Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngày Cuối Trong Đời Socrates (Plato)

Bốn đối thoại xuất hiện cùng lúc trong Ngày cuối trong đời Socrates là do tất cả đều có tính cách tiểu sử, kể chuyện đời một người. Qua đó Plato trao độc giả bức tranh hoàn chỉnh về Socrates con người thực sự, song độc giả cũng có thể mệnh danh Socrates con người lý tưởng. Trong đối thoại thứ nhất, thứ hai và thứ ba độc giả không biết ông có kể lại nguyên si lời Socrates nói hay không, song độc giả thấy rõ ràng ông tìm cách đưa ra trước mắt độc giả Socrates bằng xương bằng thịt, phong thái đĩnh đạc quen thuộc, cung cách vấn hỏi có vẻ phủ định, tác phong nhã nhặn, lịch sự, khẩu khí trào lộng, mỉa mai và mục đích luân lý, đạo đức thẩm nhập. Trái lại, trong Phaedo, độc giả nhìn Socrates con người lịch sử khi con người đó biến hình thành con người triết lý, triết gia lý tưởng, mẫu người điển hình tiêu biểu triết học duy linh hoặc duy tâm, tư tưởng của ông đã phát triển trong tâm trí Plato.

Euthyphro xuất hiện trước tiên theo thứ tự. Nội dung cho độc giả thấy Socrates là thầy giáo, qua nghệ thuật biện chứng, tìm cách đánh thức, khuyến khích con người ruồng bỏ trạng thái tin tưởng chìm đắm trong rừng già ý niệm vừa hoang dã vừa mù mờ, thôi thúc con người tìm hiểu những gì con người nhận định bằng phê phán chủ quan đối với vấn đề đạo đức. Tìm định nghĩa thế nào là mộ đạo chứng tỏ trong niềm tin tàng ẩn tình trạng mơ hồ, tìm như thế lại cho thấy làm vậy thôi đã có thể coi là hành vi sùng đạo thần linh đều hài lòng. Làm thế cũng dẫn tới câu hỏi, có phải lễ bái là sùng đạo vì thần linh hài lòng, hay thần linh hài lòng vì lễ bái là sùng đạo. Nếu là câu sau vậy phải định nghĩa mộ đạo như phần của công bình, chính trực, ngay thẳng, nhưng công bình, chính trực hoặc ngay thẳng trong quan niệm thông thường chỉ liên hệ tới bổn phận con người đối với con người. Bởi thế độc giả trực diện vấn đề gay gắt: phục vụ thần linh khác phục vụ con người, phục vụ thần linh có đòi hỏi nhiệm vụ đặc biệt không. Đối thoại chấm dứt với kết luận có vẻ phủ định. Tuy thế, nếu chú ý, độc giả sẽ thấy cuộc đàm luận đã đưa độc giả tới chỗ nhìn mộ đạo không phải bộ phận đặc biệt mà chỉ là dáng vẻ có tính cách tôn giáo của đạo đức.

Trong Apologia (Biện giải) Socrates giải thích cho bồi thẩm đoàn nghe nhiệm vụ đặc biệt của ông. Ông thẳng thắn nói ông là ruồi trâu được phái tới đánh thức dân Athens rời bỏ giấc ngủ giáo điều, đồng thời khuyến khích họ suy ngẫm về ý nghĩa cùng mục đích sống ở đời. Họ sống trong u tối mê muội họ không hay, do đó đối với vấn đề đạo đức họ luôn luôn sẵn sàng phê phán. Lấy sấm ngữ làm ví dụ, sấm ngữ khẳng định ông là người khôn ngoan, hiểu biết nhất đời, trong khi ông tự biết ông không biết gì, Socrates đi vào sứ mạng có tính cách biện chứng. Ông lần lượt nói tới số người có vẻ đáng kể, chính khách, quân nhân, thi sĩ, nghệ nhân, tất cả khẳng định họ biết, song thực ra họ không biết, họ không hiểu điều họ nói nghĩa là gì. Đến câu hỏi họ sống với mục đích thế nào, làm sao đạt mục đích đó họ cũng không thể trả lời! Tuy thế, suốt đối thoại, nếu chắt lọc thâm ý, độc giả sẽ thấy mục đích đạo đức ở đời, con người sẽ sống nếu hiểu bản chất thực sự của cực điểm tốt lành. Người đời tìm cái tốt lành, của cải, danh tiếng, địa vị, mọi thứ đặc biệt gọi là cái tốt đẹp ở đời, đánh giá cao chỉ vì nghĩ đó là phương tiện tiến tới tốt đẹp. Nhận thấy người đời nghĩ như thế, Socrates nhìn cuộc đời theo nghĩa giản đơn, thực tiễn. Cân nhắc cái lợi tương đối về sống, chết, cân nhắc một cách lạnh lùng như cái lợi tương đối của cuộc đời riêng tư, cuộc đời công cộng, căn cứ vào lợi ích, ông chọn cái chết. Chết quả thật đáng sợ, song bình thản nhìn chết ông thấy không đáng sợ. Bởi chết nghĩa là chấm dứt, không biết gì nữa, hoặc chết là gia nhập ca đoàn vô hình gồm người danh tiếng, người từ tâm trong quá khứ. Vì thế ông khẳng định: giờ chia tay đã tới, chúng ta mỗi người một ngả, tôi đi vào cõi chết, quý vị quay về nẻo sống. Đường nào tốt hơn, chỉ thần linh biết.

