Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đồ thờ trong di tích của người Việt [pdf]

Trong một tấm bia của chùa Bối Khê (Thanh Oai - Hà Tây ) có ghi rằng : Anh tú của trời đất tụ thành sông núi. Sự linh thiêng của sông núi đúc ra thành thần. Thánh thần linh thiêng hóa làm mây gió sấm mưa để nhuần tưới cho sinh dân và còn mãi muôn đời cùng non nước đất trời vậy.

Câu nói minh triết ấy là tinh thần dẫn người xưa vào đạo. Ngày nay chúng ta quan niệm rằng tôn giáo tín ngưỡng là văn hóa. Bất kể dòng tư tưởng lớn nào của thế giới cho tới những tư tưởng bình dân nhuốm màu tôn giáo đều lấy thiện tâm làm đầu, từ đó mới bàn đến tư tưởng và tâm linh để cuối cùng hội tụ vào thần linh. Đồ thờ như "giấy thông hành" để tầng dưới tiếp cận tầng trên, con người tiếp cận với đấng vô biên (mà suy cho cùng đấng vô biên chỉ là sản phẩm thuộc tư duy liên tưởng của loài người). Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau sẽ dẫn đến có cách ứng xử và mối liên hệ với thần linh khác nhau. Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, nó đã hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian.

ở nước Việt, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tính tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ của tổ tiên... Thông qua đổ thở chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cao Bá Quát (NXB Tân Dân 1940) - Trúc Khê
Về triều vua Tự-đức (1848-1883) giặc giã trong nước nổi lên rất nhiều, nhất là ở Bắc- kỳ, có người mượn cớ nọ cớ kia đề khởi sự cho dễ, có người đem lòng hâm-mộ nhà Lê, tìm người dùng-dõi để tôn lên làm minh chủ. Gần biên-giới, giặc Tàu thừa cơ tràn sang quấy rối. Triều-đình lấy làm lo-ngại, cử ông Nguyễn Đăng-Giai ra kinh-lược Bắc-kỳ. Ông Đăng-Giai dẹp xong, thì một bọn khác nồi lên lấy danh là khởi-nghĩa để tồn ông Lê Duy-Cự lên làm vua. Bọn này thường gọi là "giặc châu chấu" do một nhà danh nho đứng đầu. Nhà danh-nho ấy là ông Cao Bá-Quát. Cao Bá QuátNXB Tân Dân 1940Trúc Khê (Ngô Văn Triện)172 TrangFile PDF-SCAN
Chuyện Đời Xưa (NXB Khai Trí 1967) - Trương Vĩnh Ký
Chính quyền Pháp ở Sài Gòn cử Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn phục vụ sứ thần Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha với ý đồ xin chuộc lại 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Côn Đảo. Cuộc công du kéo dài 6 tháng từ tháng 9.1863 đến tháng 2.1864. Trương Vĩnh Ký tỏ ra rất đắc lực, đi đến xứ nào nói được tiếng nước ấy. Giữa năm 1864, Trương Vĩnh Ký được cử làm giám đốc trường Thông Ngôn (Collèges des Interprètes). Chuyện Đời XưaNXB Khai Trí 1967Trương Vĩnh Ký130 TrangFile PDF_SCAN
Văn Hóa Là Gì? (Đào Duy Anh)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Văn Hóa Là Gì? PDF của tác giả Đào Duy Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Văn Hóa Bách Việt Lĩnh Nam Và Mối Quan Hệ Với Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống (Nguyễn Ngọc Thơ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Văn Hóa Bách Việt Lĩnh Nam Và Mối Quan Hệ Với Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Thơ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.