Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại (Pierre Daco)

Tác giả Pierre Daco là một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, ông Pierre Daco có một chỗ đứng vững chắc để trả lời vô số câu hỏi mà cuộc sống hiện đại đặt ra cho chúng ta. Là một nhà tâm lý học rất nổi tiếng với các cuộc nói chuyện trên đài phát thanh, các bài báo cũng như các buổi diễn thuyết, ông đã nhận hàng ngàn lá thư trình bày cho ông các vấn đề liên quan đến con người. Ông đã chứng minh cho chúng ta thấy khoa tâm lý học đã đem lại nhiều lợi ích cho con người hơn là khoa phẫu thuật đem lại cho cơ thể.

Ngày hôm nay người ta biết chắc rằng bộ não ngự trị một cách tuyệt đối trên thân thể con người. Nó chỉ đạo các hành động và suy nghĩ của chúng ta, nó cũng khởi phát ra một số bệnh tật mà không lâu trước đây, người ta còn cho là ma thuật hay quỷ ám. Nhưng với sự hỗ trợ của khoa tâm lý học, lần hồi người ta đã khám phá được các căn nguyên bí mật sâu thẳm nhất. Sự hiểu biết về bộ não con người có những bước tiến vượt bực trong năm mươi năm trở lại đây, hơn hẳn nền y học đại cương trong năm trăm năm trước. Cuốn sách này là thành quả nghiên cứu mới nhất, cho phép hàng ngàn người tìm lại sự cân bằng cho chính mình và hiểu được khoa tâm lý là một môi trường dạy hết sức tuyệt vời cho sự tự chủ, cho sức khoẻ và hạnh phúc.

***

Nhà tâm lý học là gì?

Ông ta là cả một khối óc và là cả một trái tim, và không bao giờ phán xét ai cả. Ông ta chỉ có việc là quan sát, thương yêu và tìm hiểu thôi. Tìm mua: Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Ông ta không những chỉ nhìn vào chính hành động mà thôi, nếu không muốn nói là để nhằm sửa đổi hành động ấy, và những tri thức ấy cũng thật là mênh mông, nếu nó xấu. Nhưng ông ta còn tìm đến tận những ý hướng sâu xa nữa; và một khi mà ý hướng ấy có sửa chữa được thì hành động cũng đi theo con đường ấy mà thôi.

Ông đã sử dụng những tri thức của ông về con người, về tâm lý học, sinh lí học như là kim chỉ nam. Dựa vào những tri thức ấy ông cứ đi tìm các ý hướng ấy không ngưng nghỉ. Bởi vì cái tâm lý con người không bị ràng buộc vào một sự xếp loại tuyệt hảo nào cả.

Không bao giờ ông quên rằng tất cả mọi người đều đau khổ, đó chính là thân phận của con người. Lúc nào con người cũng đi tìm giải pháp cho nỗi thống khổ ấy bằng những phương tiện sẵn có trong tầm ấy. Và đa số các hành động “phàm phu tục tử” thì cũng chẳng khác gì hơn là những sự truy tìm các ý hướng ấy mà thôi.

Nhà tâm lý học là kẻ mộ đạo. Tôi muốn nói rằng ông ta làm việc để dần dần cảm thấy mình nối kết được với tất cả những gì vây xung quanh mình. Ông biết rằng có rất nhiều người rất sợ hãi rồi cứ chìm đắm trong nỗi lo âu. Vậy trước hết là con người đi tìm cho chính mình sự an tâm. Sự an tâm này do gia đình và xã hội tạo nên cho con người. Một khi họ không tìm thấy được mối an tâm trong gia đình và cả trong xã hội thì nỗi lo âu của họ càng lớn hơn. Người mà mang đến cho được một sự an tâm đó, mới là nhà tâm lý học. Người này làm việc để cho mỗi một người đều tự thấy mình tại yên.

Ông ta bước đi trên những đụn cát gập ghềnh dễ sợ: đó là những sa mạc của toàn thể nhân loại. Cũng từ một cái nhìn, ông ta nhìn hết thảy mọi hành động của con người, không có cái gì làm cho ông kinh ngạc cả, mà cũng không có cái gì làm cho ông nôn mửa cả. Bởi vì ông ta truy tìm đến tận nguyên nhân để thấu hiểu mà không bao giờ phán xét hết.

Có rất nhiều thanh thiếu niên cùng các bà mẹ, các thiếu nữ cùng các ông bố, các đôi vợ chồng đến hỏi ý kiến ông ta. Tình cảm của họ đôi khi đối chọi với nhau, có thể rất trầm trọng. Đôi khi người ta có thể thấy họ chống đối nhau rất quyết liệt

Nhà tâm lý học tạo lại sự cân bằng bằng những lời khuyên hết sức sáng suốt và hài hòa mà ông chỉ nói cho riêng từng người.

