Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

XÃ HỘI VIỆT NAM - LƯƠNG ĐỨC THIỆP

- Tại sao người ta lại định dạng quốc gia Việt Nam bằng một cái tên lai ghép giữa Ấn và Hoa - INDOCHINOISE? Văn hóa Việt Nam đã vay mượn gì Trung Hoa, và định hình văn hóa cho dân tộc như thế nào? Người Việt đã tạo nên một xã hội riêng, một lối sinh hoạt thế nào mà trải qua bao thế kỷ dân tộc Việt Nam không bị tan chìm và đồng hóa trong khối Hán tộc?

- Tại sao người ta lại định dạng quốc gia Việt Nam bằng một cái tên lai ghép giữa Ấn và Hoa - INDOCHINOISE? Văn hóa Việt Nam đã vay mượn gì Trung Hoa, và định hình văn hóa cho dân tộc như thế nào? Người Việt đã tạo nên một xã hội riêng, một lối sinh hoạt thế nào mà trải qua bao thế kỷ dân tộc Việt Nam không bị tan chìm và đồng hóa trong khối Hán tộc?

- Tại sao luân lý Khổng Mạnh không đem áp dụng được toàn vẹn trong xã hội Việt Nam? Người Việt đã kiến tạo nên một văn minh khác hẳn với Trung Hoa ra sao? Tại sao cùng một mô hình chế độ, dưới cùng luân lý Khổng Mạnh, mà vai trò của người phụ nữ Việt Nam lại cao hơn hẳn vai trò của người phụ nữ Trung Hoa?

- Mối liên hệ giữa chế độ xã hội với phương thức sản xuất đã được nhìn nhận như thế nào qua sự tiến hóa của dân tộc Việt?

- Tại sao cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng lại thất bại? Tại sao cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không thành công? Tại sao triều Quang Trung lại nhanh chóng sụp đổ?

- Tại sao Trung Quốc có giặc Khăn Vàng, có Minh Giáo của Trương Vô Kỵ, có Bạch Liên giáo, có Thái Bình Thiên Quốc. Nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam không có bất kỳ một cuộc khởi nghĩa quy mô nào mượn danh nghĩa Tôn Giáo?

- Tại sao người Việt Nam thông minh nhưng bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm tháng qua đi vẫn không sản sinh ra được một luận thuyết nào? Tại sao người Việt Nam lại không có được bất kỳ công trình kiến trúc hoành tráng để đời?Xã Hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực: Văn hóa - Xã hội - Lịch sử - Tôn giáo - Kinh tế - Chính trị từ sơ sử đến cận đại, có thể nói đây là một tác phẩm đỉnh cao về khảo cứu xã hội Việt Nam theo lối xã hội học. Tường minh và chi tiết, chặt chẽ và trung thực với cái nhìn thống quát cả cuộc tiến hóa của dân tộc suốt qua lịch sử để dò xét cái quá trình phát triển biện chứng.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