Crito trình bày cảnh khác trong đời Socrates: ông đang ở tù, chờ thọ án. Bạn già Crito vì thương yêu, quý trọng vào giục vượt ngục. Như thường xuyên Socrates sẵn sàng biện luận tương quan giữa nhu cầu và hoàn cảnh. Cân nhắc, đắn đo cuối cùng ông nói với bạn già đồng hương, đồng tuế: ở đời mục đích nhằm không phải cố sống mà sống tốt đẹp, nghĩa là làm sao cho cuộc đời phải lẽ, hợp lý. Ông thừa nhận giữa ông và thành quốc có ràng buộc, ông đã sống khá lâu, suốt thời gian đó luật pháp bao che, đó là ân tình, vì thế ông không thể phủ nhận công ơn. Có phải chỉ vì muốn sống vài năm nữa, kéo lê cuộc đời vô ích, vô nghĩa và có phải chỉ do sợ chết mà từ bỏ địa vị làm người trên trần gian ông có hành vi bất trung, bất chính?

Phaedo, đối thoại cuối cùng, đưa độc giả sang vùng mới lạ, trong đó hình ảnh Socrsates mờ dịu, cuốn hút vì gần cõi chết, mầm mống tư tưởng sung mãn của Socrates phát triển thành tư tưởng duy linh của Plato. Socrates và thân hữu gặp mặt giờ cuối trong đời ông bàn luận về tình trạng linh hồn bất tử. Muốn chứng minh sự thể Socrates đưa ra một số lý luận căn cứ vào tính đồng nhất, tính phổ quát, tính trường cửu của sự vật linh hồn nhận biết hoặc có thể nhận biết. Linh hồn hiện hữu, tồn tại trên mọi thay đổi, mọi hủy diệt, chết chỉ là rời bỏ thể xác ốm yếu, rũ bỏ tấm áo vấy bẩn suy tàn che chắn, ngăn cản linh hồn nhìn rõ thực tại của thế giới duy linh hoặc thế giới lý tính. Trả lời ý kiến phản bác của thân hữu, Socrates đưa ra so sánh thuyết duy linh với thuyết vật lý của Anaxagoras. Triết gia đã phần nào rời bỏ thuyết đó khi chủ trương Trí tuệ (Nous) là nguyên nhân tối hậu của mọi sự vật, song không theo đuổi tới cùng mà bỏ dở. Triết gia không xây dựng cấu trúc vũ trụ trên căn bản nguyên nhân cuối cùng, triết gia cũng không tìm cách chứng minh mọi vật trong vũ trụ tồn tại vì muốn thực hiện cái tốt đẹp. Không bằng lòng với kết quả đã thấy, Socrates quay lại phương pháp qui nạp và định nghĩa. Ông đề nghị bắt đầu nên định nghĩa ý tưởng bao gồm mọi phạm vi của thực tại, sau đó đi theo định nghĩa tới kết luận, cuối cùng trở lại, đi lên ý tưởng cao vời, bao quát chừng nào đạt tới nguyên lý mới thôi. Ông muốn chứng tỏ linh hồn bất tử vì ý tưởng về sự sống không hề tách khỏi linh hồn. Tìm mua: Ngày Cuối Trong Đời Socrates TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Cuối Trong Đời Socrates PDF của tác giả Plato nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Nghệ Thuật Sống (Thu Giang)
Nếu không nhận thấy được cái Quý nơi trong mà chỉ thấy cái Quý nơi ngoài, cái loạn đã bắt đầu sanh ra nơi lòng mình rồi. Đã cho vật này là Quý là Đẹp, tất cũng phải có vật khác Quý hơn và Đẹp hơn. Và cứ nếu như thế mãi mà đi tìm… thì cái Quý, cái Đẹp không biết đâu là cùng mà lòng tham muốn của con người cũng không biết đến đâu là tận. Người ta thường lấy Vinh làm sướng, lấy Nhục làm khổ, mà chính mình phần đông cũng chưa ai biết sao là thật sướng, sao là thật khổ cả. Sướng, theo phần đông, là thấy mình hơn được người; - nhưng trái lại, khổ vì mình cũng còn thua kẻ khác. Thế thì có sướng gì đâu mà gọi là sướng. Chẳng qua sướng hơn kẻ khổ, khổ hơn kẻ sướng mà thôi. Thiên hạ tôn người hiền, trọng kẻ sĩ… chỉ tự mình xúi dục lòng tham lam tranh đấu của kẻ khác. Lão tử đã biết mà nói trước: “ bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.” Người ta, ai ai cũng vì hạnh phúc mà làm. Kẻ đi tìm bằng cách này, người đi tìm bằng cách kia, - tuy phương pháp có khác nhau, chung quy cũng chỉ vì ham sướng sợ khổ. ***** Tìm mua: Một Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee Tìm cái lẽ sống - cái sống thật của mình, không phải cái sống sai lầm của bản ngã - là phận sự duy nhất của mỗi một người chúng ta. Sống trong quan niệm lạc lầm của bản ngã, ta sống trong nô lệ, trong đau khổ. Sống trong chân thể của ta, mới thật là sống, sống trong tự do… Đường giải thoát là con đường dẫn ta đi tìm cái lẽ sống chân thật của ta, là con đường duy nhất của những ai nhận chân đặng cái sống vô cùng đang ẩn núp nơi đáy lòng… Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN, Sài thành, ngày 22 tháng 5 năm 1960Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Zarathustra Đã Nói Như Thế (Friedrich Nietzsche)
Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói như thế Nietzsche đã tuyên bố và ca tụng Siêu nhân. Nietzsche: một lưỡi gươm man dại chẻ đôi truyền thống tư tưởng Tây phương. Nietzsche: một quả bộc lôi nổ tung xuống đầu tôn giáo, đạo đức, thi ca, tư tưởng, nghệ thuật, triết học, siêu hình học, tâm lý học. Tên tuổi Nietzsche gieo rắc sợ hãi kinh hoàng cho những tâm hồn yếu đuối và đồng nghĩa với tàn bạo, vô luân, phi đạo đức, bệnh hoạn, ám ảnh, cô đơn, không thương xót, không tôn giáo, không tổ quốc, không nghề nghiệp, không bổn phận. Với những tâm hồn mang dòng máu Nietzsche, Nietzsche là một kẻ thánh hạnh dũng cảm, đem hết thịt da xương máu mình đổ dồn vào một tiếng thét lớn để đánh thức loài người (Heidegger), một kẻ tuẫn đạo chết giữa những điêu linh trần thế cho những đức hạnh còn chưa có tên gọi, một bậc Bồ-tát-Nghệ-sĩ (Bodhisattva-artist, Henry Miller). Đối với tất cả mọi người, cuộc đời Nietzsche, tư tưởng Nietzsche là một dấu hỏi bằng lửa, một “dấu hỏi khủng khiếp” đặt ra cho hai ngàn năm truyền thống Tây phương (Eugen Fink). Nietzsche thuộc dòng dõi các triết gia Hy Lạp tiền Socrate, tư tưởng bằng thi ca, tư tưởng nhập thể hoá thân thành thi ca để đồng vọng lại những lời vô ngôn của một Cõi Miền lồng lộng còn đang khép kín. Với Nietzsche, khởi sinh một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những triết gia "triết lý với cây búa”; cây búa của Nierzsche đập đổ tàn phá, lời lẽ của Nietzsche nổ tung càu náu, để trên những hoang tàn tan nát đó vụt hiển hiện một Bình Minh mới cho nhân loại, trong đó con người được giải phóng khỏi đạo đức cựu truyền: Kẻ Vô Luân, giải phóng khỏi những “chân lý”: Tinh thần Tự do, giải phóng khỏi hiểm hoạ vĩ đại nhất thế kỷ: hư vô chủ nghĩa. Con người được giải phóng khỏi hư vô chủ nghĩa là một con người mang bộ mặt rạng rỡ hoà quang tinh khô của một thiên thần mới hiện, một kẻ cất cao tiếng cười lồng lộng giữa bầu trời mây trắng, một kẻ đã vượt qua loài người, một Siêu Nhân. Zarathustra là tên của kẻ tiên tri tiên báo cho sự xuất hiện của mẫu người mới ấy. Zarthustra đã nói như thế vẽ lại hành trình tâm linh băng qua tầng trời cô đơn thứ bảy, tầng trời cô đơn tối hậu, của một kẻ tiên phong, với những hoan lạc, đắm say, cám dỗ, chiến đấu, thất bại, hoài nghi ngây ngất, để mở ra cho loài người một khả tính mới, một hy vọng mới, hát cho loài người nghe một bài ca mới. Loài ngưòi đang sống trong thời “tiền sử”, chưa có một nhân loại đích thực với những giá trị trinh tân; trước mặt con người là sa mạc, sau lưng là hư không. Phải làm những gì để phôi dựng một Nhân Loại Mới trong buổi hoàng hôn dài dặc hiện nay? Tìm mua: Zarathustra Đã Nói Như Thế TiKi Lazada Shopee Sa mạc lớn dần: khốn thay cho kẻ nào ôm giữa sa mạc! Những kẻ ôm giữ sa mạc ấy có tên là Buddha? Jésus Christ? Héraclite? Khổng Tử? Nguyễn Du? Nietzsche? Dostoievski? Van Gogh? Rimbaud? Hoelderlin? Heidegger? Krishnamurti? Henry Miller?... Có kẻ nào đã vuợt qua được bến bờ bên kia của sa mạc để nở cho nhân loại một nụ cười tĩnh lặng không mây?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Zarathustra Đã Nói Như Thế PDF của tác giả Friedrich Nietzsche nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.