Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gắng Sống Đến Bình Minh (Vasil Bykau)

Gắng sống đến bình minh là một truyện vừa khai thác đề tài cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) của nhà văn Vasil Bykaŭ, ra đời năm 1973.

Tác phẩm là một câu chuyện sinh động và nhiều cảm xúc về những suy nghĩ, hành động của một sĩ quan trẻ trước gian nguy thử thách, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả.

Bối cảnh truyện diễn ra vào mùa thu năm 1941. Anh chiến sĩ 22 tuổi Igor Ivanovsky mới tốt nghiệp trường sĩ quan, chàng trai trẻ đã trải qua một mối tình tuyệt đẹp với một nữ sinh. Và tình yêu đã gắn kết họ vào lúc bình minh.

Trong một trận đánh, Igor bị thương tới mức gần như kiệt sức. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ lúc bình minh thức giấc, chờ quân thù đi qua để tiêu diệt và họa may ra mới hoàn thành nhiệm vụ.

Chàng Trung úy trẻ chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Nhiều nhất là mối tình với một người, một bạn học, một đồng chí, một điệp viên Hồng quân - Yaninka. Anh bỗng nuối tiếc vì không thể nói ra tình cảm của mình khi chia tay.*** Tìm mua: Gắng Sống Đến Bình Minh TiKi Lazada Shopee

“Gắng Sống Đến Bình Minh" là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng Sống Đến Bình Minh" và “Đài tưởng niệm" đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ).

Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh.

“Ra tới bờ sông, chỗ này hoàn toàn yên tĩnh, chỉ thấy hơi oi bức. Ianinca chạy theo những hòn đá nhăn xuống tận mép nước. - Xuống đi anh, trong lúc bố còn đang ngủ; em sẽ chỉ cho anh xem vườn cảnh của em. Hoa rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”.

Và trước một trận đánh đơn độc chỉ còn một mình trung úy chỉ huy 22 tuổi là anh, anh chờ đợi nổ tung cả bản thân mình. Nhưng muốn làm công việc vĩ đại đó vì lòng dũng cảm hi sinh cho đất nước, anh cần chờ đến bình minh. Vì sao vậy? Anh đã bị thương kiệt quệ sức lực, không còn có thể tiến đánh hoặc nấp chờ giặc lúc đêm tối. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ bình minh thức dậy, lúc đó kẻ địch sẽ đi trên đường và hi vọng tiêu diệt kẻ thù họa may ra mới thực hiện được.

“Khoảng thời gian đó băng giá và buốt lạnh cứ thấm dần vào nội tạng, anh cảm thấy rất rõ. Tuy đang ở trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, nhưng anh vẫn tri giác được cái lạnh giá đột nhập vào cơ thể kiệt quệ của anh.

Anh cần cố phải sống, chờ đến bình minh”.

Tình yêu mở đầu vào lúc bình minh và cố sống - không cho phép mình được chết dù cơ thể đã cạn kiệt - tới bình minh để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình: hi sinh cho tổ quốc vĩ đại. Toàn bộ truyện toát lên khí thế anh hùng của lớp trẻ được rèn luyện và giáo dục, trung thành vì tổ quốc. Đất nước cần và mãi mãi cần những con người anh hùng như thế, như trung úy 22 tuổi Ivanôpxki trong truyện này.

Tác giả Vasil Bykaŭ đã từng có nhiều truyện được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam, như các truyện vừa đầy xúc động: Bài ca núi Anpơ, Phát tên lửa thứ ba, Xôtnhicôp... “ Gắng Sống Đến Bình Minh" cũng là một loại truyện đầy bút lực của nhà văn. Tất cả những tình huống đầy kịch tính, hiểm nghèo xảy ra với người chiến sĩ Xô Viết, tưởng chừng có thể đánh quỵ ý chí của họ. Nhưng không, bằng sức mạnh tinh thần, bằng đạo đức chân chính của người chiến sĩ vì tổ quốc - như Ivanôpxki - họ vượt khỏi sự gục ngã, không tuyệt vọng buông xuôi mà cố tìm một con đường, một cách để chiến thắng anh dũng vì tổ quốc. Truyện làm chúng ta thật sự cảm động và tin tưởng vào con người - những con người bắt nguồn từ một nền giáo dục trong sáng, rèn luyện ý chí mạnh mẽ với đạo đức của người anh hùng.