Với những người khờ khạo, ông sẽ tìm xem tính này có hiện thực không hay đang che giấu các khả năng chưa được phát triển. Nếu như nó thật thì ông phải ngăn cản không cho nó biến thành tính độc ác. Ông nói với từng người bằng thứ ngôn ngữ riêng của họ và không bao giờ quên mãnh lực siêu việt của ngôn từ.

Ông lắng nghe các bí mật và những lời thú tội mà không một người nào khác, có thể ngoại trừ vị tu sĩ, có thể nghe được. Bản chất con người đang phơi bày trước mặt ông nà ông phải xem đấy là một vinh hạnh và bản thân ông không được hãnh diện về việc đó.

Tất cả những thứ đó không phải là cảm tính nhưng phải là điều kiện tất yếu của nhiệm vụ ông ta.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại PDF của tác giả Pierre Daco nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cái Tôi Và Cái Nó (Sigmund Freud)
Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 - đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức - được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) - không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong quan niệm của Freud về bộ máy tâm trí, khái niệm sự xung đột giữ một vị trí cũng quan trọng như vị trí ông dành cho khái niệm Vô thức (và nhất là cho sự dồn nén) hay khái niệm tính dục. Nó là nguyên nhân chính gây ra những nguồn đau khổ của con người. Chúng ta gặp điều này ngay từ những bài viết đầu tiên với các khái niệm “sự kiểm duyệt”, “sự kháng cự”. Sự xung đột này tồn tại cả giữa các sức mạnh khuấy đảo trong bộ máy tâm trí lẫn giữa các cấp khác nhau, những cấp tổ chức bộ máy tâm trí. Chúng ta thấy nó (xung đột) ở mọi nơi: giữa cái ý thức và cái vô thức, giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực tế, giữa ham muốn và điều cấm, giữa thực tế bên trong và thế giới bên ngoài, và cuối cùng là giữa cái Tôi, cái Siêu-Tôi và cái Nó giống như những gì tiểu luận này sẽ trình bày. Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.*** Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người. Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh. Tìm mua: Cái Tôi Và Cái Nó TiKi Lazada Shopee Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn. Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien. Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán. Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930. Tác phẩm: Phân Tâm Học Nhập Môn Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Cái Tôi Và Cái Nó Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm Kỵ Tương Lai Của Một Ảo tưởng Bệnh Lý Học Tinh Thần Về Sinh Hoạt Đời Thường Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi ... Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sigmund Freud":Cái Tôi Và Cái NóNguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm KỵTâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái TôiTương Lai Của Một Ảo TưởngVăn Minh Và Những Bất Mãn Từ NóĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Tôi Và Cái Nó PDF của tác giả Sigmund Freud nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cãi Gì Cũng Thắng (Madsen Pirie)
Hiểu biết về ngụy biện cung cấp khả năng phòng thủ cũng như tấn công cho bất kỳ ai. Khả năng phát hiện ra các ngụy biện sẽ cho phép bạn bảo vệ bản thân khi chúng được những người khác sử dụng và khả năng sử dụng các ngụy biện tài tình sẽ cho phép bạn thành công và ở thế công kích khi bạn hướng tranh luận theo cách của mình. Lý luận hợp lý là nền tảng để chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận. Cuốn sách này được viết ra như một chỉ dẫn thực tiễn cho những ai mong muốn giành chiến thắng trong tranh luận. Nó dạy bạn cách tạo ra những ngụy biện quỷ quái và hiểm ác một cách có chủ ý; từ đó bạn có thể nhận ra chúng trong các cuộc tranh luận và biết cách đối phó với nó. Tác giả mô tả từng ngụy biện đi kèm với ví dụ và lý giải vì sao chúng mang tính dối lừa. Sau những đoạn văn miêu tả tổng quát về lịch sử hay sự xuất