Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trang Tử Và Nam Hoa Kinh (Nguyễn Duy Cần)

Vài lời thưa trước

Trước ngày 30-04-1975, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có một trăm tác phẩm được xuất bản và mười tác phẩm khác chưa in: Tôi tập viết tiếng Việt, Đời nghệ sĩ, Con đường thiên lí, Một mùa hè vắng bóng chim, Những quần đảo thần tiên, Gogol, Tourguéniev, Tchékhov, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Trang tử và Nam Hoa kinh. Mười tác phẩm đó được cụ đã giới thiệu sơ lược trong Hồi kí (Phần VI: Từ ngày giải phóng (1975-81), chương XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Sửa lại bản thảo chưa in); riêng cuốn Trang tử và Nam Hoa kinh [1] (về sau gọi tắt là TT&NHK) cụ viết như sau:

“Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tư tưởng của Lão tử mới được phổ biến mạnh: chỉ giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng như hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dưới đời Tống đều mang dấu vết của Trang [2].

Ở nước ta ông Nguyễn Duy Cần đã giới thiệu học thuyết của Trang, nhưng chỉ dịch ít chương trong Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên [3]; lại không đặt chân nguỵ của những thiên đó, cho nên gán cho ông vài tư tưởng không thực của ông. Ông nhằm mục đích phổ thông hơn khảo cứu.

Người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong bộ Trang tử (cũng có tên là Nam Hoa Kinh [4]) là Tô Đông Pha đời Tống. Sau ông, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều. Tìm mua: Trang Tử Và Nam Hoa Kinh TiKi Lazada Shopee

Đại khái ngày nay ai cũng nhận rằng Nội thiên là của Trang tử (trừ một số bài), còn Ngoại thiên và Tạp thiên là của người đời sau.

Tôi kiếm được năm bản Trang tử, quan trọng nhất là Trang tử toản tiên của Tiền Mục, Tân dịch Trang tử độc bản của Hoàng Cẩm Hoành (1974) và L’œuvre complète de Tchouang-tseu của Liou Kia - hway (1969); dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào; cuối mỗi chương đưa ra nhận định của các học giả gần đây, và một số nhận định của tôi về chân, nguỵ; nếu là nguỵ tác thì người viết thuộc về phái nào: chẳng hạn phái quá khích của Lão giáo, phái ôn hoà của Lão giáo, phái theo Trang, phái theo Khổng, phái theo Đạo gia (tu tiên) hay Pháp gia…

Tôi chỉ dùng những chương chắc chắn của Trang để phân tích tư tưởng của Trang, rán không gán cho Trang những tư tưởng của người sau. Cuối cùng tôi chỉ cách nên đọc Trang ra sao.

Tác phẩm khá dày: trên 500 trang (riêng phần giới thiệu trên 300 trang) [5]. Và có thể coi là công trình đầy đủ nhất về Trang tử từ trước tới nay, tiếc là chưa in được” (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, 1993, trang 537-538).

Tuy bảo là “dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào”, điều này cũng được nói đến trong lời giới thiệu ngắn ở đầu bộ Trang tử; nhưng vẫn còn hai đoạn cụ Nguyễn Hiến Lê phải lược bỏ như lời của cụ bảo trong tiết “Chúng tôi dịch ra sao” (phần nhì: Nội thiên):

“Tuy nhiên, có hai đoạn trong bài XXIII.3 và 4, mỗi đoạn độ mười hàng, đọc kĩ năm bản tôi có trong tay (coi chương III) tôi vẫn không hiểu tác giả muốn nói gì, nên tôi dịch không nổi, phải bỏ”.

Ngoài ra, vì trong Ngoại thiên và Tạp thiên có nhiều bài như Đạt sinh 3, Đạt sinh 9, Sơn mộc 9, Trí Bắc du 4, Từ Vô Quỉ 7, Ngụ ngôn 7, Nhượng vương 6 cũng chép trong bộ Liệt tử. Bảy bài đó cụ đã dịch trong bộ Liệt tử và Dương tử (LT&DT) và cho xuất bản trước đó rồi (năm 1972, Nxb Lá Bối), nên trong bộ TT&NHK này cụ đã không dịch lại mà cũng không chép lại. Cũng có bài, như bài Liệt Ngự Khấu 1, cụ đã dịch trong LT&DT (bài II.14: Đừng làm cho người ta biết mình) nhưng ở đây cụ dịch lại để “sửa vài chữ”. Ngược lại, có bài cụ không dịch trong LT&DT nhưng được cụ dịch trong bộ TT&NHK như truyện người say rượu té xe (tức bài Đạt sinh 2), truyện luyện gà đá (bài Đạt sinh 8)… Như vậy, người đọc muốn đọc được các bài hoặc các đoạn bị lược bỏ trong bộ này thì phải tìm trong bộ kia và ngược lại.

