Từ đó chàng bớt uống rượu. Một lần chàng bị một tên buôn lậu Trung Hoa bắt được trói lại, quẳng lên một đảo hẻo lánh; may phúc chàng tự gỡ trói trốn thoát được trước khi nó về. Truyện đó sau chép lại trong cuốn Le mouchoir jaune (Chiếc mùi xoa vàng) tả đời nguy hiểm của bọn lính tuần biển.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jack London":Tiếng Gọi Nơi Hoang DãCô Gái Băng TuyếtGót SắtJack London Truyện Ngắn Chọn LọcJack London Tuyển TậpMartin EdenMối Thù Thiên ThuTừ Bỏ Thế Giới VàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jack London Tuyển Tập PDF của tác giả Jack London nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Jack London Truyện Ngắn Chọn Lọc (Jack London)
Jack London (1876 - 1916) là một trong những nhà văn ngoại quốc được người đọc Việt Nam hết sức yêu mến. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã đến với người đọc nước ta từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, thế nhưng lâu nay người ta chỉ tập trung nghiên cứu Jack London với tư cách là một tiểu thuyết gia, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về Jack London với tư cách là một “bậc thầy truyện ngắn”. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của J. London khá đa dạng. Nét đặc trưng của J. London thể hiện ở chỗ ông luôn khai thác không gian với tất cả tính chất hung dữ, thù địch với con người. Đó là cách để nhà văn vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội, đồng thời thể hiện những trăn trở, những ước mơ khát vọng của mình đối với con người và xã hội.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jack London":Tiếng Gọi Nơi Hoang DãCô Gái Băng TuyếtGót SắtJack London Truyện Ngắn Chọn LọcJack London Tuyển TậpMartin EdenMối Thù Thiên ThuTừ Bỏ Thế Giới VàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jack London Truyện Ngắn Chọn Lọc PDF của tác giả Jack London nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.