Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Truyền Kỳ Tân Phả (Đoàn Thị Điểm)

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) tự là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

"Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Bà là tác giả tập "Truyền kỳ tân phả" (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ "Chinh phụ ngâm" (bản chữ Nôm- 412 câu thơ)- được bà dịch từ nguyên bản "Chinh phụ ngâm khúc" (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Bà còn viết tập "Nữ trung tùng phận" gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập "Hồng Hà phu nhân di văn" của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây."

Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Tự Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doãn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là Ông Lê Doãn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi. Từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doãn Nghi. Ông có một thời gian dài dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng. Anh trai bà là Đoàn Doãn Luân đỗ giải nguyên trường thi Kinh Bắc.

Ngay từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh. Năm 16 tuổi bà được Quan thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Về sau, quan thượng thư muốn dâng bà vào làm cung tần trong phủ chúa nhưng bà đã từ chối và trở về quê sống cùng cha và anh, cùng nhau đàm luận văn chương làm thơ xướng họa. Năm 25 tuổi, cha mất và vài năm sau anh trai bà cũng mất, bà một mình gánh vác việc nhà, làm các công việc kê đơn bốc thuốc, viết văn thuê lấy tiền nuôi mẹ già và đàn cháu nhỏ.. Bấy giờ nhiều bậc quan cao chức lớn tìm mọi cách đem lễ vật đến xin hỏi cưới. Sau vì né tránh kẻ quyền thế bà đã vào cung dạy học. Được ít lâu, bà chuyển về dạy ở Chương Dương, học trò theo học rất đông.

Đoàn Thị Điểm kết hôn với tiến sỹ Nguyễn Kiều người lành Phúc Xá. Lấy nhau được mấy tháng, Nguyễn Kiều phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, bà một mình lo toan công việc nhà chồng. Khi Nguyễn Kiều trở về lại đi nhậm chức Quản lĩnh Phiên trấn Nghệ An. Ông đưa bà đi theo, nhưng giữa đường bà ốm rồi mất, khi đó bà bốn mươi bốn tuổi (1748). Tìm mua: Truyền Kỳ Tân Phả TiKi Lazada Shopee

Bà là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại. Bà không những có tài, thông minh hiếu học, dung mạo đoan chính mà tấm lòng luôn hướng đến vận mệnh dân tộc, an nguy xã tắc, một nhà Nho chuẩn mực, phẩm chất đức hạnh cao quý, một nữ lưu anh kiệt tài hoa.

Tập truyện "Truyền Kỳ Tân Phả" gồm:

- Hải Khẩu Linh Từ Lục (Truyện đền thiêng ở cửa bể)

- Vân Cát thần nữ (Truyện nữ thần ở Vân Cát)

- An ấp liệt nữ (Truyện người liệt nữ ở An Ấp)

- Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu)

- Long hổ đấu kỳ (Truyện con rồng và con hổ tranh nhau về tài lạ)

