Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi (Harriet Lerner)

Lo lắng, sợ hãi và xấu hổ là những vị khách hàng không mời trong cuộc sống của chúng ta. Khi bi kịch hoặc khó khăn ập đến, chúng có thể trở thành bạn đồng hành “dai dẳng” và “bất đắc dĩ”. Lo lắng có thể cuốn trôi chúng ta như một làn sóng thủy triều hoặc hoạt động như một lực đẩy thầm lặng dưới bề mặt của cuộc sống hàng ngày. Với những câu chuyện đôi lúc vui nhộn và xen chút đau lòng, Lemer đưa chúng ta từ “nỗi sợ hãi” để đến những bài học khó khăn nhất mà vũ trụ gửi gắm, bạn sẽ hiểu được nỗi lo lắng của bản thân, có được những bước hành động đơn giản để tống cổ sự lo lắng, sợ hãi và hổ thẹn không mong muốn khỏi cuộc đời mãi mãi.

Tại sao chúng ta lo lắng, sợ hãi?

“Chúng ta được sinh ra với tình yêu. Nỗi sợ hãi là những gì chúng ta đã học được ở thế giới này.” - Marianne Williamson

Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta chưa biết gì về thế giới. Trong thế giới của một đứa trẻ vừa chào đời, không có các tiêu chuẩn, không có quy tắc cứng nhắc và các quy định phải tuân theo. Không có chỗ cho sự đánh giá hay phán xét bản thân và người khác. Chúng ta vẫn chưa biết chán ghét hay không hài lòng với chính mình. Và chúng ta tò mò mọi thứ về thế giới, để vui chơi, để học hỏi và phát triển.

Tất cả chúng ta đều được sinh ra là những linh hồn tự do. Nhưng sau đó, môi trường sống bao gồm: gia đình, trường học, tôn giáo và hệ thống chính trị đã hình thành nên suy nghĩ và cách hành xử của mỗi người. Tìm mua: Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee

Sợ hãi là một trong những thói quen mà ta đã học được. Khi còn bé, chúng ta thường không sợ thất bại, không ngại cố gắng, vấp ngã là đứng dậy. Đó là cách mà chúng ta học những bước đi đầu tiên. Chúng ta không cảm thấy xấu hổ, cũng không trừng phạt mình mỗi khi vấp ngã, chúng ta chỉ đơn giản đứng dậy và thử bước đi một lần nữa.

Lúc còn là những đứa trẻ, chúng ta chẳng hề lo sợ khi bước khỏi vùng thoải mái của mình và thử những điều mới mẻ. Vậy nỗi lo lắng, sợ hãi là gì và tại sao chúng ta lại sợ hãi quá nhiều thứ? Thực tế thứ chúng ta thiếu chính là hiểu biết về tâm trí của bản thân, về bản chất của nỗi sợ hãi và cách chúng vận hành.

Có gì trong cuốn sách “Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi”

Cuốn sách Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi sẽ giúp bạn nhìn thẳng vào nỗi sợ, thách thức bạn phải nhìn nhận cảm xúc khó khăn này vừa như một vật cản lại vừa như một người bạn. Thay vì né tránh các cảm xúc đó, hãy coi sự lo lắng và sợ hãi là cần thiết, các cảm xúc có thể giẫm nát hi vọng của chúng ta nhưng cũng thúc đẩy chúng ta chấp nhận các rủi ro lành mạnh; chúng đe dọa các mối quan hệ của chúng ta nhưng cũng giúp bảo vệ các mối quan hệ đó; chúng khiến chúng ta trở nên dễ đoán trước nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang còn sống.

Trong ba chương đầu tiên, tác giả sẽ đưa ra một số ví dụ “nhẹ nhàng” của nỗi sợ để minh họa rằng việc đối mặt với việc sợ một điều gì đó (ở đây là sự chối bỏ và việc phát biểu trước đám đông) không nhất thiết lúc nào cũng là một vấn đề u tối và nặng nề. Trong ba chương này, chúng ta sẽ thấy những lợi ích tiềm ẩn khi điều bạn ghê sợ thực sự xảy ra. Chương 4 và chương 5 giải thích cách nỗi sợ giữ cho chúng ta sống sót và khỏe mạnh, và cả cách nó tàn phá những hoạt động của chúng ta trên mọi khía cạnh. Chương 6 bật mí lý do tại sao chúng ta sợ sự thay đổi, việc học điều mới và sự phiêu lưu - và tại sao làm vậy là chính đáng. Chương 7 chứng minh sự lo lắng không chỉ là nỗi sợ cá nhân mà còn là một thế lực vô hình chảy trong mọi hệ thống trong xã hội loài người. Tôi lấy ví dụ nơi công sở để chỉ rõ các dấu hiệu và triệu chứng của một hệ thống lo âu, và để chỉ ra cách chúng ta có thể kiểm soát sự lo lắng cá nhân hiệu quả hơn.

