Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lỗi Tại Đàn Ông (Cấn Vân Khánh)

Tập tản văn mới nhất của nhà văn Cấn Vân Khánh là những dòng suy tư của chính tác giả xoay quanh những đề tài quen thuộc: Phụ nữ và cuộc sống.

Bằng những góc nhìn mới lạ, đặc biệt trong cuốn sách này lại có phần táo bạo hơn trước, một giọng văn ôn hòa và dịu dàng lần này bỗng trở nên cứng cỏi và dí dỏm hơn khi kết tội Lỗi tại đàn ông. Cùng đọc tản văn với Cấn Vân Khánh để xem các quý ông trong mắt phụ nữ sẽ ra sao? Và họ sẽ đối phó như thế nào?

Đọc và khám phá rất nhiều chuyện hậu trường thú vị đằng sau đó. Bìa sách với thiết kế hình ảnh vô cùng ấn tượng cũng khiến người đọc thích thú vì những ý nghĩa ẩn sau đó: Tại sao người đàn ông có thể quần là áo lượt, ăn vận chỉnh tề trong khi người phụ nữ lại lôi thôi lếch thếch, chạy đôn chạy đáo? Thật không công bằng, tất cả là… lỗi tại đàn ông!

***

Tác phẩm có tựa đề như một lời trách mắng yêu từ chính tác giả gửi cho cánh đàn ông, đồng thời cũng ẩn chứa một loạt thông điệp sâu sắc dành cho phụ nữ. Tìm mua: Lỗi Tại Đàn Ông TiKi Lazada Shopee

Bìa của cuốn Lỗi tại đàn ông.

Phải thừa nhận rằng, Cấn Vân Khánh không phải là một nhà văn quá nổi bật, nhưng những tác phẩm được xuất bản khá đều đặn của cô vẫn thu hút một lượng người đọc nhất định. Sau 6 cuốn sách đã được xuất bản, từ tác phẩm đầu tay mang tên “Chàng hề của em” (1998) đến tác phẩm mới nhất “Vết son trên môi anh” xuất bản trong năm nay đã phần nào định vị tên tuổi của Cấn Vân Khánh như một cây bút tiềm năng trong văn Việt.

Nếu như ở những tác phẩm trước, người đọc biết đến Cấn Vân Khánh với giọng văn đầy dịu dàng và nữ tính nhưng vẫn phần nào hơi mơ mộng và đôi chỗ quá sức lãng mạn bay bổng, thì với tập tản văn mới nhất này, có lẽ độc giả của cô sẽ khá bất ngờ với một Cấn Vân Khánh đằm thắm, thâm trầm và dường như đã đủ “độ chín” của một người phụ nữ ngoài ba mươi. Lỗi tại đàn ông bao gồm 25 mẩu chuyện được viết bởi con mắt quan sát tinh tế và một cảm quan nhạy bén sắc sảo, mang đến cho bạn đọc những khám phá và chiêm nghiệm thú vị của chính tác giả về những chuyện muôn thuở giữa đàn ông và phụ nữ.

Khám phá tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn, phụ nữ có lẽ sẽ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và đồng điệu với những gì Cấn Vân Khánh truyền tải. Những mẩu chuyện đời thường đều được cô thu thập và ghi lại đầy tỉ mỉ, dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc và quan tâm. Bởi thế, có lẽ không quá khó để nhìn thấy chính mình trong đó, qua những mẩu chuyện như Xinh đẹp ngay cả khi đang ốm, Hy sinh - Bản năng của đàn bà, Chẳng có gì mãi mãi, Khi đàn ông nói lời chia tay, hay Người đàn bà đến sau… Vẫn bằng một giọng văn nhẹ nhàng, dịu dàng và trầm lắng, nhưng có thể thấy rõ sự trưởng thành của ngòi bút Cấn Vân Khánh với một sự hấp dẫn đến từ vẻ mạnh mẽ nội tại cũng như những cuốn hút đến từ óc hài hước và ý nhị của cô.

Viết về cuốn tản văn Lỗi tại đàn ông, nhà thơ - nhà báo Thiên Anh chia sẻ một cách đầy thích thú: “Tôi cứ hình dung đàn bà trong tập tản văn của Cấn Vân Khánh như con mèo bé nhỏ, mềm mại, luôn thích được người đàn ông của mình ôm ấp vuốt ve nhưng vô cùng tinh anh, và không bao giờ bạn thực sự đoán định được điều gì ẩn giấu sau đôi mắt của nàng. Lỗi tại đàn ông lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện, những chia sẻ giản dị, đời thường nhưng đủ sức ám ảnh không chỉ đối với đàn bà mà các đấng mày râu cũng sẽ bị hấp dẫn bởi sự tò mò đầy khiêu khích”.

