Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), vàA các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết. Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết.

Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

PHONG TỤC MIỀN NAM QUA MẤY VẦN CA DAO
Đất đai miền Nam phong thạnh, khí hậu ôn hòa, nếu không có chiến tranh thì dân Nam sống dễ dàng thong thả, không mấy khi khổ sở vì địa ách thiên tai; trên rẫy, khoai, bắp, đậu đủ ăn; dưới ruộng, dồi dào bông lúa; sông rạch, đầm ngòi, tôm cá chẳng thiếu chi. Vì vậy, ca dao miền Nam không nhắc nhở nhiều tới sự cần cù khó nhọc  chỉ năm ba câu khuyến khích sự gắng công. Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao rất giàu tình cảm  được thể hiện qua ca dao tả cảnh, tu thân, tình gia tộc, phong tục thôn quê, ngoài xã hội, những câu hát vặt…   Đất đai miền Nam phong thạnh, khí hậu ôn hòa, nếu không có chiến tranh thì dân Nam sống dễ dàng thong thả, không mấy khi khổ sở vì địa ách thiên tai; trên rẫy, khoai, bắp, đậu đủ ăn; dưới ruộng, dồi dào bông lúa; sông rạch, đầm ngòi, tôm cá chẳng thiếu chi. Vì vậy, ca dao miền Nam không nhắc nhở nhiều tới sự cần cù khó nhọc  chỉ năm ba câu khuyến khích sự gắng công.Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao rất giàu tình cảm  được thể hiện qua ca dao tả cảnh, tu thân, tình gia tộc, phong tục thôn quê, ngoài xã hội, những câu hát vặt…  
THUYẾT MẠC - AN NAM TIỂU THUYẾT (1925) - ĐINH GIA THUYẾT
Năm 1925, nhà in Mạc Đình Tứ cho xuất bản Thuyết Mạc của Thi Nham Đinh Gia Thuyết. Thuyết Mạc đã nói rõ về cội nguồn của dòng họ Mạc ở Việt Nam cũng như thể hiện quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhà Mạc tương đối khách quan của tác giả, tuy có một số điểm chưa chính xác về thế thứ của các vua Mạc. Năm 1925, nhà in Mạc Đình Tứ cho xuất bản Thuyết Mạc của Thi Nham Đinh Gia Thuyết. Thuyết Mạc đã nói rõ về cội nguồn của dòng họ Mạc ở Việt Nam cũng như thể hiện quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhà Mạc tương đối khách quan của tác giả, tuy có một số điểm chưa chính xác về thế thứ của các vua Mạc.
TRUYỆN TÍCH VIỆT NAM - LÊ HƯƠNG
Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng. Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng.Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào. Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào.
TRUYỆN CỤ NGUYỄN DU (1924) - Phan Sĩ Bàng & Lê Trước
Kể về thân thế, sự nghiệp của thi hào Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; những đóng góp của Truyện Kiều cho nền văn hoá Việt Nam và một số tác phẩm khác của Nguyễn Du Kể về thân thế, sự nghiệp của thi hào Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; những đóng góp của Truyện Kiều cho nền văn hoá Việt Nam và một số tác phẩm khác của Nguyễn DuTruyện Cụ Nguyễn DuPhan Sĩ Bàng & Lê TrướcNXB Hà Nội 1924