Cũng về việc dịch lại, tuy cụ Nguyễn Hiến Lê không nói ra, nhưng tôi thấy có nhiều câu trong TT&NHK không giống với những câu tương ứng đã được cụ và cụ Giản Chi dịch trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc (ĐCTHTQ) từ năm 1962-63 [6]. Ví dụ hai câu: 1.- Sát sinh dã bất tử. Sinh sinh giả bất sinh 殺生者 不死。生生者不生, trong ĐCTHTQ dịch là: “Cái giết được cái sống thì cái đó không chết. Cái sinh ra được cái sinh ra thì cái đó chính nó không từ đâu sinh ra” (bản của Nxb Thanh Niên, 1994, Tập 1, trang 181), trong TT&NHK, bài Đại Tôn sư 2 dịch là: Bậc chủ tể giết sinh mệnh thì không chết, bậc đó sinh ra sinh mệnh mà cũng lại không sinh (nghĩa là không có cái gì sinh ra cả)”; 2.- Chiêu ư minh minh, hữu luân sinh ư vô hình” 昭昭生於冥冥,有倫生於無形, trước dịch là: “Cái sáng láng sinh ra từ cái mịt mờ, cái có loại (tức vật hữu hình) sinh ra từ cái vô hình” (Sđd, Tập 1, trang 183); sau dịch là: “Cái sáng sủa phát sinh từ cái tối tăm; cái hữu hình phát sinh từ cái vô hình” (Trí Bắc du 5); 3.- Phù tri hữu sở đãi nhi hậu đáng, kì sở đãi giả đặc vị định dã 夫知有所待而後當,其所待者特未定也, trước dịch là: “Sự biết phải trông chờ nhờ cậy vào cái gì đó mà sau mới được chính xác. Nhưng cái mà cái biết trông chờ nhờ cậy đó lại chưa biết nhất định đích thật là cái gì” (Sđd, Tập 1, tr.695), sau dịch là: “Tri thức nào cũng phải có đối tượng [rồi mới biết được là đúng hay sai], mà đối tượng lại không xác định được” (Đại tôn sư 1).

Trong TT&NHK, phần Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên, cụ Nguyễn Hiến Lê không chép nguyên tác chữ Hán lẫn phiên âm; và trong phần chú thích, cụ cho biết: “nếu thấy cần, sẽ chép thêm nguyên văn phiên âm (chứ không có chữ Hán vì công việc ấn loát lúc này khó khăn và tốn kém)”

[7]. Do không có chữ Hán, nên trong quá trình gõ, khi gặp những chỗ ngờ in sai, hoặc có sự khác biệt với bản Nguyễn Duy Cần, tôi phải tra cứu các trang web chữ Hán để, nếu sai thì sửa lại, và nếu thấy cần tôi chép thêm chữ Hán vào để chúng ta cùng tham khảo.

Và cũng để tiện tham khảo, trong phần Phụ lục, tôi chép lại bảy bài cụ Nguyễn Hiến Lê đã dịch trong bộ LT&DT mà cụ không chép vào bộ TT&NHK, tôi cũng chép thêm bảng niên biểu Những biến cố lớn xảy ra trong đời Trang tử (trích trong cuốn Mạnh tử của cụ Nguyễn Hiến Lê).

Trong số các triết gia thời Tiên Tần, Trang tử của lẽ là người duy dùng của ba thể: kí ngôn, lí luận và ngụ ngôn để trình bày học thuyết của mình. Trong cuốn Hàn Phi Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo:

“Mới đầu là bộ Luận ngữ chỉ dùng một thể đơn giản nhất là kí ngôn; môn sinh của Khổng Tử ghi những lời của thầy. Rồi tới các cuốn Trung Dung, Đại học cũng vẫn là kí ngôn thêm những đoạn nghị luận ngăn ngắn. Bộ Mặc tử mở đầu cho thể nghị luận - hay biện luận - nhưng lí luận lắm chỗ ngây thơ và rườm. Bộ Mạnh Tử cũng là kí ngôn như Luận ngữ, đúng ra là ghi những đối thoại giữa

Mạnh Tử và một số vua chư hầu hoặc một số học giả đương thời. Trang tử dùng ba lối: kí ngôn, lí luận vắn tắt và ngụ ngôn. Tới Tuân tử mới bỏ hẳn lối kí ngôn mà dùng thể lí luận theo đề tài. Sau cùng là Hàn Phi dùng hết các thể của người trước”.

Riêng về thể ngụ ngôn, Trang tử là có tài nhất, như lời cụ Nguyễn Hiến Lê trong bộ Sử Trung Quốc:

“Ông là một triết gia tư tưởng độc đáo, một nghệ sĩ đa tài, văn ông vừa lãng mạn, nên thơ, vừa trào phúng, cay độc, ông sử dụng thuật ngụ ngôn không ai bằng”.

