Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Pháp Môn Hạnh Phúc (Tinh Vân)

Mục lục

Lời nói đầu

PHẦN 1: SỰ NGHIỆP

Bạn có thể thành công?

Cẩm nang về nghề nghiệp Tìm mua: Pháp Môn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee

Học tập quản trị đời sống

Tiền được sử dụng mới là tiền của mình

PHẦN 2: SINH HOẠT

Tình yêu có thể hợp pháp và không hợp pháp

Chăm sóc “đóa hoa” hôn nhân

Vũ khí của người phụ nữ

Dấu ấn của sự trưởng thành

Thêm chất ngọt cho đời

Trí tuệ trong xử trí chuyện vặt ở đời

PHẦN 3: CUỘC SỐNG

Không thể không biết kinh nghiệm của cuộc sống

Ánh sáng của sự giao tế giữa người và người

Phương pháp chiến thắng trầm cảm

Dùng con mắt thiện cảm để nhìn thế giới

Trí huệ thấu suốt sinh tử

PHẦN 4: TINH THẦN

Lối vào Pháp môn bất nhị

Cuộc đời của đại ngã

Niềm vui ở cõi Niết bàn

Tâm sinh vạn pháp

LỜI NÓI ĐẦU

Đây là những bài nói của thầy Tinh Vân về vấn đề “Pháp môn hạnh phúc”, và cũng là nhan đề của tập sách mà bạn đọc đang có trong tay, một tập sách trình bày quan điểm của tác giả về những vấn đề quan trọng của cuộc sống thường ngày của kiếp người trong xã hội ngày nay. Tập sách có tên gốc là

Khoan tâm. Theo nghĩa thông thường, “khoan tâm” có nghĩa là giải bỏ những phiền muộn, buồn rầu ở trong lòng, một nghĩa khác là tâm tình thanh thỏa, thoải mái, một nghĩa nữa là yên tâm, không lo nghĩ.

Như vậy, “khoan tâm” chỉ trạng thái tâm tình khoan khoái, dễ chịu, không vướng bận. Những trạng thái ấy cộng lại chính là hạnh phúc của đời người vậy. Hạnh phúc ấy bao gồm nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là giải trừ phiền não, dứt bỏ thị phi, tu tập hành thiện, phục vụ nhân sinh.

Sách viết về những sự việc đời thường, những sự việc tưởng chừng như ai cũng biết, cũng thấy, cũng hành xử, nhưng mấy ai thấu triệt tính chất quan trọng của nó đối với nhân sinh. Đọc tập sách này, bạn đọc sẽ thấy điều đó. Sách chia làm bốn phần: Phần thứ nhất trình bày về sự nghiệp, tức những gì liên quan đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội; phần thứ hai nói về sự sinh hoạt, tức những điều mà con người thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày; phần thứ ba bàn về cuộc đời, tức những việc liên quan đến sự giao tế, đối xử cùng những biện pháp giải quyết; phần thứ tư trình bày vấn đề tinh thần, đây là phần tương đối đi sâu vào triết lý Phật giáo, giúp người đọc bước đầu làm quen với những khái niệm về Phật pháp. Tất cả các nội dung trên được tác giả trình bày một cách mạch lạc, có lý luận, có thực tiễn, đặc biệt là những thực tiễn của chính cuộc đời tác giả, nên qua đó, người đọc phần nào cũng hiểu được hành trang của tác giả, một con người suốt đời cống hiến cho Phật pháp, tất cả vì hạnh phúc của nhân sinh.

Với tinh thần thực sự cầu thị, người dịch đã cố gắng chuyển tải các nội dung trên bằng ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giúp bạn đọc hiểu biết thêm một số khía cạnh của hạnh phúc nhân sinh qua lời của một vị đại sư từng đi hoằng pháp nhiều nơi, từng tiếp xúc nhiều hạng người, từng thông hiểu sâu sắc Phật pháp, từng sống cuộc đời đạo hạnh, đặc biệt là từng trải qua những khó khăn vấp ngã, những chê trách phỉ báng trong cuộc đời tu hành của mình. Những trải nghiệm ấy đối với người tu hành, bằng sự nhẫn nhục, lòng từ bi và tinh thần vô úy họ đều có thể vượt qua, còn đối với chúng ta chưa hẳn đã khắc phục nổi. Vậy mời bạn hãy đọc tập sách nhỏ này để chia sẻ và thực hành.