“Gắng Sống Đến Bình Minh" luôn mang tới những cảm giác mới cho mọi người chúng ta và vì vậy, truyện luôn luôn là cần thiết và có ích. Cũng cần phải nói tới nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kết cấu tác phẩm giúp ta có cái nhìn đầy đủ, không nhàm chán.

Nhà xuất bản xin được giới thiệu “Gắng Sống Đến Bình Minh” từ bản dịch của PGS. TS. Nguyễn Trọng Báu và Thành Châu tới các bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin

***

Bị cóng lạnh vì rét buốt, nhưng dù sao Ivanôpxki vẫn tỉnh lại được, anh nhớ ra ngay: anh đang ở đâu và cần phải làm gì. Mục đích cuối cùng của anh vẫn sống trong anh ngay cả khi anh bất tỉnh, anh chỉ không biết rằng anh đã bị ngất bao lâu và không biết mình có còn khả năng nữa không. Phút đầu tiên tỉnh lại anh lo sợ mình đã bị chậm: trên đường im ắng, không có một tiếng động nào vọng tới. Gió rít từng cơn trên cánh đồng và bỗng một trận gió tuyết thốc tới phủ kín đến tận vai anh, đôi cánh tay tê dại đến nỗi những ngón không sao cử động nổi. Nhưng anh vẫn nhớ phải bò cho được tới đường cái, chỉ đến tận đấy cuộc hành trình của anh mới được coi là kết thúc.

Một cuộc giao tranh tuyệt vọng với tuyết lại bắt đầu, Ivanôpxki bò chậm, chỉ mong mỗi phút được một mét, không hơn. Sức đã kiệt lắm rồi, anh không còn tựa được lên bằng khuỷu tay, mạng sườn ngập sâu vào tuyết và sức tựa chủ yếu bằng chân. Anh cũng không hiểu sao chân bị thương lúc này không cảm thấy đau. Nhưng ở ngực tất cả lại như đang bị thiêu đốt, mọi đau đớn bây giờ như tập trung cả ở đây. Anh rất sợ, một lần nữa máu lại ộc ra khỏi họng, đến lúc đó đối với anh, mọi cái sẽ kết thúc, vì thế anh tránh thở sâu, anh không cho phép mình khạc nhổ ra. Anh giữ gìn lá phổi đã bị bắn thủng như giữ một thứ cần nhất, vì những giây phút cuối cùng của đời anh hoàn toàn phụ thuộc vào nó.