Có thể nói, năm 2013 đánh dấu một năm khá thành công đối với nữ nhà văn trẻ khi cô cho ra mắt đồng thời cả hai tập sách “Vết son trên môi anh” và “Lỗi tại đàn ông”. Với ngòi bút đang dần trở nên dày dạn và lão luyện hơn mỗi ngày, nữ nhà văn sinh năm 1979, người từng đạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong hứa hẹn sẽ còn cho ra đời thêm nhiều tác phẩm có giá trị.

***

Đánh dấu sự trở lại với tập tản văn “Lỗi tại đàn ông”, người đọc đón nhận một Cấn Vân Khánh trải nghiệm hơn, dịu dàng hơn và cũng…đàn bà hơn rất nhiều.

Cấn Vân Khánh là một tác giả trẻ, nhưng đã có nhiều tác phẩm tạo sức hút đối với độc giả. Tác giả Cấn Vân Khánh sinh năm 1979, tốt nghiệp khoa Sáng tác- Lý luận- Phê bình văn học tại Đại học Văn hoá Hà Nội. Chị từng đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong và đã xuất bản 6 cuốn sách gồm: Chàng hề của em (NXB Trẻ, 1998), Hạnh phúc mơ hồ (NXB Văn hoá Sài Gòn, 2006), Khi nào anh thuộc về em (NXB Hội nhà văn, 2008), Người đàn ông có đôi mắt trong (NXB Hội nhà văn, 2008), Hoa hồng và rượu vang (NXB Văn học, 2012), Vết son trên môi anh (NXB Văn học, 2013).

Chị yêu thích viết văn, làm thơ từ khi còn đang đi học và luôn say mê tìm đọc các tác phẩm cũ, mới thuộc mọi thể loại. Cấn Vân Khánh thích chất văn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Lý Lan, truyện ngắn của nhà văn Ba Lan Janusz Leon Winsniewski. Phụ nữ và tình yêu luôn là những chủ đề yêu thích của Cấn Vân Khánh. Chị dành cho phụ nữ một sự ưu ái đến kì lạ. Dưới ngòi bút của chị, người phụ nữ được bảo vệ, được yêu thương, trân trọng và cảm thông sâu sắc. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét về phong cách của Cấn Vân Khánh: “Nhẹ nhàng và mong manh, dịu dàng và day dứt, những trang viết của Cấn Vân Khánh, là truyện, là tạp văn, đều ấp ủ một nỗi buồn trong trẻo, hoang sơ của một tâm hồn nữ, của một tâm hồn trẻ”.

Năm 2013 là một năm thành công với tác giả Cấn Vân Khánh, ngay sau khi đánh dấu sự trở lại của mình với tác phẩm Vết son trên môi anh, tháng 10 này chị lại tiếp tục gửi đến các bạn độc giả tập tản văn Lỗi tại đàn ông. Trong tập tản văn này bạn đọc nhận ra một Cấn Vân Khánh trải nghiệm, thực tế hơn nhưng cùng giàu cảm xúc thăng hoa hơn rất nhiều. Đọc Lỗi tại đàn ông khiến người phụ nữ tìm thấy sự đồng cảm, những cô gái trẻ nhận được sự dẫn dắt và người đàn ông hiểu hơn về người phụ nữ của mình. Bạn đọc sẽ thu thập được những “bí kíp” để vun đắp hạnh phúc gia đình trong Xinh đẹp ngay cả khi đang ốm, Giấc ngủ ái tình, Hy sinh- Bản năng của đàn bà; nhìn thấy bóng dáng mình đâu đó trong Chiếc va li tình yêu, Tôi không muốn là người nhạy cảm, Chẳng có gì mãi mãi hay tìm được nơi để trải lòng với Ngoảnh đầu nhìn lại, Khi đàn ông nói lời chia tay,…

Với Lỗi tại đàn ông Cấn Vân Khánh không chỉ thử sức với thể loại tản văn bên cạnh những câu chuyện ngắn quen thuộc mà còn đánh dấu sự phá cách trong phong cách văn chương của chị. Vẫn là những dịu dàng nhưng có thêm phần cứng cỏi pha chút hài hước và ý nhị. Lời trách cứ Lỗi tại đàn ông giống như câu mắng yêu mà người phụ nữ dành cho người đàn ông của mình, dù bực bội nhưng chẳng thể ngừng yêu thương.

