Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bùi Viện với cuộc duy tân của Triều Tự Đức

Bùi Viện là nhà ngoại giao đầu tiên trong lịch sử nước ta sang Mỹ và đã hai lần gặp Tổng thống Mỹ. Các cứ liệu viết về cuộc công du của Bùi Viện không nhiều. Tác phẩm duy nhất viết về sự kiện này “Bùi Viện và Chính phủ Mỹ” của nhà sử học Phan Trần Chúc in từ năm 1945, mới đây, NXB Văn hóa Thông tin in lại với cái tên “Bùi Viện và cuộc duy tân của triều Tự Đức thế kỷ XIX”. Tuy nhiên, với số sử liệu sơ sài này, chúng ta cũng có thể hình dung được tư duy táo bạo trong tư tưởng cứu nước của Bùi Viện. Từ cửa biển Thuận An (Huế), sau hai tháng, Bùi Viện đến được Hương Cảng (Hồng Kông). Tại đây, Bùi Viện đã gặp gỡ và quen thân với một viên sứ thần (đại sứ bấy giờ) Mỹ. Vị sứ thần này rất thông thạo tiếng Hán nên qua người bạn này, Bùi Viện biết Hoa Kỳ trước đây là một nước lạc hậu và cũng chịu cảnh chia rẽ Nam Bắc như Trịnh - Nguyễn, nhưng đến nay đã thống nhất đất nước và phát triển thịnh vượng. Bùi Viện coi đây như là tấm gương để học tập. Ông quyết định không sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh như một số người đã làm mà sang Mỹ - một đất nước hoàn toàn xa lạ với người Việt lúc đó. Đó là hành động sáng suốt trên tầm thời đại, thể hiện rõ bản lĩnh của Bùi Viện.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung - PGS.TS Đỗ Bang
Mùa hè năm 1977, tôi được vinh dự tham gia đoàn khảo sát về Phong trào Tây Sơn ở các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thông nhất, do Giáo sư Phan Huy Lê phụ trách. Tôi đã được làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê tại Huế và Bình Định trong nhiều ngày. Đó là kỷ niệm sâu sắc và cũng là vốn liếng quý để cho tôi tiếp bước hành trình tìm hiểu về thời đại Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung. Cuối năm 1977, tôi đã xác minh được Núi Bân, nơi vua Quang Trung làm lễ lên ngôi và xuất quân đánh giặc Thanh năm 1788. Cũng vào thời gian đó, tôi đã tìm được quê quán và thân thế của Trung thư phụng chánh Trần Văn Kỷ, một danh thần của triều Tây Sơn. Đó là những thành tựu bước đầu để tôi tự động viên mình dấn thân một cách nhiệt thành trên con đường khám phá về Hoàng đế Quang Trung.Đến nay đã tròn 30 năm, cuộc hành trình khám phá về Hoàng đế Quang Trung đối với tôi chỉ mới là một phần trong muôn điều cần tìm hiểu. Có những vấn đề tôi đã đặt ra 30 năm qua, nay cũng chỉ dừng lại ở điểm xuất phát, như tìm kiếm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung, kinh thành Phú xuân dưới thời Tây Sơn...Tôi vẫn biết cuộc hành trình này còn dài và còn nhiều gian khổ. Nhưng được sự động viên của nhiều bạn đọc trong nước và nước ngoài đã đọc sau 4 lần tái bản cuộn sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, cùng nhiều thế hệ sinh viên 25 năm qua cùng với tôi tìm tòi, thảo luận về chuyên đề Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung.Tôi tự biệt sức mình có hạn, nhưng sẽ đem hết khả năng để khôi phục chân dung và những công hiến to lớn của Hoàng đế Quang Trung trong lịch sử dân tộc, cũng để làm phong phú cho bài giảng đối với sinh viên và đáp ứng sự mong đợi của bạn đọc gần xa.Huế, tháng 4 năm 2006PGS. TS ĐỖ BANG
Những bí mật về chiến tranh Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc - Daniel Ellsberg
Daniel Ellsberg (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1931) là chuyên viên phân tích của Quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ trong RAND Corporation. Ông đã dấy lên một cuộc bút chiến chính trị toàn quốc vào năm 1971 khi tung ra Hồ sơ Lầu Năm Góc, một tài liệu nghiên cứu tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các dính líu của chính quyền với cuộc chiến Việt Nam được thực hiện vào năm 1967.Năm 1971, Daniel Ellsberg, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam. Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI)
Ngô Thì Nhậm toàn tập (Tập 1)
Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Ngô Thì Nhậm (1746-1803), một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà nguyên quán người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc văn võ song toàn, với truyền thống dòng họ và được sự giáo dưỡng của ông cha, Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 30 tuổi, Ngô Thì Nhậm thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Sau đó, Ngô Thì Nhậm đã giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Khi nhà Lê mất, Ngô Thì Nhậm đã vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng. Khi gặp Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã nhận xét “Ngô Thì Nhậm là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời.” Sau đó, Ngô Thì Nhậm được bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và được Vua Quang Trung giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm đã hết lòng phục vụ triều đại Tây Sơn và bằng tài trí của mình, ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những cống hiến của Ngô Thì Nhậm cho triều đại Tây Sơn đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trên các lĩnh vực, như chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hoá, Ngô Thì Nhậm là một trong những tác gia tiêu biểu của thời kỳ Tây Sơn về: văn học, sử học và triết học. Khi nhà Lê mất, Ngô Thì Nhậm đã vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng. Khi gặp Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã nhận xét “Ngô Thì Nhậm là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời.” Sau đó, Ngô Thì Nhậm được bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và được Vua Quang Trung giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm đã hết lòng phục vụ triều đại Tây Sơn và bằng tài trí của mình, ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những cống hiến của Ngô Thì Nhậm cho triều đại Tây Sơn đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trên các lĩnh vực, như chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hoá, Ngô Thì Nhậm là một trong những tác gia tiêu biểu của thời kỳ Tây Sơn về: văn học, sử học và triết học.
Hội kín xứ An Nam
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa. Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín. Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín: “Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa.Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng. Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam ” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam. Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.