Trong khi thực hiện bản dịch này, dĩ nhiên có chỗ này, chỗ khác không được như ý, có từ ngữ này, từ ngữ khác không thể thấu triệt, nên không tránh khỏi những sai sót, những chỗ chưa đạt, rất mong các vị thiện tri thức góp ý, chỉ giáo để lần sau nếu được xuất bản lại sẽ hoàn thiện hơn. Người dịch xin chân thành cảm ơn.

Thuận Hóa, mùa Vu Lan 2016

Nguyễn Phố

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Môn Hạnh Phúc PDF của tác giả Tinh Vân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Kim Cang (Thích Thanh Từ)
LỜI ĐẦU SÁCH Trí tuệ Bát-nhã thấy đúng lý Trung đạo, không mắc kẹt ở hai bên có và không v. v… Vì biết rõ vạn vật đều do nhân duyên sanh, nên không có chủ thể thì làm gì thật có được; đủ duyên vạn vật sanh thì làm sao nói thật không? Như kinh nói "chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh… Thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới…". "Không phải chúng sanh", vì duyên hợp không có chủ thể. "Gọi là chúng sanh", vì giả tướng giả danh hiện tiền làm sao phủ nhận được. To như thế giới cũng là duyên hợp không chủ thể, nên nói "không phải thế giới"; cụ thể chúng sanh đang sống nương nhờ trên thế giới thì giả tướng thế giới làm sao chối bỏ được, nên nói "gọi là thế giới". Thế mà, có một số người học Phật nông nổi nói: "Bát-nhã chấp không". Quả thật họ là người rất đáng thương, học Phật mà hoảng sợ trí tuệ thì bao giờ được giác ngộ. Bát-nhã có công dụng, có khả năng phá sạch mọi kiến chấp. Người học Phật cần yếu phải nhờ nó để dẹp tan tất cả kiến chấp sai lầm cố hữu, đã lôi kéo mình vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp rồi. Nếu không tận dụng cây kiếm Bát-nhã chặt đứt mọi xiềng xích kiến chấp, chúng ta khó mong thoát khỏi luân hồi. Diệu dụng kinh Kim Cang là ở đây vậy. Đọc toàn quyển kinh Kim Cang, chúng ta thấy Phật phá sạch không còn sót một kiến chấp nào. Đây là quả bom, là khối chất nổ mạnh làm nổ tung hai ngọn núi kiến chấp của chúng sanh. Có một số người bảo rằng "Tụng kinh Kim Cang nóng". Họ sợ tụng kinh Kim Cang, vì không chịu nổi sức công phá khốc liệt của kinh này. Ngược lại, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn khuyên người tu thiền nên tụng kinh Kim Cang và chính Ngài cũng đem kinh Kim Cang giảng cho Lục tổ Huệ Năng nghe, nhân đó Lục tổ ngộ đạo. Chúng tôi giảng kinh Kim Cang tại Thiền viện Thường Chiếu và các thiền sinh ghi ra từ băng nhựa. Đọc qua bản ghi xong, chúng tôi đồng ý cho in ra để được nhiều người xem. Tuy nhiên, không sao tránh khỏi vài điều sơ sót, xin quý vị cảm thông cho. Tìm mua: Kinh Kim Cang TiKi Lazada Shopee THÍCH THANH TỪDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Kim Cang PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Nghiệm Thiền Quán (Joseph Goldstein)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Nghiệm Thiền Quán (Joseph Goldstein)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chánh Niệm (Henepola Gunaratana)
Về quyển sách này Đức Phật đã nhấn mạnh thiền, hay sự tu dưỡng tâm (bhavana) là con đường để dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát như là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật. Và công cụ và mục tiêu để tu thiền chính là sự chú tâm tỉnh giác mà chúng ta hay gọi là chánh niệm. Chánh niệm là tất cả. Không có chánh niệm, hay không tu tập được khả năng chánh niệm, thì không có gì để thiền cả. Thiền sư người Tích Lan Bhante Gunaratana đã giảng giải về sự chánh niệm đó (định nghĩa, nguyên lý, thực hành và phát triển) như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ thiền sinh nào. Tìm mua: Chánh Niệm TiKi Lazada Shopee Thiền định (samatha), như một công cụ để hỗ trợ song song cho thiền chánh niệm, cũng được giảng giải xen kẽ trong quyển sách này (và cũng được giảng giải riêng trong hai quyển sách khác) bởi cùng vị thiền sư thông thái. Nếu bạn muốn bắt đầu học thiền và đang muốn tìm hiểu và tu tập thiền chánh niệm đã được khai giảng và hết lòng khuyến khích bởi chính Đức Phật