Đọc cuốn tản văn Lỗi tại đàn ông nhà thơ, nhà báo Thiên Anh đã chia sẻ rằng: “Tôi cứ hình dung đàn bà trong tập tản văn của Cấn Vân Khánh như con mèo bé nhỏ, mềm mại, luôn thích được người đàn ông của mình ôm ấp vuốt ve nhưng vô cùng tinh anh, và không bao giờ bạn thực sự đoán định được điều gì ẩn giấu sau đôi mắt của nàng. Lỗi tại đàn ông lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện, những chia sẻ giản dị, đời thường nhưng đủ sức ám ảnh không chỉ đối với đàn bà mà các đấng mày râu cũng sẽ bị hấp dẫn bởi sự tò mò đầy khiêu khích.”

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lỗi Tại Đàn Ông PDF của tác giả Cấn Vân Khánh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Viết Dưới Ánh Đèn Dầu (Bùi Xuân Phái)
Viết dưới ánh đèn dầu là dòng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 - 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì? Thế nào là nghệ thuật? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không? Cái đẹp nằm ở đâu? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông đểâ lại. Từ 1958-1974, Nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên 14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài ngời bạn thân của Họa sĩ biết đến. Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988) ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ … Tất cả những tài liệu trên được gia đình lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958-1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do và mới tìm được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách. Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Dưới Ánh Đèn Dầu PDF của tác giả Bùi Xuân Phái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ (Hillary Rodham Clinton)
Đây là cuốn hồi ký của một phụ nữ đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn trên chính trường nước Mỹ. Hơn một triệu ấn bản đã được bán hết ngay trong hai tháng đầu tiên. Nhà xuất bản danh tiếng Simon & Schuster đã ứng trước cho Hillary cho tập hồi ký Living History sự nổi tiếng đạt tầm kỷ lục thế giới. Hillary Rodham Clinton hiện được hàng trăm triệu người trên thế giới quan tâm không chỉ vì bà là phu nhân của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hay vì Hillary là một người phụ nữ có tính cách đặc biệt mà còn vì bà hiện là một Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ có thế lực trên chính trường và có thể tranh cử Tổng thống nước Mỹ vào năm 2008. Tuy thế, chỉ một số bạn bè, người thân mới biết đến hành trình phi thường và khả năng viết đặc biệt của bà. Cuốn hồi ký này được Hillary viết với niềm đam mê, với sự vô tư, hóm hỉnh về nền giáo dục của xã hội Mỹ, về sự chuyển đổi từ một cô gái ủng hộ ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Cộng hoà Goldwater trở thành một nhà hoạt động của Dảng Dân chủ trong phong trào sinh viên, rồi một Đệ nhất phu nhân nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi. Living History đặc biệt sống động về 8 năm của bà trong Nhà Trắng. Đây cũng là niên sử về cuộc sống với cựu Tổng thống Bill Clinton, về khoảng thời gian 30 năm vượt qua những thử thách, sóng gió trong tình yêu, đối đầu với những xét nét của công chúng, đặc biệt là scandar tình ái giữa chồng bà, Tổng thống Bill Clinton và cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky cùng những cuộc điều tra luận tội kéo dài. Hillary đã tự hoạch định hướng đi của mình để trở thành một biểu tượng và thước đo cho những người khác. Là một luật sư, người vợ, người mẹ và là nhà hoạt động quốc tế nổi bật, Hillary đã trải nghiệm cuộc sống của mình thông qua các "cuộc đại chiến chính trị" của nước Mỹ, từ vụ bê bối Watergate đến Whitewater. Là Đệ nhất phu nhân duy nhất đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng, sửa đổi luật lệ trong