Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Freud Đã Thực Sự Nói Gì (David Stafford-Clark)

Một người sáng đi ra định bắt tay vào một công việc quan trọng. Ra ngõ gặp gái liền quay về, hôm ấy không đi nữa. Đúng là mê tín. Một người thứ hai cũng ra đi, lỡ chân bước hụt tam cấp suýt ngã. Cho là điềm gở cũng không chịu đi nữa. Một nhà “khoa học” cười là mê tín. Nhưng nếu hỏi Freud ông sẽ bảo người này làm đúng. Vì lỡ chân suýt ngã không phải là điềm gở mà biểu hiện một vướng mắc trong tâm tư, cho biết là người kia chưa thực sự sẵn sàng hào hứng bắt tay vào công việc định làm. Sự kiện “lỡ chân” ấy là biểu hiện của vô thức. Freud không phải người đầu tiên nêu lên khái niệm vô thức nhưng là người đầu tiên bày ra cái “thuật” để thăm dò tìm hiểu vô thức và từ đó để chữa những bệnh rối nhiễu tâm lý.

Thuật phân tâm

Sigmund Freud (1856 - 1939) xuất thân là một bác sĩ sinh ra và lớn lên ở Viên, thủ đô nước Áo vào cuối thế kỷ XIX là một nước lớn ở Tây Âu. Là một bác sĩ xuất sắc, Freud đã tiếp nhận sâu sắc những phương pháp cơ bản của y học Âu châu vào cuối thế kỷ XIX với 2 bộ phận chủ yếu: một bên là lâm sàng kỹ lưỡng rồi vận dụng những phương tiện vật lý học nghiên cứu thể chất con người, tạo nên một nền y khoa sinh học, phát hiện những thực tổn và căn nguyên của các bệnh tật. Mỗi một giả thuyết đều phải được chứng minh thông qua thực nghiệm. Tốt nghiệp y khoa, Freud vào công tác ở một phòng thí nghiệm sinh lý thần kinh và đã có những công trình đáng kể về mặt này. Nhưng theo Freud ghi lại trong hồi ức thì cần phải tìm một nghề có thù lao khá hơn là làm phòng thí nghiệm, nên phải chuyển sang nghề chữa bệnh và ông đã đi vào chuyên khoa các bệnh gọi là thần kinh. Vào thời ấy, mặc dù giải phẫu sinh lý thần kinh và bộ não đã có những thành tựu đáng kể, ngành y vẫn vấp phải một loại hiện tượng tâm lý, dù hết sức tìm tòi cũng không thể nào phát hiện được tổn thương thực thể, bệnh không để lại một dấu tích thể chất nào cả, thật là những bệnh “vô tích sự”.

Đặc biệt là một chứng bệnh khá phổ biến, với một loại triệu chứng xuất hiện từng cơn, hiện ra, biến mất, đột xuất không hiểu vì đâu. Cứ như là bệnh nhân đóng kịch vậy, bỗng nhiên liệt chân không đi được, mù không thấy, câm tịt không nói nữa, rồi một lúc nào đó bệnh lại biến mất. Y học gọi đó là hystêri. Các bác sĩ thời ấy, người thì nhún vai bĩu môi bảo là bệnh tưởng tượng, chẳng cần quan tâm đến, người thì cho rằng thế nào rồi vật lý học tiến lên sẽ tìm ra tổn thương ở hệ thần kinh, nhất là ở não, người thì cho rằng phải tìm nguyên nhân không phải trong thể chất mà trong cái “tâm”. Nhưng lý luận thế nào thì chưa rõ, bệnh nhân và gia đình vẫn đòi hỏi được chăm chữa. Bắt đầu, Freud dùng phương pháp thôi miên được thông dụng thời ấy. Kết quả nhiều khi ngoạn mục, có những bệnh nhân bại liệt hàng tháng, mù câm, đau bụng, đau đầu, nhức xương kinh niên, sau thôi miên “thầy” chỉ cần bảo: đứng dậy mà đi, nói đi, bệnh của anh hết rồi, là lành bệnh. Freud và ông bạn chí thân là Bruer vận dụng thôi miên bắt đầu nổi tiếng. Nhưng dần thấy rõ kết quả thôi miên không được lâu dài và sau một thời gian, hết chứng này lại xuất hiện những hiện tượng khó hiểu. Trong bệnh hystêri có những ca bệnh nhân tưởng tượng là mình có thai, bụng phình lên và tâm tư thay đổi đúng như một người thai nghén. Một hôm, một phụ nữ xinh đẹp xông vào phòng khám của bác sĩ Breuer bảo: tôi sắp sinh con của ông đấy. Breuer hoảng hốt vì đã có có vợ con, phải bỏ trốn khỏi thành phố Viên mấy tuần sau đó, bỏ luôn cả nghề chữa bệnh thần kinh. Freud vẫn tiếp tục, rồi phát hiện ra là những người hystêri như vậy có những nét tâm lý đặc biệt và khác với người bình thường, có những hành vi, những lời nói hình như bị ai xui khiến không làm chủ được.