hiện của một ngụy biện, tác giả đều khuyến nghị người đọc về cách thức và tình huống sử dụng giúp ngụy biện phát huy hiệu quả dối lừa cao nhất. Cuốn sách sẽ dạy người đọc cách tranh luận hiệu quả, thậm chí là không trung thực. Tuy nhiên, trong quá trình học cách tranh luận, và trong quá trình thực hành cũng như đánh bóng các ngụy biện, người đọc sẽ biết được cách xác định và xây dựng hệ thống miễn nhiễm trước các ngụy biện kia. Độc giả sẽ được cung cấp một kho từ vựng để đối thoại với các chính trị gia và những tay bình luận truyền thông. Hiểu biết về ngụy biện cung cấp khả năng phòng thủ cũng như tấn công cho bất kỳ ai. Khả năng phát hiện ra các ngụy biện sẽ cho phép bạn bảo vệ bản thân khi chúng được những người khác sử dụng và khả năng sử dụng các ngụy biện tài tình sẽ cho phép bạn thành công và ở thế công kích khi bạn hướng tranh luận theo cách của mình. Tìm mua: Cãi Gì Cũng Thắng TiKi Lazada Shopee Tiến sĩ Ducam Madsen Pirie (sinh ngày 24/08/1940) là một nhà nghiên cứu, một tác giả và một nhà giáo dục người Anh. Ông là người sáng lập và hiện là chủ tịch Viện nghiên cứu Adam Smit. *** Bạn đọc thân mến, Vừa qua, chúng tôi đã ra mắt bạn đọc cuốn sách đầu tiên trong bộ sách về biện luận của Alpha Books, cuốn Viết gì cũng đúng của Anthony Weston. Đây là cuốn sách dẫn nhập cô đọng về nghệ thuật viết và cách đưa ra những lập luận sắc bén, thông qua các nguyên tắc cụ thể được giải thích và minh họa đầy đủ, ngắn gọn. Viết gì cũng đúng được xem như cuốn giáo khoa thư nổi tiếng, đã được dịch sang 8 ngôn ngữ - vẫn là lựa chọn đầu tiên với những ai tìm kiếm một cuốn sách hướng dẫn dễ hiểu về cách đưa ra các lập luận vững chắc. Cuốn sách tiếp theo trong bộ sách này chính là ấn phẩm bạn đang cầm trên tay, cuốn Cãi gì cũng thắng. Trong cuốn sách dí dỏm và mang tính truyền nhiễm này, Madsen Pirie cung cấp một hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng - mà thực ra là lạm dụng - lý luận để giành chiến thắng trong mọi tranh luận. Ông xác định tất cả những ngụy biện thông dụng nhất trong tranh luận với các ví dụ mang sức mạnh hủy diệt. Chúng ta đều cho rằng mình là người có suy nghĩ rõ ràng và hợp lý nhưng sau khi đọc xong cuốn sách này, ta sẽ nhận ra những ngụy biện mà mình sử dụng. Tác giả chỉ cho bạn thấy cách cùng lúc tăng cường sức mạnh cho suy nghĩ của bạn và tìm ra điểm yếu trong những lập luận của người khác. Và tinh quái hơn, Pirie còn chỉ cho bạn cách để trở nên phi lý một cách tinh tế mà không bị phát hiện. Cuốn sách này sẽ biến bạn trở thành một người thông minh đến phát bực: gia đình, bạn bè và các đối thủ của bạn đều sẽ ước ao rằng bạn chưa từng đọc nó. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách hấp dẫn này! Hà Nội, tháng 4 năm 2012Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cãi Gì Cũng Thắng PDF của tác giả Madsen Pirie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cách Suy Nghĩ Của Người Giàu (Steve Siebold)
Cuốn sách này không nói về tiền mà nói về cách tư duy. Mỗi chương là một bài học mà tôi đúc kết được trong suốt 26 năm phỏng vấn những người giàu nhất thế giới. Trong đó tôi đưa ra so sánh về cách tư duy của giới trung lưu và người giàu. Mục đích của việc so sánh là để chỉ ra sự khác biệt khá rõ giữa họ. Tôi bắt đầu hành trình phỏng vấn từ năm 1984, khi còn là sinh viên không một xu dính túi, để đi tìm câu trả lời về thành công mà tôi không thể tìm thấy ở trường lớp. Những khám phá đã thay đổi cuộc đời tôi và tôi viết sách này với mong muốn mang đến cho bạn cơ hội như thế. Nếu bạn làm theo niềm tin, triết lý và chiến lược của người giàu thì đó là con đường đúng đắn giúp bạn trở thành triệu phú. Bí mật không nằm trong cơ chế của tiền, mà nằm trong cách tư duy giúp kiếm ra tiền. Một khi nắm được cách tư duy thì bạn sẽ có khả năng kiếm tiền vô tận. Nếu bạn nghĩ rằng “không phải người giàu nào cũng tin hay làm như vậy” thì cũng đúng. Tôi đã dựa vào những gì mà phần lớn