Đọc bộ Cổ học tinh hoa của hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, ta bắt gặp nhiều truyện ngụ ngôn trích trong bộ Trang tử như: Bắt chước nhăn mặt (trích trong bài Thiên vận 4), Trọng thân hơn làm vua (Nhượng vương 3), Người bán thịt dê (Nhượng vương 7) [8], Nuôi gà chọi (Đạt sinh 8), Chiếc thuyền dụng chiếc đò (trích trong Sơn mộc 2), Nhường thiên hạ (Tiêu dao du 2)… Cụ Nguyễn Duy Cần cũng chọn một số bài trong sách Trang tử cho vào cuốn Cái cười của thánh nhân, mặc dù cụ không ghi nguồn, như: Nước thu, Chim biển, Mộng hồ điệp. Các bài đó lần lượt tương ứng với các bài Thu thủy 1, Chí lạc 5, một phần của bài Tề vật luận 15.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trang Tử Và Nam Hoa Kinh PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chống Duhring (Frederick Engels)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chống Duhring PDF của tác giả Frederick Engels nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chính Thể Đại Diện (John Stuart Mill)
Triết gia John Stuart Mill (1806-1873) đã được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch tác phẩm Bàn về Tự do). Vì vậy, trong bài giới thiệu này chúng tôi sẽ không nói về thân thế và sự nghiệp mà chỉ tập trung vào tác phẩm của ông. Chính thể đại diện (Representative government), Bàn về Tự do (On Liberty) và Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John stuart Mill trong bộ sách Great Books of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994). Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay? Đó cũng là câu hỏi mà người dịch tự đặt ra cho mình khi bắt tay vào công việc đầy khó khăn và mạo hiểm là dịch một tác phẩm không mấy “hấp dẫn” như tác phẩm này. Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville(*) tác phẩm Chính thể đại diện của J. S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J. S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình. Hơn thế nữa, hai chục năm đã trôi qua kể từ khi đất nước ta chọn lựa chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Những biến đổi kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay lớn, tốt cũng như xấu, trong xã hội. Tình hình tất yếu đòi hỏi phải có những điều chỉnh đối với các thiết chế tổ chức xã hội và để thực hiện việc này một cách đúng đắn thì phải học hỏi tri thức của nhân loại. Chúng tôi cho rằng tác phẩm Chính thể đại diện của J. S. Mill xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo. Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính thể đại nghị”. Chúng tôi không dùng cách chuyển ngữ này vì e ngại độc giả hiểu lầm chủ đề của tác phẩm chỉ giới hạn thảo luận về loại chính thể có hình thức nghị viện nhất định. Nhưng trong suy tưởng của J. S. Mill thì “chính thể lý tưởng tốt nhất là hình thức chính thể trong đó chủ quyền, hay quyền kiểm soát tối cao như một phương sách cuối cùng được trao cho toàn thể khối tập hợp cộng đồng; mỗi một công dân không chỉ có tiếng nói trong việc vận dụng chủ quyền cơ bản ấy mà còn ít nhất cũng thỉnh thoảng được yêu cầu tham gia thực sự vào việc cai trị bằng cách đích thân thực hiện một chức năng nào đó, mang tính địa phương hay tổng quát”. (Chương III). Ông viết: “Người ta phán xét chính thể thông qua tác động của nó lên con người, tác động của nó lên những sự việc, thông qua việc nó tạo nên các công dân như thế nào và nó làm gì với họ; xu thế của nó là cải tiến hay làm hư hỏng bản thân dân chúng, tính tốt xấu của việc làm mà nó thực hiện cho họ và thông qua họ”. *** Tìm mua: Chính Thể Đại Diện TiKi Lazada Shopee Các Nhà nước tự do, cũng như các nhà nước khác, có thể chiếm hữu các nước phụ thuộc, giành được do chinh phục hay xâm chiếm thuộc địa; và trường hợp của chính chúng ta là một thí dụ lớn nhất về loại này trong lịch sử hiện đại. Vấn đề quan trọng nhất là những nước phụ thuộc như vậy phải được cai trị như thế nào. Không cần phải thảo luận trường hợp các vị trí đồn trú nhỏ bé, như là Gilbraltar, Aden, hay Heligoland, là những nơi được giữ chỉ như những vị trí của hải quân hay quân đội. Mục tiêu của quân đội hay hải quân trong trường hợp này là tối thượng, và phù hợp với điều này thì các cư dân không thể được hưởng quyền cai quản địa phận; dù rằng họ nên được