nước, Hillary đã thực hiện những hành trình không mệt mỏi khắp nước Mỹ về đấu tranh, vận động cho các chương trình chăm sóc y tế, phát triển kinh tế, tạo cơ hội học hành, đồng thời cải thiện những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của trẻ em và các gia đình nghèo. Bà đã đi nhiều nơi trên thế giới để vận động cho quyền của phụ nữ, nhân quyền và dân chủ. Hillary đã định nghĩa lại vị trí của một Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ cũng như cứu vãn chức Tổng thống nước Mỹ qua vụ luận tội Tổng thống Clinton, một vụ luận tội với động cơ chính trị và trái với Hiến Pháp. Hồi ký Living History thể hiện được phẩm chất của một trong những phụ nữ xuất sắc nhất trong thời đại của chúng ta: sâu sắc, bản lĩnh, mạnh mẽ và truyền cảm; nói lên những thách thức giúp Hillary tự định hình và tìm ra tiếng nói của riêng mình trong vai trò một phụ nữ và là một nhân vật gây ấn tượng mạnh trên chính trường nước Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ PDF của tác giả Hillary Rodham Clinton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trung Tùy Bút (Phạm Đình Hổ)
Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trung Tùy Bút PDF của tác giả Phạm Đình Hổ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (Nguyễn Thụy Long)
Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện. Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.Tôi ngưỡng mộ biết bao nhiêu tác giả. Mơ ước ngaynào đó mình được như họ. Tôi mê đến độ, có thể đọc tiểu thuyết bất cứ lúc nào không phải chỉ ở những ngày rảnh rỗi. Thường xúc động về tình huống số phận của các nhân vật. Mùa rét nằm trogn chăn bông đọc tiểu thuyết. Tôi nhớ đọc cuốn " người anh cả " của Lê Văn Trương, tôi cũng là anh cả trong gia đình nhỏ bé của mình, thế là tôi xúc động. Chui vào torng chăn khóc thoả thích. Khóc sưng cả mắt, vì thương thân phận người anh cả trogn tiểu thuyết đó quá. Sau này, và đến bây giờ tôi vẫn thường mủi lòng trước những hoàn cảnh, có thể trong tiểu thuyết, đời thật hay phim ảnh. Nếu bạn bè tôi có nhận xét về tôi: Trông con người nó hung hãn như vậy, nhưng tâm hồn thì yếu đuối.Thuở bé xem phim Charlot. Phim The Kid ( dịch ra tiếng Việt là Gà trống nuôi con ) khi Charlot lạc mất đức con nuôi, Charlot buồn ngẩn người ra. Tôi cũng chảy nước mắt. Còn nhiều, rất nhiều tình huống khác, torng tiểu thuyết hay trong phim ảnh làm cho tôi mủi lòng, đến rơi lệ.Không biết đó có phải là con đường gai góc mà tôi đã chọn khi cầm bút không? Khi ở Hà Nội, tôi trao lại cho thằng em họ tủ sách. Ra đi nhưng vẫn thăm hỏi về những cuốn tiểu thuyết. Sau năm 1954 thì viết bưu thiếp, cho đến lúc bặt tin. Rồi nhiều chục năm qua.tôi trở thành nhà báo, nhà văn...Cũng là một đời lỡ mà thôi. Nhưng tôi hãnh diện làm sao khi chọn nghề cầm bút.Sau năm 1975. Miền Nam bại trận, người chiến thắng vào thành phố. Những cuốn sách in ấn phát hành ở miền Nam bị kết tội phản động, bèn được đem ra thiêu đốt. Tôi đứng nhìn tro tàn khói bay, cầu xin cho nó được phiêu diêu miền cực lạc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều tác giả khóc những cuốn sách trên đống tro tàn. Người buôn bán sách, nhưng suốt một đời yêu quý sách, nên làm sách, in ấn sách, đứng ngẩn như người mất hồn trước nhà sách, mà chính là kho sách vĩ đại của mình ở đại lộ Lê Lợi. Nhà sách Khai Trí nay đã đổi tên chủ.Tôi muốn nói ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trường. Một đời ông dành cho những cuốn sách, không phải mình là tác giả mà của nhiều người khác. Ông có cái đam mê của ông, đam mê đến cuối đời. Mấy ai đã được sống đến trăm tuổi, nay tuổi ông Khai Trí đã 80. Hơn nửa đời người kinh doanhsách, nhưng không thể gọi ông từ hạ đẳng là " đầu nậu sách. Như có lần sau khi nhà sách Khai Trí tịch biên, tôi đã nghe lời miệt thị ấy của một nhà