THẦN TIỀN - TẢN-ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU
Có nhiều là giầu Có nhiều là giầuCó ít là nghèo Có ít là nghèoAi mà không có Ai mà không cóKhốn khó trăm điều! Khốn khó trăm điều!Thần Tiền! Cuốn tiểu thuyết đối thoại của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tiên sinh làm vào khoảng 1917-1919 tả hai đồng bạc con gái năm canh nói chuyện với nhau về công dụng đồng tiền ở thế giới và tội ác của xã hội vì tiền mà sinh ra: nhất là những tội ac tiền ở xã hội ta hồi bấy giờ. Kết luận tác giả cho là người ta chỉ sỡ dĩ vì tiền mà mắc vào tội ác chỉ ở sự kém đạo đức. Nếu làm cách nào cho người ta giầu lòng đạo đức lên thì công dụng và ích lợi của đồng tiền lại vô giá. Thần Tiền! Cuốn tiểu thuyết đối thoại của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tiên sinh làm vào khoảng 1917-1919 tả hai đồng bạc con gái năm canh nói chuyện với nhau về công dụng đồng tiền ở thế giới và tội ác của xã hội vì tiền mà sinh ra: nhất là những tội ac tiền ở xã hội ta hồi bấy giờ. Kết luận tác giả cho là người ta chỉ sỡ dĩ vì tiền mà mắc vào tội ác chỉ ở sự kém đạo đức. Nếu làm cách nào cho người ta giầu lòng đạo đức lên thì công dụng và ích lợi của đồng tiền lại vô giá.
Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy Anh
Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy AnhChữ Nôm là gì?Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, nhưng đó là điều kiện cần thiết chứ không phải điều kiện đầy đủ. Còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số quy luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt Nam và tiếng Hán Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm. Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày nữa. Thứ cổ tự này không được dạy riêng cho nên hiện nay rất ít người biết đọc. Nhưng là chữ dân tộc, nó đã cùng với chữ Hán mang chứa một phần quan trọng văn hóa dân tộc của ta, mà hiện nay một mình Thư viện Khoa học Xã hội ở Hà Nội cũng còn giữ được đến 1186 quyển sách chữ Nôm. Trong công cuộc nghiên cứu văn hóa cổ của nước ta, nếu không biết chữ Nôm thì làm sao khai thác được cả cái vốn cổ chữ Nôm còn giữ được ở thư viện đấy và chắc là cũng còn rải rác trong dân gian?Nghiên cứu chữ Nôm như thế nào?Để nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống thì phải nói đến người Pháp A. Chéon là người đầu tiên. Ông soạn sách Cours de Chữ Nôm làm giáo trình dạy cho người Pháp học tiếng Việt Nam, nhưng hiện chúng tôi không có sách ấy (bản của Thư viện Khoa học Xã hội đã bị mất từ lâu, không thấy có trong số sách chúng ta tiếp quản của Viện Viễn Đông bác cổ). Kế đến các nhà học giả Trung Quốc Văn Hựu, tác giả bài "Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp của nó với chữ Hán", đăng trong Yên kinh học báo kỳ 14, bài này đã được nhà học giả Nhật Bản Sơn Bản Đạt Lang giới thiệu trong Đông Dương học báo quyển 22, số 2, năm 1935. Sau nữa có nhà học giả Trung Quốc khác là Vương Lực, năm 1948 viết một bài nghiên cứu về tiếng Hán Việt, mục cuối cùng nghiên cứu về chữ Nôm đề là "Chữ Việt phỏng theo chữ Hán mà tạo thành". Hai tác phẩm sau đó chỉ nhằm giới thiệu chữ Nôm với người ngoại quốc nên chỉ là nghiên cứu về một vài khía cạnh, đặc biệt là cách cấu tạo của chữ Nôm thôi.Người Việt Nam thì chưa ai nghiên cứu chữ Nôm được kỹ. Đại khái từ ông Nguyễn Văn Tố (năm 1930) đến ông Trần Văn Giáp (năm 1969), các nhà hoặc chỉ là nhân nghiên cứu văn học Việt Nam mà suy nghĩ về nguồn gốc chữ Nôm, hoặc chỉ mới là dẫn những tài liệu cũ mà trình bày những ý kiến khác nhau về vấn đề ấy.Nhằm giúp đỡ các bạn thanh niên làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm mà khai thác cái kho tàng sách Nôm hiện có, chúng tôi dựa vào những yêu cầu trình bày trên kia mà soạn sách Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến với một chương cuối nói về cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc.Chúng tôi lại thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm của ta.Đây là một cố gắng đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu chữ Nôm của tôi, tự cảm thấy còn nhiều thiếu sót, mong các nhà học giả, nhất là các nhà ngôn ngữ học, chỉ chính.
Nếp cũ con người Việt Nam
Với bộ sách Nếp cũ gồm: Con người Việt Nam; Tín ngưỡng Việt Nam; Làng xóm Việt Nam; Hộ hè đình đám của tác giả Toan Ánh, Nhà xuất bản Trẻ mong được cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong  tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Biết những điều tốt đẹp, nhận chân giá trị đích thực những gì thuộc về văn hóa cổ truyền, những cái hay, cái lạ của ông cha từ thời mở nước và giữ nước đặng gìn giữ những vốn quý hay, lạ, hợp lẽ đời, để đối nhân xử thế đầy nhân hậu, yêu thương và đồng cảm giữa người với người trên quê hương Việt Nam.Với tác phẩm Nếp cũ - Con người Việt Nam, tác giả Toan Ánh đặt con người Việt Nam thông qua các mối tương quan gia đình, tín ngưỡng, giao tế xã hội cùng tập quán để mà tìm hiểu nhưng không quên khảo xét những sự thay đổi theo thời gian của những phong tục. Trên nền các mối tương quan đó, con người Việt Nam hiện lên với những bản sắc riêng biệt mang đậm hồn cốt riêng tư của dân tộc, bản sắc đó làm cho người Việt Nam trở nên đặc biệt, độc đáo trong cộng đồng quốc tế.
Múa thiết lĩnh... Ném bút chì (Tài liệu võ thuật) - Toan Ánh
Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ. Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta.Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng.