Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiền Và Sức Khỏe (Đỗ Hồng Ngọc)

Mục lục

1. Lời ngỏ

2. Thiền và sức khỏe

3. Thiền định Phật giáo

4. Kinh nhập tức xuất tức niệm (Anàpànasati Sutta) Tìm mua: Thiền Và Sức Khỏe TiKi Lazada Shopee

5. Stress

6. Thở để chữa bệnh

7. Lợi ích của thở bụng

8. Thiền và Thở

9. Những sai lầm thường gặp

10. Thiền và ăn

11. Thiền và ngủ

12. Thiền và Yoga

13. Thiền với trí thức

14. Thiền với doanh nhân

15. Thiền với sinh viên

16. Thiền và... những câu hỏi

THIỀN & SỨC KHỎE

Lời ngỏ

Tôi đến với Thiền rất trễ, gần tuổi 60. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc thiền, biết thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, Minh Châu, Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức với người ta thế thôi.

Tôi cảm thấy thiền là cái gì đó huyền bí xa vời, chỉ dành riêng cho một giới nào đó, có phần như dị đoan mê tín nên chỉ “kính nhi viễn chi”. Tôi là một bác sĩ, hơn 12 năm làm ở Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn, rồi hơn 20 năm phụ trách Trung tâm truyền thông và Giáo dục sức khỏe, thực hiện các chương trình Săn sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care), tham gia giảng dạy ở các trường Y, viết sách báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi đi bệnh viện để mổ sọ não cấp cứu vì tai biến.

Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dây ở phòng hồi sức… hình như tôi đã trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm

Kinh “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu xa lạ.

“Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…” (Satipatthana, Tứ Niệm Xứ). Con đường độc nhất ư? Có thể dẫn tới thanh tịnh ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống trong một thời đại đầy “điên đảo mộng tưởng”, có thể diệt trừ khổ ưu ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống một nếp sống đầy khổ đau và phiền muộn, rồi thành tựu chánh trí nữa ư? Thì ra cái “trí” của ta bấy lâu chỉ là cái trí tích cóp, cái “thức” của ta bấy lâu chỉ là cái thức phân biệt, thị phi… Con đường nào đó vậy? Chính là thiền Anapanasati hay Nhập tức xuất tức niệm, cũng được dịch là An-ban thủ ý, đã được nói đến từ ngàn xưa, bây giờ được gọi là “Quán niệm hơi thở”: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra… Chỉ có vậy thôi sao? Tin được không?

Tìm hiểu thấu đáo, thực hành “miên mật” thì quả là có cơ sở khoa học để tin.

Gần đây ngày càng nhiều nhà sinh học, tâm lý học, hợp tác cùng các nhà sư dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền thì “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền định chỉ có thể thấy được một góc nào đó thôi, vì đằng sau còn biết bao điều “bất khả thuyết”, bất khả tư nghì!

Thế là từ hơn mười năm trước, tôi đã đến với thiền bằng cách riêng của mình, nhằm để tự chữa bệnh mình, dựa trên thiền Anapanasati, thứ thiền căn bản, được dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, có cơ sở sinh y học, khoa học thực nghiệm. Tôi bắt đầu với phương pháp thở bụng (abdominal breathing) của Nguyễn Khắc Viện - mà tôi được ông truyền thụ trực tiếp - cùng tham khảo thêm các chương trình điều trị tim mạch của Dean Ornish, phương pháp trị liệu toàn diện của Deepak Chopra, những đồng nghiệp phương Tây, đồng thời tôi lặn lội đến tham vấn các vị Sư thầy mà tôi tin tưởng, nơi này nơi khác, học hỏi mỗi người một chút. Khi nắm được những nguyên tắc, tôi quyết định đi vào thiền tập dựa vào bản thân mình, làm theo cách riêng mình, với tâm sinh lý riêng của mình, kết hợp thiền “Anapanasati” với thể dục, với ăn uống ngủ nghỉ phù hợp, từ đó thấy sức khỏe phục hồi tốt, sức đề kháng và sức bền gia tăng, không phải lệ thuộc vào thuốc men…

Năm 2008, tôi có dịp đến chùa Từ Đàm ở Huế để trình bày về Thiền và Sức khỏe nhân Tuần lễ văn hoá Phật giáo, rồi năm 2010, cũng đề tài này tại tuần lễ văn hoá Phật giáo ở Nha Trang với các vị sư sải. Sau đó tôi cũng đã có nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm với các bạn trí thức, doanh nhân, sinh viên, và trên trang nhà www.dohongngoc.com... Tất cả đều là những cơ hội giúp tôi được học hỏi, trao dồi thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực hành của mình.