văn muốn lập công. Ví như loài cỏ " đuôi chó " mà ông Phan Khôi đã viết hồi nào trong Nhân Văn Giai Phẩm. Tôi nói ít ai thọ được trăm tuổi. Học giả Vương Hồng Sển đã là thọ mà chỉ sống được 94 tuổi. Không như điều mơ ước của cụ, thọ tròn một thế kỷ để nhìn cho rõ hơn " nhân tình thế thái ". Năm ngoái, tôi gặp học giả Giản Chi. Cụ đã 94. Người yếu lắm rồi, cụ đi phải có người dìu. Nhưng tôi nghe nói cụ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu. Cụ đọc sách bằng kính lúp soi trê ntrang giấy. Đáng quý lắm sao.Cách nay một năm tôi gặp ông Khai Trí trong bữa giỗ ông Chu Tử. Tôi hỏi ông rằng cái nhà sách Khia Trí của ông ở đường Lê Lơi ông đã xin lại được chưa? Sau khi ông từ Mỹ về và đã hòi tịch trở lại người Việt Nam. Ông cười và trả lời:- Sẽ xin lại được, thời hạn trả lại là năm 3000.Tôi chưa lẩm cẩm đến độ không hiểu nổi câu trả lời ấy là lời chua chát của một người kiên tâm với cái nghiệp của mình nay đã quá chán nản.Câu chuyện văn nghêvọng vòng, tôi nhắc đến một bài mới đây viết trên báo chi nhắc ông Khai Trí, có người nhà văn, cũng ông đó, đã hết lòng ca tụng sự hào sảng của ông chủ nhà sách danh tiếng. Ông Khai Trí đã chậm rãi trả lời:- Tôi biết anh đó, khi tôi ngồi ở Chí Hoà anh ta đi với phái đòan vào thăm từ. Anh từng biết tôi, nhưng hôm ấy anh ta nhìn tôi như nhìn những người tù khác chưa hề quen biết. Vì khi đó tất cả chúng ta đều là kẻ ngã ngựa, bị kết án.Tôi thoáng nhìn thấy nụ cười ruồi của ông Khai Trí:- Nhắc lại làm chi không biết nữa.Đúng vậy, nhắc lại làm ch, nói theo thổ ngữ Nam Kỳ.Tôi suy nghĩ hoài về câu nói ấy. Một câu nói thóang nghe thì tầm thường, nhưng suy nghĩ thì nó đòi hỏi ở người cầm bút thật nhiều đấy. Tuổi đời, kinh nghiệm đời không chưa đủ, còn đòi ngưòi cầm bút có một điều kiện khác. Có xứng đáng để cầm bút mà viết không?Đã rất nhiều đêm tôi ngồi trên căn gát bút suy nghĩ. Nên cầm lại cây bút hoặc không nên. Cuối cùng thì tôi đã có quyết định. bây giờ thì dĩ vãng dồn dậy trong tôi.Trước đây tôi đã viết dang dở tập hồi ký " thuở mơ làm văn sĩ " ở một tuần báo thiếu nhi trước năm 75. Sau đó tôi viết lại, những mong " đăng báo " được. Nhưng bị đánh giá thấp qua biên tập. Tập hồi ký chẳng ca tụng được caí gì. Chỉ ca tụng một giấc mơ, giấc mơ của một kẻ mơ làm văn sĩ. Tôi đành gác bút..Gần nửa đời người làm việc cầm bút. Đến nay không giữ được quyển sách nào của mình viết ra. Trận hoả tai năm 75, không phải riêng tôi bị thiệt hại mà nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi cũng cùng chung số phận và còn trở thành tội phạm, bị đem ra trưng bày tại phòng trưng bày " tội ác Mỹ Nguỵ " Nhiều năm dài những cuốn sách của tôi, của chúng tôi bị cầm tù. Tôi không có tiền, lộ phí, không có giấy tờ tuỳ thân đàng hoàng. Đến bây giờ tôi cũng không đi. Phải chăng tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Hà Nội, của những con đường những tỉnh miền Bắc tôi đã đi qua nguyên vẹn như thuở nào? Tôi không trả lời của chính câu hỏi mình tự đặt ra.Tôi như nhìn thấy mình thuở mới bước qua tuổi trẻ thơ mang ước mơ mình trở thành văn sĩ. Ôi giấc mơ mới đẹp và ngọt ngào làm sao. Đến bây giờ cũng vậy, tôi không coi giấc mơ đó là oan nghiệt hay nghiệp chướng phủ phàng.Muỗi đêm nay sao ra nhiều thế, nó cắn tôi nhoi nhói. Không biết có con muỗi nào mang mầm bệnh không? Nếu có chắc chắn là nó truyền cho tôi căn bệnh nào đó ác tính chứ không phải mãn tính. Muỗi Sài Gòn từng có tiếng cắn đau từ xưa. Tôi nhớ thuở ở Hà Nội, có một ký giả chuyên viết film du jour trên nhật báo lấy bút hiệu là Muỗi Sài Gòn.Tôi sống với giấc mơ đẹp của tôi. Một đọan ngắn thôi " thuở mơ làm văn sĩ ". Xin mời bước vào tập hồi ký này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuở Mơ Làm Văn Sĩ PDF của tác giả Nguyễn Thụy Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.