- Tùng bách thuyết thoại (Truyện về cây tùng cây bách)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyền Kỳ Tân Phả PDF của tác giả Đoàn Thị Điểm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nỗi Đau Của Đom Đóm (Quỷ Cổ Nữ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Đau Của Đom Đóm PDF của tác giả Quỷ Cổ Nữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Đau Của Chàng Werther (Johann Wolfgang Von Goethe)
Chán ghét đời sống thị thành rối ren vô hy vọng, Werther trở về làng quê Wahlheim. Ở nơi ấy, dưới bầu trời xanh, giữa những thung lũng tuyệt đẹp có lũ trẻ hồn nhiên và những nông dân chất phác thuần hậu, tâm hồn trống rỗng của chàng dường như đã trở nên lắng dịu và thư thái. Nhưng định mệnh đưa đẩy, khiến Werther gặp gỡ với thiếu nữ Lotte thanh tú, yêu kiều. Và trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ, dù trốn chạy nơi đâu cũng không thể nguôi quên một mối tình si chỉ biết tôn thờ và dâng tặng, để rồi tan vỡ bi thảm… Là một trong những best-seller đầu tiên của thế giới, năm 1774, vừa được xuất bản, Nỗi đau của chàng Werther đã bùng lên như một cơn sốt, lan khắp châu Âu, đem lại sự nổi tiếng tức thì cho Johann Wolfgang von Goethe mới bước sang tuổi 25 đang vô danh. Tác phẩm đã gây nên một phong trào sáng tác thơ, kịch, nhạc mô phỏng Werther ở châu Âu trong ngót nửa thế kỷ. Suốt hơn 200 năm qua, Nỗi đau của chàng Werther vẫn giữ vị trí một kiệt tác kinh điển quan trọng, liên tục được xuất bản trên toàn thế giới. Nhận định Không chỉ là một bi kịch tình yêu, Nỗi đau của chàng Werther, phần nào lấy nguyên mẫu từ chính cuộc đời thực của Goethe, là nỗi đau từ những xung đột nhức nhối giữa tư tưởng và thực tại của một tâm hồn lớn, thể hiện khát vọng giải phóng tình cảm, khát vọng về quyền tự do, quyền bình đẳng của con người - mà Werther là một đại diện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Đau Của Chàng Werther PDF của tác giả Johann Wolfgang Von Goethe nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nói Có Sách (Vũ Bằng)
Tuổi 24 (1937) Vũ Bằng đã in tiểu thuyết đầu tay “Một mình trong bóng tối” tại nhà Trung Bắc tân văn. Rồi sau đó là các tác phẩm “Hai người” (1940), “Ba truyện mổ bụng” (1941), “Cai” (1942), “Bèo nước (1944)… Đó là những tác phẩm Vũ Bằng sáng tác tại miền Bắc vào giai đoạn đầu đời của mình. Chỉ tính ngần ấy cũng đã làm nên tên tuổi một nhà văn sáng danh. Nhiều nhà văn, nhà phê bình đánh giá cao tác phẩm thời kỳ này của Vũ Bằng, cho rằng Vũ Bằng là một trong những người có công lớn cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam từ những năm ba mươi. Nhưng số phận thật trớ trêu. Khi tiếng tăm của Vũ Bằng vừa được công chúng mến mộ thì cũng là lúc ông dính vào thuốc phiện. Nói về hiện tượng đáng buồn này, nghệ sĩ Tạ Tỵ, bạn thân của Vũ Bằng, trong một bút ký chân dung đã viết: “Vũ Bằng bước chân vào văn nghiệp với một thế hệ “đàn anh” sa ngã, trụy lạc trong những đêm dài ca quán, trong hương khói quê nâu, trong vòng môi ân tình đĩ điếm. Vì muốn tỏ ra mình cũng xứng đáng là tay “tiểu tướng” trong chốn “giang hồ lạc phách” của “trường văn trận bút”, Vũ Bằng, với tự ái tuổi trẻ, lao đời mình vào đam mê để hủy hoại đời sống và tin rằng mình đã làm một việc đáng làm, không ân hận gì hết, nếu ngày nào đó thân xác mình bị vùi lấp bởi ô nhục thì cũng cứ được đi. Cái tâm trạng chán đời của lứa tuổi thanh niên những năm 1930 - 1940, nó là mẫu số chung cho bài toán của một dân tộc bị đô hộ… Ở giữa cái không khí ấy, chả riêng gì Vũ Bằng “bị” mà có rất nhiều thanh niên làm văn nghệ “bị”, nhưng họ không có cái can đảm và sự may mắn kinh qua như Vũ quân, cũng chính vì thế, họ chết dập vùi ở một xó xỉnh nào đó giữa cuộc đời ngàn vạn lối đi vào quên lãng…” Quả đúng vậy, Vũ Bằng dính nghiện từ rất sớm, nhưng ông lại cũng sớm ý thức về sự tàn phá của thuốc phiện và thấy cần phải cai nghiện. Ông có cái ý thức ấy là bởi trong lồng ngực ông vẫn còn nguyên vẹn một trái tim ẩn chứa nhiều trắc ẩn yêu thương, biết sám hối trước đồng loại mà trước nhất là một người mẹ, một người vợ và một người tình. Tìm mua: Nói Có Sách TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Có Sách PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Của Suzumiya Haruhi (Nagaru Tanigawa)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Của Suzumiya Haruhi PDF của tác giả Nagaru Tanigawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.