Đến nay, có nhiều bạn khuyên đã đến lúc nên mạnh dạn sẻ chia cùng mọi người, những bạn bè có tuổi, những người đồng bệnh tương lân, những doanh nhân, trí thức, nhất là các bạn trẻ… đang ngày càng quan tâm đến thiền như một cách sống hạnh phúc.

Trong tập tài liệu nhỏ này, tôi chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền và Sức khỏe mà tôi đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người, theo đó, sức khỏe được định nghĩa như là “một sự hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, 1946).

Hai trăm năm trước, Nguyễn Du viết: “Mãn cảnh giai không hà hữu tướng/ thử tâm thường định bất ly thiền” (tất cả cảnh đều là không vì tâm ta luôn ở trong thiền định) và năm trăm năm trước đó nữa, Trần Nhân Tông đã bảo:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền! (Ở đời vui đạo cứ tùy duyên/ Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Trước cảnh vô tâm chẳng hỏi thiền!).

Thôi thì, hãy cứ “tùy duyên”!

Thân mến,

Ðỗ Hồng NgọcDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Hồng Ngọc":Nghĩ Từ Trái TimThiền Và Sức KhỏeNhững Người Trẻ Lạ LùngViết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Sức Khỏe PDF của tác giả Đỗ Hồng Ngọc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Có Một - Nguyễn Kim Muôn - (NXB Sài Gòn 1929)
Đạo có một, là một chánh giáo vậy, dạy người được siêu phàm nhập thánh, được thân ngoại hữu thân, được liểu đạo, được vảng sanh, nói tóm lại là đượt thoát kiếp luân hồi vậy. Quyển này là một quyển để điểm chỉ trước cho những người tu hành và phát nguyện rồi, rằng những chi đạo đã ra đời xưa nay (trong 4 năm nay), bất kỳ là tông giáo nào, bất kỳ là pháp môn nào, sẽ một ngày kia qui về một mối, là một chánh giáo vậy. Đạo Có MộtNXB Sài Gòn 1929Nguyễn Kim Muôn42 TrangFile PDF-SCAN
Âm Chất Giải Âm (NXB Hà Nội 1922) - Mạc Đình Tư
“Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dữ 德川和齋杜嶼 soạn và viết tiểu dẫn. Sách Âm chất 隂郅 tức Âm chất văn chú 隂郅文註 do Lê Quý Đôn 黎貴惇tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dữ do gợi ý của một người bạn, nhận thấy sách của họ Lê soạn chú đã kỹ càng, bèn căn cứ vào sách ấy mà diễn giải ra quốc âm cho dễ phổ biến. Sách gồm: Phần Tiểu dẫn, tiếp sau là phần trích Âm chất chính văn [隂郅正文], nói là dẫn lời Đế quân và phần giải âm tương ứng. Chẳng hạn lời Đế quân nói: Ta vào đời thứ 17, hiện thân làm sĩ đại phu, chưa từng bạo ngược với dân, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ nguy cấp, thương người cô đơn goá bụa, bao dung kẻ lỗi lầm, rộng thi hành âm chất, trên hợp với trời xanh. Nếu mọi người có thể giữ tâm được như ta, thì thiên tâm sẽ ban phúc cho ngươi. Họ Đậu cứu giúp người mà sau vin bẻ năm cành cây quế (5 con đều đỗ Tiến sĩ), người cứu giúp đàn kiến mà sau đỗ Trạng nguyên, người chôn rắn mà sau làm Tể tướng. Muốn rộng phúc điền phải bằng vào tâm địa, luôn luôn thi hành phương tiện, mọi điều công đức. Sau phần trích nguyên văn chữ Hán đến phần giải âm, tức là diễn dịch ra chữ Nôm của Đỗ Dữ 杜嶼và lời bình của Vũ Vĩnh 武永.” (Thọ, pp. 18-21).Âm Chất Giải ÂmNXB Hà Nội 1922Mạc Đình Tư84 TrangFile PDF-SCAN
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1936)
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2NXB Sài Gòn 1936Đoàn Trung Còn164 TrangFile PDF-SCAN