lịch sử, thì chắc hẳn bạn nên bắt đầu tìm hiểu, học và thực hành về sự chánh niệm. Thiền từ bắt đầu cho đến khi tu tiến đến những chứng ngộ cao sâu nào khác cũng nhờ có sự chánh niệm và khả năng chánh niệm. Nói như vậy cũng có nghĩa về mặt tu hành, chánh niệm là điều quan trọng nhất, là công cụ quan trọng nhất, và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của thiền. Chánh niệm để có được chánh niệm, để có được trình độ chánh niệm. Cũng theo như lời của vị thiền sư này, các bạn hay các thiền sinh có thể đọc quyển sách này trước hoặc cùng lúc với quyển "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường". Khi bạn đã có sự hiểu biết về chánh niệm thông qua lối giảng dạy giản dị và dễ hiểu của thiền sư, bạn có thể bắt đầu bước vào thực tập trên những đối tượng hay nền tảng để chánh niệm mà Đức Phật đã thuyết giảng trong bài kinh quan trọng nhất về thiền, đó là kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm". Tuy nhiên, vì chánh niệm là vừa là công cụ và vừa là mục tiêu để tu tập dựa trên các nền tảng đối tượng đó, cho nên có lẽ bạn sẽ cần đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách nói riêng về chánh niệm này. Theo thiển ý của người dịch, nếu bạn đọc những giảng giải bằng ngôn ngữ thông thường (phi thuật ngữ) này của thiền sư Bhante Gunaratana để hiểu về thiền, chánh niệm, chánh định, và bốn nền tảng chánh niệm, thì bạn sẽ có khả năng hiểu một cách dễ dàng hơn về những giảng luận và kinh văn truyền thống khác về những đề tài này. Đây cũng là quyển sách hướng dẫn về sự chánh niệm được đọc và được khen ngợi nhiều nhất bởi giới học thuật và tu hành theo Phật giáo Nguyên thủy qua hơn 20 năm kể từ ngày nó được phát hành lần đầu tiên. Để đọc và thực hành thành công quyển sách này, người dịch xin có bốn yêu cầu đối với độc giả, vì sự ích lợi của quý vị: 1. Tôi đã cố gắng dịch đúng và chính xác mọi ngữ nghĩa và văn phong của thiền sư tác giả. Quyển sách rất giá trị này được dịch với tâm niệm về công đức để hồi hướng cho nhiều người thân yêu và chúng sinh khuất mặt. Tôi dịch những quyển sách này cho những người thân yêu nhất đọc và thực hành, cho những tu sĩ, thiền sinh, sinh viên các trường Phật học, cho các bạn, và đặc biệt cho chính bản thân mình đọc và thực hành. Nếu bạn không có sự tin tưởng vào một quyển sách nào ngay từ đầu, thì bạn không cần đọc nó, vì điều đó chẳng mang lại kết quả gì. 2. Hãy tin học ở vị thiền sư này. Ngài là một bậc chân tu mà thế giới những người tu tập và học thuật rất kính trọng. Tôi biết những người nếu chưa chứng đắc những tầng thiền cao sâu hoặc chưa bước vào Nhập Lưu của con đường thánh Đạo, thì họ sẽ không viết sách thực hành để chỉ dạy người khác; vì nếu làm điều không đúng đắn, họ sẽ bị dính danh vào tâm và tự làm tổn thương lòng từ bi của một người tu hành để giải thoát. 3. Các học giả khuyển rằng bạn nên đọc từ từ. Đây là sách dạy thực hành, không phải dạy về lý thuyết từ chương. 3. Những dấu chấm, phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, kép...đều được viết một cách cố ý bởi tác giả để các độc giả dễ nắm bắt ý nghĩa hơn qua ngôn ngữ thông thường. Những giải thích trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Những từ đồng nghĩa trong ngoặc [...] là của người dịch. Những giải thích trong ngoặc (...) và những chú thích là của người dịch. 4. Bạn nên thử thực tập ngay những lời dạy trong sách. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tập ngay các tư-thế ngồi, tập ngay sự buông-bỏ các ý nghĩ, quá khứ và tương lai, tập sự chú tâm vào hơi-thở...để tự mình biết được những lời hướng dẫn là dễ hiểu và mang lại kết quả. Như nhiều bình luận, đây là những hướng dẫn dễ hiểu và trực chỉ nhất vị thầy này. Một lối rẽ gọn gàng và tiết kiệm để đi đến con đường dẫn đến những mục tiêu tu hành. Nhà Bè, mùa mưa Kiết Hạ 2012 Lê Kim KhaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm PDF của tác giả Henepola Gunaratana nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.