Thể lực của Ivanôpxki đã giảm sút tới mức quá tồi tệ và anh rất hiểu điều đó. Còn tri giác của anh, giống như một diễn viên đi trên dây, luôn luôn đung đưa giữa cái đang tồn tại và cái mê man bất tỉnh, bát cứ lúc nào cũng sẵn sàng rơi vào cái chết, anh cố sức chịu đựng cái đau đớn quá lớn đang choán hết tâm trí. Anh không cho phép mình bị mê man bất tỉnh chừng nào chưa tới đường.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gắng Sống Đến Bình Minh PDF của tác giả Vasil Bykau nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tam Quốc Chí - Ngô Chí (Trần Thọ)
Tam quốc chí là sử liệu chính thức về thời đại Tam Quốc, do sử gia Trần Thọ biên soạn hoàn chỉnh vào những năm cuối thế kỉ thứ ba, sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc chưa lâu, do đó các sự kiện lịch sử vẫn còn rất mới, truy tìm được rõ căn cứ tác giả ghi chép lại đầy đủ, chân thực, có gốc ngọn. Sách viết xong dâng lên Tấn Vũ đế, toàn sách có 66 thiên gồm (01 thiên Tự lục, nay đã thất truyền) và ba phần sử liệu riêng biệt: Ngụy thư (30 thiên), Thục thư(15 thiên), Ngô thư (20 thiên).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tam Quốc Chí - Ngô Chí PDF của tác giả Trần Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Việt - 12 Khúc Tráng Ca (Dũng Phan)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Việt - 12 Khúc Tráng Ca PDF của tác giả Dũng Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)
Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: "Sự va chạm của các nền văn minh?". Tiêu đề đó cho thấy tác giả của nó có phần hoài nghi: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Và thực tế, nội dung của bài viết đã nói lên rằng sự đụng độ là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới. Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây. Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá. Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.*** Samuel Phillips Huntington (18 tháng 4 năm 1927 - 24 tháng 12 năm 2008) là một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng ở Hoa Kỳ, nổi tiếng khắp thế giới qua tác phẩm Cuộc chiến giữa các nền văn minh (Clash of Civilizations), giúp lý giải một trật tự thế giới mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lý thuyết gần đây của ông về bản sắc Hoa Kỳ cũng gây ra nhiều tranh cãi khi cho rằng nước Mỹ đã phân cực thành người Mỹ mang bản sắc Tin Lành truyền thống và người Mỹ gốc Latin nhập cư từ Mexico. Tìm mua: Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee Cậu bé Samuel chào đời ở New York năm 1927, tốt nghiệp Đại học Yale năm 1946, lấy bằng thạc sĩ Đại học Chicago năm 1948 và tiến sĩ Đại học Harvard năm 1951. GS Huntington đã viết tổng cộng chừng 17 quyển sách, giảng dạy ở Harvard 58 năm cho đến ngày nghỉ hưu hoàn toàn năm 2007. Vào năm 1993 Samuel Huntington đăng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs về Cuộc chiến giữa các nền văn minh mà sau này xây dựng lên thành hệ thống lý thuyết và quyển sách The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, xuất bản bằng 39 thứ tiếng trên thế giới. Nội dung lập luận này nhằm phản biện giả thiết của Francis Fukuyama cho rằng Lịch sử đã kết thúc, sau ngày hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Theo Huntington, chính trị thế giới vẫn tiếp tục vận hành, không phải qua mâu thuẫn giữa các thể chế và quốc gia, mà là giữa các nền văn minh, có thể kéo theo xung đột vũ trang trên chiến trường. Một trong những điểm có nhiều khả năng bùng nổ chiến tranh là vùng Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, với ngòi nổ là nguồn dầu khí nhưng bề sâu là các khác biệt văn hóa/văn minh và sự tham gia của các bên trong một thế giới đã đổi chiều. Thời điểm được cho là sẽ nổ ra cuộc chiến đó là vào năm 2010 trong một thế giới bao gồm các cực là 8 nền văn minh lớn: phương Tây, Mỹ La Tinh, Hồi Giáo, châu Phi, Chính Thống giáo, Hindu, Nhật và Sinic (TQ, VN và Triều Tiên).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)
Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy tân ở Trường Đông Kinh nghĩa thục, người bị mất tích ở nước ngoài, người bị thực dân truy nã, người lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Tháp Mười. Từ đó, bác Ba ông sống lập nghiệp luôn ở miền Tây Nam Việt. Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công Chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kể từ đó ông công tác và định cư luôn ở miền Nam cho đến ngày qua đời. Năm 1935 bắt đầu viết du kí, kí sự, tiểu luận, dịch tác phẩm văn chương, đến năm 1945 có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thuỷ lợi (Hydraulique) thường được đi các tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. Sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Tháp, Long Xuyên, đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hoá. Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn du kí khoa học có tên: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, sách tuy mỏng mà tác giả bỏ ra nhiều công sức. Nguyên sách được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kĩ sư do đề nghị của bạn học hiện là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hoè). Tác phẩm viết xong, nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười, năm 1954 ông viết lại, xuất bản trong năm đó và được tái bản nhiều lần. Từ đó, hàng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả. Tìm mua: Sử Trung Quốc TiKi Lazada Shopee Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới mà không thiếu tính nghệ thuật. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề, như: Ngôn ngữ họcGương danh nhânTự luyện đức tríGiáo dụcCảo luậnDu kíDịch thuậtTriết học: Gồm Đại cương triết học Trung Quốc (2 cuốn - 1996), Nho giáo một triết lí chính trị (1958), Liệt tử và Dương tử (1972), Một lương tâm nổi loạn (1970), Bertrand Russell (1971), Mạnh tử (1974)…Văn học: Gồm một số tác phẩm đặc sắc và công phu như: Hương sắc trong vườn văn (2 cuốn, 1962), Luyện văn (3 cuốn, 1953), Tô Đông Pha (1970), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 cuốn, 1955), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 cuốn, 1968)… giới thiệu được những tinh hoa của văn học nói chung và văn chương Việt Nam, Trung Hoa nói riêng.Sử học: Gồm một số tác phẩm về lịch sử và văn minh thế giới như: Lịch sử thế giới (4 cuốn, 1955), Bài học Israël (1968), Bán đảo Ả Rập (1969), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Lịch sử văn minh Ấn Độ (1974), Bài học của lịch sử (1972), Nguồn gốc văn minh (1971), Lịch sử văn minh Ả Rập (1969), Sử kí Tư Mã Thiên (1970), và bộ sử này (Sử Trung Quốc 3 cuốn) là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh và sử thế giới.Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đây là tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”. Trong thư tịch Việt Nam, trước thế chiến chúng ta đã có Trung Hoa sử cương[1] của Đào Duy Anh và những năm 50 có Trung Quốc sử lược[2] của Phan Khoang. Thật ra hai tác phẩm này được Đào Duy Anh (1904-1988), Phan Khoang (1906-1971) viết cho chương trình Trung học và có tính cách phổ biến kiến thức phổ thông nhằm giúp độc giả thiếu điều kiện ngoại ngữ (nhất là chữ Hán) có cái nhìn tổng quan về lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, hai cuốn trên đã giúp ích được rất nhiều cho đa số bạn đọc Việt Nam trên nửa thế kỉ nay. Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Như trên đã nói, đây là một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc… rồi “Hoa hoá” (Hán hoá) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm nhường này, tác giả đã phác thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày cặn kẻ các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học mà còn đào sâu được bề dày lịch sử, một nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó - xem thư mục ở cuối sách); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc. Ông đã phác họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. Tác giả chia lịch sử Trung Quốc ra làm 3 thời kì. Điều này khác hẳn các sử gia khác khi nghiên cứu sử Trung Quốc. Đa số các học giả phương Tây chia (mà một số sử gia Trung Hoa theo) lịch sử thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc thành: thời thượng cổ, Trung cổ, Cận cổ, Cận đại, Hiện tại. Theo tác giả, các danh từ trên chúng ta mượn của phương Tây và những khái niệm ấy cũng không thể áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được vì lịch sử Trung Hoa từ đời Hán đến cuối đời Thanh, diễn tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đâu là hết thời Trung cổ, tới đâu là hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao? Có lẽ quan niệm như vậy, tác giả chia sử Trung Quốc ra làm ba thời kì: Thời Nguyên thuỷ và thời Phong kiến gom làm một (gọi là phần 1) vì theo ông ngày nay chúng ta không biết được chắc chắn tới đâu bắt đầu thời phong kiến.Thời Quân chủ từ Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Đây là thời kì dài nhất trên 21 thế kỉ, thời này ông tách làm hai:Từ Hán tới Nam Tống (phần II)Từ Nguyên tới cuối Thanh (phần III)Thời Dân chủ từ cách mạng Tân Hợi (1911) tới ngày nay (1982) (phần IV).Một điểm độc đáo của bộ sách này như trên đã nói, tác giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc mà đào sâu được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment original). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh khác nhưng tồn tại lâu dài nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đã có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với hàng trăm dân tộc khác nhau. Và cũng chính nền văn minh ấy họ đã “Hoa hoá” được các nền văn minh khác, các tôn giáo khác, các học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh khác không có được. Chính ở khía cạnh này, tác giả đã làm nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho - Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua cách phân tích, đánh giá của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng là điều nổi bất trong gần 1000 trang in mà các bộ sử khác chưa nêu được. Và có lẽ nặng về khía cạnh “nhân văn” này mà tác giả phần nào làm loãng đi những chiến công của sử Trung Quốc. Độc giả khó tính chắc sẽ phiền sử gia họ Nguyễn thiên vị? Có lẽ theo quan điểm nhân văn ấy ông kết luận về khía cạnh trên như sau: “Đọc sử thời quân chủ của Trung Hoa, tôi buồn cho dân tộc đó thông minh, giỏi tổ chức mà không diệt được cái họa ngoại thích và hoạn quan gây biết bao thống khổ cho dân chúng đời này qua đời khác. Nhưng tôi rất trọng họ, mến họ vì triều đại nào cũng có hằng ngàn hằng vạn người coi cái chết nhẹ như lông hồng, tuẫn tiết vì nước chứ không chịu nhục, và những thời triều đình “vô đạo” thì vô số kẻ sĩ coi công danh, phú quý như dép cỏ, kiếm nơi non xanh nước biếc dắt vợ con theo, cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống, sống một đời thanh khiết, làm thơ, vẽ để tiêu khiển, hoặc trứ tác về triết, sử, tuồng, tiểu thuyết để lưu lại hậu thế. Đọc đời các vị đó tôi luôn luôn thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Chưa có một bộ sử nào của Tây phương cho tôi được cảm tưởng đó”. (Sđd trang 294) Các nhận xét đó bàng bạc suốt tác phẩm. Tính đến năm 1975 ông xuất bản đúng Một trăm tác phẩm (100) với các thể loại vừa kể. Từ năm 1975 cho đến khi qua đời, ông còn viết hơn 20 tác phẩm khác như: Tourguéniev, Gogol, Tchékhov, Đời nghệ sĩ, Để tôi đọc lại, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trang tử - Nam Hoa kinh, Lão tử - Đạo đức kinh, Khổng tử - Luận ngữ, Đời viết văn của tôi (1966), Hồi kí (1992), nhất là bộ sử Trung Hoa mà chúng tôi vừa nhắc ở trên. Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong một vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Đó là thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được đa số quần chúng độc giả trân trọng kể cả học sinh, sinh viên. Những năm 60, 70 chính phủ Sài Gòn đã trân tặng ông (cùng Giản Chi) Giải thưởng văn chương toàn quốc (1966) và Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cùng với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không dự giải. Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là những đóng góp lớn cho học thuật Việt Nam thời hiện đại. Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) đến ngày 22 tháng 12 năm 1984, ông bệnh mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, thi hài được hoả táng ở Thủ Đức, để lại sự thương tiếc trong lòng nhiều làm văn hóa và bạn đọc thương mến trong và ngoài nước. Nguyễn Q. Thắng(12-1966) Ghi chú: Bài viết ở trên và phụ lục III (Sách tham khảo) ở cuối eBook là do tôi chép từ bản in của Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh, năm 2006 (trọn bộ 3 cuốn - 812 trang). Ngoài ra tôi còn dùng bản này sửa lỗi và bổ sung các hình ảnh, các đoạn mà bản nguồn (tức bản đăng trên Việt Nam Thư Quán) chép thiếu, trong đó có đoạn thiếu đến 27 trang, mà bản của nhà Tổng hợp Hồ Chí Minh cũng có nhiều chỗ sai sót. Trong eBook này, để khỏi rườm, nhiều chỗ tôi sửa sai mà không chú thích. (Goldfish).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Trung Quốc PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.