Bình thường trong cuộc sống hàng ngày, phải đối phó với thế giới vật chất và phản ứng của những người khác trong một nền văn hóa xã hội nhất định, cho nên mọi hành vi đều phải có ý thức để thích nghi với thực tế. Làm việc gì thường có ý định, có ý nghĩa, tức là phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có lý lẽ phù hợp với lý lẽ thông thường của xã hội. Nhưng cũng có biết bao hành vi vô lý, vô nghĩa, làm như con người bị “ma quỷ” nào thúc ép hay cấm đoán. Điển hình nhất là những giấc mộng diễn ra bất kể thời gian, không gian nào với những câu chuyện vô lý nhất. Freud dần dần nhận ra những triệu chứng của nhiều bệnh nhân, cùng với giấc mộng, những hành vi lỡ tay, lỡ lời đều là những hiện tượng rất gần gũi nhau và phỏng đoán từ những hiện tượng này đều có đường dẫn đến những cấu trúc và cơ chế của vô thức. Tìm mua: Freud Đã Thực Sự Nói Gì TiKi Lazada Shopee

Muốn hiểu phân tâm học, bước đầu tiên là phải hiểu cái thuật phân tâm là phương pháp cơ bản để nhìn vào vô thức và chữa trị bệnh nhân. Và muốn phê phán phân tâm học không thể bắt nguồn từ triết lý, từ hệ tư tưởng mà từ sự đối chiếu kết quả chẩn đoán và chữa trị các rối nhiễu tâm lý.

Luận thuyết phân tâm học

Với cái vốn học vấn đồ sộ của bản thân, Freud không thể bằng lòng với kinh nghiệm chữa bệnh thuần túy. Từ những kinh nghiệm cụ thể, Freud đã kiến tạo ra một hệ thống những khái niệm cơ bản để lý giải những phức tạp của tâm lý học. Hệ thống ấy gọi là métapsychologie, có người dịch là siêu tâm lý học. Thực chất đây không có gì là siêu nhiên cả, đây là một luận thuyết trong nhiều luận thuyết khác của tâm lý học. Bài tựa này không đi sâu vào những khái niệm sẽ được trình bày trong sách, chỉ nêu lên ý nghĩa của một vài từ. Luận thuyết Freud mang tính thứ nhất là topique. Topos là vị trí, khu trú, có ý xem cái tâm của con người được chia ra thành những khu riêng biệt với nhân cách con người có những ngôi riêng biệt với những vị trí riêng biệt. Luận điểm cơ bản thứ hai mang tên là dynamique, có ý nói là mọi hành vi hiện tượng tâm lý đều phải có một nguồn năng lượng mới thể hiện ra được và cái tâm thường xuyên ở vào tình trạng động với một xu thế chuyển động nhất định. Luận điểm thứ ba ông gọi là économique tức kinh tế, ở đây phải hiểu theo nghĩa là nguồn năng lượng nói trên được phân phối như thế nào, đầu tư vào đâu.