người giàu chia sẻ để đưa ra các so sánh này. Sở dĩ tôi phỏng vấn họ bởi tôi cũng muốn được giàu như họ. Và tôi đã phát hiện ra rằng: để trở nên giàu có tôi phải học cách suy nghĩ như người giàu. Suốt 25 năm đầu đời tôi tư duy về đồng tiền như bao người khác và tôi túng quẫn. Khi tôi thay đổi tư duy thì tiền bắt đầu chảy ào ạt vào túi. Việc thay đổi tư duy về tiền khiến tôi có những hành động thiết thực và kết quả là tôi trở thành triệu phú. Đừng quá choáng ngợp hay hoảng sợ trước thành công của tôi cũng như của người khác bởi bạn hoàn toàn có thể làm được như thế. Hãy dùng cuốn sách này như là kim chỉ nam. Chúc bạn may mắn trên hành trình của mình. Tìm mua: Cách Suy Nghĩ Của Người Giàu TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cách Suy Nghĩ Của Người Giàu PDF của tác giả Steve Siebold nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ (Kawashita Kazuhiko)
Bằng trải nghiệm thực tế của một người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện và xây dựng cho mình được mạng lưới quan hệ rộng lớn và vững chắc, thông qua cặp hình tượng “Người cha có quan hệ rộng - Người cha không có quan hệ rộng”, tác giả Kawashita Kazuhiko trình bày chi tiết các bước và phương cách để tạo dựng mạng lưới quan hệ và lợi ích của mạng lưới này trong việc đạt đến thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn công việc. Một số trích dẫn hay trong cuốn “Cách người Nhật xây dựng mối quan hệ”: “Một ngày nọ, Phật Thích ca xuyên qua hồ sen ở miền cực lạc nhìn xuống dưới địa ngục. Lúc đó, trong số nhiều người phạm nhân, có một người đàn ông tên Kandata. Kandata kiếp trước là một kẻ cướp đã gây ra nhiều tội ác nhưng hắn đã có một lần từ bỏ ý định đạp chết một con nhện nhỏ bé. Phật thích ca nhớ về điều đó nên đã ném cho Kandata một sợi dây mạng nhện để dẫn Kandata từ địa ngục về với miền cực lạc. Tìm mua: Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ TiKi Lazada Shopee Kandata nắm lấy sợi dây mạng nhện và bắt đầu leo về phía miền cực lạc. Thế nhưng, leo được một lúc thì Kandata nhận ra rằng có vô số kẻ phạm nhân khác đang leo theo phía sau mình. Lo sợ sợi dây mạng nhện sẽ đứt, Kandata gào lên “Xuống đi! Xuống đi!” Hắn vừa dứt lời thì sợi dây mạng nhện đứt, Kandata rơi trở lại xuống địa ngục” Mỗi khi nghĩ về mối quan hệ, tôi thường nghĩ đến cảnh tượng Kandata đang leo trên sợi dây mạng nhện mà Phật Thích ca đã thả xuống.***Nếu có thời gian để ghen tị thì sao không tự tạo “mối quan hệ” cho bản thân mình Người quen xin được vào làm trong một công ty danh tiếng nhờ có bạn thời đại học làm ở phòng nhân sự của công ty đó. “Chơi xấu! Nhờ người quen mới vào được!” Một người bạn chỉ cần một cú điện thoại “Bố mẹ tôi thường đến lắm”, là có thể đặt được bàn ở nhà hàng nổi tiếng mà không phải ai cũng đặt được bàn. “Chơi xấu! Nhờ vào bố mẹ cả thôi!” Công ty đối thủ thắng được dự án mà lý do là bởi hai bên trưởng phòng là bạn cũ của nhau. “Chơi xấu! Cứ tranh thắng thua một cách đường đường chính chính đi chứ!” Các bạn chắc đều đã trải qua những tình huống như thế này rồi. Mọi người thường cho rằng những trường hợp kể trên là những chuyện bất công. Thế nhưng sự thật là từ xưa đến nay những người có được “nhiều mối quan hệ” thì sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngay từ đầu cuộc đời đã không công bằng. Mặc dù vậy, dù có ghen tị hay phê phán những người có “mối quan hệ” cũng không tạo ra được “mối quan hệ” cho bản thân mình và mình cũng chẳng được hạnh phúc hơn. Vì vậy, tốt hơn hết là đừng tiếp tục cho rằng “mối quan hệ” đồng nghĩa với không công bằng, mà hãy tự tạo ra “mối quan hệ” cho chính mình. Có được “mối quan hệ” thì có thể bạn sẽ có được công việc như mong muốn, có thể đến được những nhà hàng nổi tiếng. Và có thể thắng được dự án! Bạn có nghĩ như vậy không?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ PDF của tác giả Kawashita Kazuhiko nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.