cho phép có tất cả các quyền tự do và các đặc quyền tương hợp được với sự hạn chế này, bao gồm cả việc điều hành tự do các công việc của thành phố tự trị; và như một sự bồi thường cho việc phải hy sinh cục bộ vì sự thuận tiện của Nhà nước cai trị, họ phải được hưởng các quyền bình đẳng với các thần dân cùng quê hương với họ, sống tại mọi địa phận khác của đế chế. Các lãnh thổ xa xôi có kích cỡ và số dân nào đó, được duy trì như các nước phụ thuộc, nghĩa là những lãnh thổ ít nhiều bị lệ thuộc vào các hành động của quyền lực tối cao ở bộ phận của chính quốc mà không được đại diện một cách bình đẳng (nếu như được đại diện chút ít nào) tại cơ quan lập pháp của nơi đó, các lãnh thổ như thế có thể chia làm hai loại. Một số nào đó bao gồm dân chúng có nền văn minh tương tự với nền văn minh của nước cai trị, có khả năng và đã chín muồi cho chính thể đại diện: như là các lãnh thổ thuộc Anh tại châu Mỹ và châu Úc. Số khác, giống như Ấn Độ, hãy còn ở khoảng cách rất xa với tình trạng này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chính Thể Đại Diện PDF của tác giả John Stuart Mill nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cháu Ông Rameau (Denis Diderot)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cháu Ông Rameau PDF của tác giả Denis Diderot nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Biết Ta Đích Thực Là Ai (Alan Watts)
Biết ta đích thực là ai - Cuốn sách về một cấm kỵ - có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts. Trong đó, tác giả nghiền ngẫm về một cấm kỵ không được thừa nhận, nhưng đầy sức mạnh: sự thông đồng im lặng của chúng ta về câu hỏi ta thực sự là ai, hoặc là cái gì. Nỗ lực này là đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Nếu cảm thức của chúng ta về mình dưới dạng ngã biệt lập trong chiếc bao da là ảo tưởng, không phù hợp cả với những khám phá của khoa học phương Tây lẫn với triết giáo phương Đông, vậy thì bản tính đích thực của chúng ta là gì? Đưa người đọc chìm đắm vào bầu không khí chiêm nghiệm triết học và tìm ra trong các triết thuyết cổ xưa những điểm nhìn cách mạng và hiện đại, Alan Watts đã trình bày con đường nhận thức mang tính tâm lý học của riêng ông về chân tướng của cái cảm thức mơ hồ gọi là tôi, - mà trên thực tế chính là cội nguồn và căn gốc của Vũ trụ. “Cuốn sách dạy chúng ta nhìn và tôn trọng thế giới này một cách kiên nhẫn và hiểu biết.”(Chris DeLeon) *** Alan Watts là một học giả, triết gia người Mỹ gốc Anh. Tác giả cũng là tác giả, diễn giả, một trong những người nước ngoài nổi tiếng nhất trong việc truyền bá triết lý phương Đông đến phương Tây. Alan Watts tốt nghiệp thạc sĩ ngành thần học tại Seabury-Western Theological Seminary. Tìm mua: Biết Ta Đích Thực Là Ai TiKi Lazada Shopee Biết ta đích thực là ai là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts.***Cuốn sách này khảo cứu một điều cấm kỵ không được thừa nhận nhưng đầy sức mạnh - việc chúng ta ngấm ngầm thông đồng để lờ đi vấn đề ta thực sự là ai, hay là cái gì. Tóm lại, thứ luận điểm coi cảm nhận phổ biến về bản thân như một bản ngã biệt lập bao kín trong chiếc túi da là một ảo tưởng, cả theo khoa học phương Tây lẫn các triết giáo thực nghiệm phương Đông - đặc biệt là triết phái Vệ Đà nguyên thủy, cội nguồn của Ấn Độ giáo. Ngộ nhận này là căn nguyên khiến con người lạm dụng công nghệ để chinh phục môi trường tự nhiên một cách tàn bạo, và rốt cuộc là hủy diệt tự nhiên. Vì vậy chúng ta rất cần có một cảm thức về sự tồn tại của chính mình phù hợp với quy luật tự nhiên, và khắc phục được cảm giác vong thân trong vũ trụ. Để đạt mục đích này, tôi đã viện đến tri thức Vệ Đà, song trình bày theo một lối hoàn toàn hiện đại và Tây phương - nhờ vậy cuốn sách này không trở thành một giáo khoa thư hay cuốn tập vỡ lòng về triết phái Vệ Đà theo nghĩa thông thường. Đúng hơn, cuốn sách này là một cuộc hôn phối chéo giữa khoa học phương Tây và trực giác phương Đông. Xin dành lời cảm ơn đặc biệt cho vợ tôi, Mary Jane, vì đã biên tập cẩn thận và nhận xét về bản thảo. Tôi cũng cảm ơn Quỹ Bollingen đã tài trợ cho dự án biên soạn cuốn sách này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biết Ta Đích Thực Là Ai PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.