Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Hồng lâu mộng là cuốn tiểu thuyết duy nhất xác lập một ngành nghiên cứu riêng lấy tên là Hồng học. Tác giả Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần – vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhưng dần suy vong, tan vỡ khi ông lớn lên. Hồng lâu mộng, do đó có thể xem là làn phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó.

Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi vẻ huy hoàng của thời vàng son lộng lẫy, cảm thấy hiện tại tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng hư vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo.

Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khổ hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã nếm trải về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc.

Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần & Cao Ngạc

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Đọc thêm:

50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Buồn Làm Sao Buông Kim Bình Mai

Có thể nói, Hồng lâu mộng đã đưa đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và con người với một cách viết chân thực. Hồng lâu mộng xứng đáng xếp vị ngang tầm với các kiệt tác của nhân loại.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Nam Cao Tuyển Tập
Nam Cao Tuyển Tập Tuyển tập Nam Cao Nam Cao đã chết trên cuốn tiểu thuyết lớn của đời mình. Người ấy, tài năng ấy đương căng đầy sức lực. Nếu còn sống, chắc chắn những mong muốn của anh sẽ thành sự thật rực rỡ trên một tầm xa, rất xa. Đời văn Nam Cao không dài. Trên mười năm sáng tác ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng, Nam Cao đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Thời gian trôi qua, tác phẩm của Nam Cao như càng bộc lộ thêm những phẩm chất mới, những giá trị mới. Chúng ta càng thêm yêu quý ông, một tâm hồn trung thực và cao đẹp trong cuộc đời cũng như trên trang sách; một nhà văn chiến sĩ với ý nghĩa đích thực và trọn vẹn của danh hiệu này. Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Gái Điếm Bước đường cùng Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác “tìm đường” của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời. Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt. Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Mời các bạn đón đọc Nam Cao Tuyển Tập.
Aq Chính Truyện
Aq Chính Truyện Aq Chính Truyện Aq Chính Truyện là truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn được đăng tải lần đầu trên “Thần báo phó san” ở Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ 1921 đến 1922. Tác phẩm này thường được coi là một kiệt tác của Văn học Trung Quốc hiện đại; nó cũng được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng bạch thoại văn sau phong trào Ngũ Tứ tại Trung Quốc. Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ “chúng đang đánh bố của chúng”. AQ có nhiều tình huống lý luận đến “điên khùng”. A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Tiểu thuyết hay khác: Thiên Thần Sa Ngã Chết Bởi Trung Quốc Đường Về Nô Lệ Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm. Mời các bạn đón đọc Aq Chính Truyện.
Mưu Sát
Mưu Sát Mưu Sát Mưu Sát là một tác phẩm không dùng nhiều chiêu trò thủ đoạn mà thực tế hiếm có. Hãy tin tôi, bạn nhất định không được bỏ qua nó. Từ Sách tốt nghiệp tiến sĩ ngành Tâm lý học ở trường Đại học California của Mỹ. Người mẹ đơn thân của anh bị chết trong vụ phá dỡ nhà của Ban Cải tạo khu vực cũ. Anh ta từ Mỹ trở về để báo thù cho mẹ. Đầu tiên, anh ta giết hại Phó Giám đốc Sở Công An huyện, gây rúng động cả huyện, khiến Cao Đông, người bạn học cũ của Từ Sách, là cảnh sát hình sự tài giỏi phải vào cuộc để phá án. Từ Sách đã dàn dựng nên kế hoạch trả thù vô cùng hoàn mỹ, liệu Cao Đông có thể ngăn chặn được sự trả thù này hay không? Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu Giết Con Chim Nhại Súng, Vi Trùng Và Thép Tử Kim Trần đã hòa trộn một số vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện nay vào trong tác phẩm. Thông qua việc khắc họa tâm lý của kẻ tội phạm, khiến chúng ta đứng từ một góc độ khác để suy nghĩ và tìm hiểu một cách nghiêm túc về công bằng trong thể chế xử phạt của pháp luật. Trân trọng gửi đến bạn đọc bộ tiểu thuyết Mưu Sát. Đừng quên chia sẻ cuốn sách đến bạn bè và hãy đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Lá Nằm Trong Lá
Lá Nằm Trong Lá Lá Nằm Trong Lá Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương. Lá Nằm Trong Lá tiếp tục là chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con… Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận. Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó: Khi mùa xuân đến / Tình anh lại đầy / Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái-gọi-là-tình-yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc – những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại. Mời các bạn đón đọc Lá Nắm Trong Lá.