Chương 8, 9 và 10 bao gồm một cái nhìn sâu sắc hơn về những cách thức đau đớn mà qua đó vũ trụ dạy cho ta những bài học về nỗi sợ hãi và sự hổ thẹn, ví dụ như sở hữu một cơ thể có vẻ ngoài hoàn toàn “không như mơ” hoặc thậm chí là tệ hại; nỗi hổ thẹn về một thành viên trong gia đình hoặc về chính bản thân con người khiếm khuyết, không hoàn hảo trong ta. Chương 11 nói về những mặt ẩn giấu của lòng dũng cảm và thử thách vô tận giúp ta dám nói và hành động ngay cả khi chúng ta đang sợ, và đã tiếp thu những lời lăng mạ của người khác. Hy vọng thông qua cuốn sách, bạn sẽ hiểu được nỗi lo lắng của bản thân, có được những bước hành động đơn giản để tống cổ sự lo lắng, sợ hãi và hổ thẹn không mong muốn khỏi cuộc đời mãi mãi

Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi - Các cách giúp gạt bỏ sự lo lắng, xấu hổ để hành động tới thành công.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi PDF của tác giả Harriet Lerner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phi Lý Một Cách Hợp Lý (Dan Ariely)
LỜI GIỚI THIỆU ây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm. Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người. Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta. Tìm mua: Phi Lý Một Cách Hợp Lý TiKi Lazada Shopee 1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT) Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người. Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi. Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét. Thân, Dan ArielyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Một Cách Hợp Lý PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phi Lý Một Cách Hợp Lý (Dan Ariely)
LỜI GIỚI THIỆU ây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm. Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người. Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta. Tìm mua: Phi Lý Một Cách Hợp Lý TiKi Lazada Shopee 1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT) Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người. Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi. Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét. Thân, Dan ArielyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Một Cách Hợp Lý PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phải Trái Đúng Sai (Michael Sandel)
Là cuốn sách triết học đầu tiên trong bộ sách Cánh cửa mở rộng, Phải trái đúng sai tuy là một cuốn sách đòi hỏi nhiều suy luận, nhưng giá trị mà tập sách mang lại cho những độc giả kiên nhẫn là vô giá. Ở tập sách này, tác giả Michael Sandel sẽ mổ xẻ những vấn đề từng khuấy động nước Mỹ một thời, như vụ bê bối của tổng thống Bill Clinton, vấn đề về hôn nhân đồng tính trong nước dân chủ như Mỹ, huân chương nào cho những chiến sĩ tại Iraq,... Dưới góc nhìn riêng biệt của chính tác giả và của các triết gia nổi tiếng như Aristotles, Immunuel Kant, John Stuart Mill, John Rawls,... “Quyển sách không cố gắng chứng minh triết gia nào ảnh hưởng tới triết gia nào trong lịch sử tư tưởng chính trị, mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả xem xét cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình, để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy.” Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo. Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song. Tìm mua: Phải Trái Đúng Sai TiKi Lazada Shopee Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim. Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung quanh một cách có lý trí và điềm đạm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phải Trái Đúng Sai PDF của tác giả Michael Sandel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phải Trái Đúng Sai (Michael Sandel)
Là cuốn sách triết học đầu tiên trong bộ sách Cánh cửa mở rộng, Phải trái đúng sai tuy là một cuốn sách đòi hỏi nhiều suy luận, nhưng giá trị mà tập sách mang lại cho những độc giả kiên nhẫn là vô giá. Ở tập sách này, tác giả Michael Sandel sẽ mổ xẻ những vấn đề từng khuấy động nước Mỹ một thời, như vụ bê bối của tổng thống Bill Clinton, vấn đề về hôn nhân đồng tính trong nước dân chủ như Mỹ, huân chương nào cho những chiến sĩ tại Iraq,... Dưới góc nhìn riêng biệt của chính tác giả và của các triết gia nổi tiếng như Aristotles, Immunuel Kant, John Stuart Mill, John Rawls,... “Quyển sách không cố gắng chứng minh triết gia nào ảnh hưởng tới triết gia nào trong lịch sử tư tưởng chính trị, mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả xem xét cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình, để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy.” Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo. Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song. Tìm mua: Phải Trái Đúng Sai TiKi Lazada Shopee Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim. Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung quanh một cách có lý trí và điềm đạm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phải Trái Đúng Sai PDF của tác giả Michael Sandel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.