SỰ TÍCH CỦA CUỐN KINH “DUY-MA-CẬT”LÀ NHƯ VẦY:
(Lời của người trực tiếp viết Kinh cho “Bác” lúc bấy giờ)
Vào dịp giữa hè 1988, gia đình tôi đang sắp sửa để dùng bữa cơm trưa, bỗng nhiên thấy một người con dắt người
cha mù hai mắt tới xin ăn. Tôi vội vàng chào hỏi hai cha con và bảo
rằng: “Mời hai cha con vào nhà uống nước nghỉ ngơi, thế nào gia
đình cũng có ít nhiều gì về gạo cho cha con”.
Hai cha con cảm ơn rối rít, nhưng tâm trạng vẫn còn rụt rè. Tôi
lại bảo: “Không việc gì cả, cứ tự nhiên, tôi cũng như ông, không có
thì phải xin chớ sao?”
Lúc đó, hai cha con đành mạnh dạn uống nước. Tôi bảo các con
dọn cơm ra để ăn kẻo trưa. Hai cha con vội vã ra đi, nhưng tôi ngăn
lại không cho và bảo: “Ở lại ít nhiều ăn với gia đình bữa cơm đạm
bạc".
Hai cha con thấy gia đình tôi mời niềm nở đành ở lại. Xong bữa c
ơm đạm bạc, tôi mời hai cha con nằm nghỉ kéo đi nắng quá.
Thế là tôi lên nhà Thờ Học Kinh Tẩy Tâm. Người cha ở dưới
nhà nghe tôi đọc hay quá. Khi đọc xong, tôi quay lại học chuyện với
hai cha con và để biết ở đâu đến.
Người cha nói với tôi là “Quê ở vùng Sơn cước cách xa lắm.
Sao anh đọc sách gì mà nghe thật ý nghĩa?”.
Tôi bảo: “Tôi đọc sách “Tẩy Tâm' cho thuộc”.
Người ăn xin ấy lại hỏi tiếp tôi: “Như vậy anh theo Phật,
Thánh”.
Tôi bảo: “Tôi đang tập”.
Kẻ ăn xin lại nói với tôi rằng: “À, như vậy, nhà tôi từ đời cố
đến đời ông còn dự một quyển, nghe nói là quyển Kinh, không biết
Kinh gì bằng Hán Nôm. Hiện tại cố đã mất, cha của tôi không còn, tôi
thì mù hai mắt làm sao xem được. Thôi, hôm nào tôi quay lại đây, tôi
sẽ tặng lại cho anh, nhờ người xem mà giữ lấy nó.”
Nghe thấy nói là Kinh, tôi sẵn sàng.
Quả nhiên ba ngày sau, hai cha con người mù đó cũng đến đúng giờ
đó và, đưa cho tôi quyến Kinh bằng chữ Hán Nôm và dặn tôi bảo vệ lấy
cuốn sách đó.
Tôi nhận lời, và hỏi: “Hai cha con tên gì?”
Người đó bảo: “Tôi tên là Tại”, con tôi tên là “Cư”.
Tôi bèn giật mình, thật hay giả? Rồi mời hai cha con ở lại ăn cơm
trưa với gia đình. Hai cha con từ chối, ra đi một mạch. Thấy vậy, các con
tôi xúc một bơ gạo, chạy theo hai cha con và đổ vào đạy.
Cách vài hôm, Bác (tên là "VƯƠNG ĐÌNH THỤ”. Mật danh “TÂM TUỆ HỌ
VƯƠNG") đi Cửa Lò về, tôi liền kề đầu đuôi như vậy và dâng lên Bác cuốn
sách Kinh bằng chữ Hán Nôm đó.
Bác xem đi, xem lại nhiều ngày. Lúc đầu, tôi không giám hỏi. Sau
nhiều ngày, tôi mạnh dạn hỏi: “Thưa Bác cuốn Kinh là gì?”
Bác quay lại nói tôi rằng: “Chắc là Trời đã sai khiến cho Bác cháu
ta có quyển Kinh này làm đèn sáng để dẫn dắt mọi người”.
Tôi lại hỏi: “Quan trọng như vậy, thưa Bác?”
Bác bảo: “Thật là quan trọng, những ai đã được đọc Kinh này thì ít
nhiều cũng đã biết đúng nghĩa như thế nào là xuất gia? Tu ở nhà ra sao?
Những lớp người này, ở thời hiện tại cũng có nhưng số lượng chăng được
là bao”.
Thế rồi, một hôm sau, Bác bao tôi lấy bút giây, đồng thành sách,
Bác dịch ra nghĩa từng câu và bảo tôi viết. Khi xong, Bác khảo duyệt lại,
nơi nào đúng, nơi nào sai để chỉnh sửa. Khi được Bác chấp nhận, Bác bảo
tôi chép ra cho nhiều để thiên hạ đọc. Từ đó, tôi đã không biết bao đêm
tranh thủ chép ra nhiều quyển để Thiên hạ có dùng. Riêng tôi đành một quyển.
Đó, chính là sự tích của cuốn "DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH" này vậy. Xin Thiện nam, Tín nữ lưu giữ và bảo vệ nó!
Nguyễn Đắc Khôi
Nguồn: dantocking.com