Cái lực thúc đẩy tâm lý học thường gọi là bản năng (instinct) và nhận ra hai bản năng cơ bản: bản năng bảo vệ sự tồn tại của cá thể và bản năng bảo đảm sự tái sinh sản nòi giống. Lúc đầu Freud cũng chấp nhận hai bản năng này, nhưng sau nhiều năm tiếp xúc với thực tiễn và nghiền ngẫm, ông đã đi đến kết luận là có hai bản năng (ông gọi là xung năng - tiếng Pháp: pulsion - tiếng Anh: drive - tiếng Đức: Triebe): một là Eros vừa là tính dục vừa là xung năng sống, hai là Thanatos tức là xung năng chết. Ông cho rằng sinh ra là ngay từ đầu con người đã mang trong mình bản chất cái chết, chứ không phải trong con người chỉ có bản năng tự bảo tồn để sống mãi. Luận thuyết này đã gây ra những tranh cãi hết sức sôi nổi, đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Một điều đáng chú ý là Freud từ những hiện tượng bệnh lý của người lớn đã vạch ra cả một quá trình phát triển tâm lý suốt thời bé và nhấn mạnh những gì đã xảy ra vào thời tấm bé có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người. Freud chỉ quan sát con của ông một vài lần và chỉ nghiên cứu một ca bệnh trẻ em, thế mà những khái niệm và luận điểm ông nêu lên về sự phát triển tâm lý ở tuổi bé phần lớn sau này được những học giả chuyên về trẻ em công nhận là đúng. Ngày nay, giở bất kỳ một quyển sách khoa tâm lý nào, của bất kỳ nước nào (quyển Tâm lý học Trung Quốc chúng tôi mới nhận được năm 1996) cũng thấy trình bày những khái niệm Freud đã đưa ra. Học tập nghiên cứu tâm lý, nhất là tâm lý trẻ em không thể không biết đến phân tâm học.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Freud Đã Thực Sự Nói Gì PDF của tác giả David Stafford-Clark nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan
Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan chỉ cho bạn cách học – kỹ năng giá trị nhất mà có thể bây giờ bạn mới biết. Ở trường hay ở nơi làm việc, chúng ta luôn được thử thách làm sao để đạt được những ý tưởng và kỹ năng mới, cũng như loại bỏ những kiến thức đã lỗi thời. Hãy làm chủ bảy yếu tố cơ bản của việc hoàn thành các kỹ năng học tập mà cuốn sách này trình bày, bạn có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng của bản thân và gia tăng năng lực học tập. Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan bóc trần rất nhiều điều hoang tưởng liên quan đến kỹ năng học tập. Các bài tập thực hành trong cuốn sách này có ích tức thì, khiến cho việc học tập hiệu quả và không gây tổn hại. Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo Bí quyết học đâu nhớ đó Người Thông Minh Học Tập Như Thế Nào Cuốn sách sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu mà bạn đề ra như: vượt qua kỳ thi, tham gia khoá học cấp tốc hay một chương trình cấp chứng chỉ hoặc một khoá học nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đọc xong cuốn sách, có lẽ lúc đó nhiều người mới thật sự hiểu thế nào là học tập. Cuốn sách giúp người đọc − người học − tìm được đúng cách thức học tập tùy theo nội dung và thời điểm, và khám phá những loại hình trí thông minh của chính mình. Mọi công việc đều có những quy trình bảo đảm tính hệ thống và kết quả của công việc. Học tập cũng vậy. Kevin Paul giúp cho độc giả thấy được tầm quan trọng của bước chuẩn bị cũng như của việc xác định mục tiêu học tập. Tác giả cũng cung cấp những kỹ năng cần thiết cho việc tạo động lực học tập, ghi chép, ghi nhớ, liên hệ vận dụng và khả năng tập trung. Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan là cuốn sách không thể thiếu đối với bất kỳ người dạy và người học nào trong một môi trường học tập tiên tiến.
Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối
Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối Giao tiếp có lẽ là việc chúng ta thực hiện nhiều nhất trong cuộc đời. Người xưa có câu “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ“, tuy nhiên, câu nói này còn hàm ý sâu sa hơn sẽ được tiết lộ trong Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối. Giao tiếp thành công không đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, mà còn phải tạo nên sợi dây kết nối đặc biệt và gieo những cảm xúc tích cực cho người tiếp nhận. Số ít những người kết nối được với mọi người là những người có khả năng lãnh đạo và tạo sự ảnh hưởng lớn lao trong tổ chức của mình. Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối nếu lên 5 nguyên tắc nền tảng khi kết nối với mọi người. Từ đó, tác giả đưa ra 5 ứng dụng hành động để giúp bạn kết nối thành công – với một người, một nhóm, với khán giả, hay bất kỳ ai bạn muốn. Nghệ Thuật Giao Tiếp Ứng Xử Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể Đọc Vị Bất Kỳ Ai – Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng Khi bạn trở thành một người kết nối, tầm của bạn sẽ được nâng lên. Bạn sẽ chiếm được sự tin tưởng cũng như tầm ảnh hướng lên người khác. Và trong sự nghiệp, việc tạo được tẩm ảnh hưởng gần như là yếu tố quyết định cho thành công. Hãy học cách kết nối để thay đổi cuộc sống của bạn. Đây chính là thông điệp mà tác giả mong muốn gửi đến bạn đọc trong cuốn sách này. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Ai Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết Nối. Đừng quên chia sẻ cuốn sách cho bạn bè và đăng ký email nhận sách hay mỗi tuần.
Hãy Sống Ở Thể Chủ Động
Hãy Sống Ở Thể Chủ Động Hãy Sống Ở Thể Chủ Động – Nguyễn Tuấn Quỳnh Hãy Sống Ở Thể Chủ Động là cuốn sách nói về những trải nghiệm và những bài học được đúc kết từ chính cuộc sống của Nguyễn Tuấn Quỳnh. Vốn là một cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết ở thời sinh viên và sau này là một doanh nhân thành đạt trong xã hội, Nguyễn Tuấn Quỳnh đã đem những kinh nghiệm anh đã có, những thất bại mà anh đã trải qua và cả những bài học đáng quý trong cuộc sống. Và cả những đất nước xinh đẹp mà anh từng đặt chân đến, tất cả gom góp vào một quyển sách nhỏ với tựa đề, cũng là phương châm sống của anh Hãy Sống Ở Thể Chủ Động. Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn Hành trang du học Anh hiểu rằng, đối với những người trẻ, những bước đầu tiên trên quãng đường đời luôn mang lại rất nhiều thử thách và cũng lắm nỗi chông gai, vì những kiến thức được học ở trường và ngoài thực tế rất khác nhau. Mong ước được chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cho các bạn trẻ đang dò dẫm trên con đường khởi nghiệp và mong muốn tìm thấy mục tiêu sống của đời mình, tác giả đã gửi gắm cả tình yêu gia đình, cuộc sống và chia sẻ góc nhìn của một doanh nhân trong nền kinh tế vẫn còn nhiều cơ hội cho tất cả mọi người! Thư viện Sách Mới mời các bạn đón đọc Hãy Sống Ở Thể Chủ Động.
Những Kinh Nghiệm Xử Thế Bạn Cần Phải Học
Những Kinh Nghiệm Xử Thế Bạn Cần Phải Học Những Kinh Nghiệm Xử Thế Bạn Cần Phải Học Những Kinh Nghiệm Xử Thế Bạn Cần Phải Học là cuốn cẩm nang không thể thiếu cho bạn trẻ đang trong quá trình phát triển bản thân. Có một câu chuyện kể rằng: Khi Thượng đế nhào nặn nên từng người đều ban tặng cho họ đầy đủ tính cách và trí tuệ cần thiết. Thế nhưng đôi khi người này được Thượng đế ban cho nhiều trí thông minh hơn một chút, người kia lại thiếu chút ít lòng bao dung, có người thì tràn ngập vui vẻ, nhưng có người lại nhiều nỗi buồn. Mỗi người dù ít dù nhiều đều thấy một lỗ hổng ở khía cạnh nào đó. Chính vì thế, không ai trong chúng ta giống hệt nhau, và cũng khó có ai vươn tới được sự hoàn hảo. Vậy thì tại sao bạn không thể tự tin với chính bản thân mình, quên đi những khiếm khuyết để vui sống với hiện tại và tương lai? 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai Nghệ Thuật Giao Tiếp Ứng Xử Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Nếu cứ canh cánh trong lòng những thiếu hụt của bản thân, bạn sẽ mãi là kẻ thua cuộc trong hành trình đi tìm sự hoàn hảo. Biết mình, biết người, vận dụng chính những thiếu hụt ấy thành sức mạnh theo đuổi con đường thành công mới chính là việc bạn cần làm. Ai cũng có thể thành công, chỉ cần bạn làm đúng cách, biết nắm bắt cơ hội, tích cực tư duy và suy nghĩ, khai thác tiềm năng bản thân… Cuộc đời mỗi người không tránh được phải trải qua những khó khăn, trắc trở, thất bại. Điều quan trọng chính là cách phản ứng của bạn đối với những điều đó ra sao, bạn khẳng định bản lĩnh của mình như thế nào, hạnh phúc thật sự chính là bạn cảm nhận được trong chính sự phản ứng và khẳng định đó. Mời các bạn đón đọc Những Kinh Nghiệm Xử Thế Bạn Cần Phải Học.