Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp (Latifa)

Khuôn mặt bị đánh cắp là cuốn hồi ký cảm động của Latifa - một thiếu nữ mười sáu tuổi kể về thân phận khốn cùng của bản thân và những người dân Afghanistan vô tội khi Taliban lên nắm chính quyền.

Bất chấp những hiểm nguy rình rập…

Bất chấp mạng sống bị đe dọa…

Bất chấp phải trốn chạy, từ bỏ quê hương với gia đình, người thân yêu dấu…

Cô bé Latifa vẫn quả cảm để nói thay cho tất cả những thiếu nữ và phụ nữ Afghanistan. Tìm mua: Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp TiKi Lazada Shopee

Những người mẹ, người chị, và cả em nhỏ bị bó buộc, cầm tù, thậm chí đã bị hành quyết giữa cộng đồng, không xét xử và không ai trắc ẩn, trước mắt cả con cái lẫn những người thân.

Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi ngay trên chính xứ sở quê hương của mình, dù là những quyền lợi cơ bản nhất của một con người, một phụ nữ.

Thế nhưng bất chấp tất cả họ vẫn giữ gìn nhân phẩm của mình, với tất cả sự hãnh diện, sức lực và tinh thần cho đến hơi thở cuối cùng.

Bi kịch cuộc đời của Latifa chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những mãnh đời bất hạnh của người phụ nữ dưới thời Taliban phải hằng ngày hằng giờ chịu đựng.

Latifa còn may mắn khi cuối cùng cô bé cũng có thể bắt đầu một cuộc đời mới.

Của mình! Cho riêng mình!

Nhưng còn đó biết bao số phận của những người phụ nữ Afganistan khác thì sao?

Họ phải làm gì? Còn phải chịu đựng những gì?

Và cuối cùng ai/ cái gì sẽ cứu rỗi cuộc sống của họ khỏi những tăm tối ràng buộc khắc nghiệt này đây?

Khuôn mặt bị đánh cắp, vì thế, càng chứng tỏ giá trị của mình khi gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tệ nạn bạo hành phụ nữ dưới chế độ Taliban hà khắc.

Một cuốn hồi kí chân thực với sức lay động mạnh mẽ.

Để tương lai sẽ không còn những Latifa nào nữa…***

Những chiếc khăn xếp đen ngòm của Taliban đang dần biến mất khỏi những cơn ác mộng của chúng tôi: giờ đây quan trọng là nói về hy vọng và tự do - mà cuối cùng lại có. Tôi đang làm điều đó.

Từ lúc tôi nghe thấy tiếng cười ở Kabul, nhìn thấy một khuôn mặt phụ nữ trên tivi, thấy những chiếc máy cạo râu của những người thợ cạo lại đang làm việc, tôi biết rằng tôi phải quay về và ôm tổ quốc vào lòng mình. Tôi chỉ đang chờ những cánh diều sẽ thay thế máy bay oanh tạc trên bầu trời Kandahar mà thôi.

Có nhiều điều đáng vui mừng tại Hội nghị Bonn(15): các đại diện mỗi nhóm dân tộc - Tajik, Uzbek, Pashtun, Hazar - đều hứa là sẽ nghiêm túc tập hợp lại dưới một chính phủ lâm thời và chấp nhận viện trợ của Liên hợp quốc cho công cuộc tái thiết đất nước chúng tôi, một quốc gia bị tàn phá đến mức hiếm có trong lịch sử. Tôi thật lấy làm vui mừng.

Giờ đây anh Wahid đang mong mỏi được rời Moskva về nước. Anh Daoud và vợ anh, và chị Soraya đều đang ở đâu đó trên đoạn đường giữa Pakistan và Afghanistan: đã lâu chúng tôi không hay tin họ và tôi lấy làm lo lắng.

Về phần mình, lúc này tôi là một người lưu vong được biệt đãi, được ăn uống no nê, không sợ mùa đông giá lạnh, và ngang hàng với những người phương Tây. Vì thế, giờ tôi có thể bày tỏ, mà không phải sợ hãi, những lo lắng bản năng của tôi về tương lai - và đó cũng là một biệt đãi.

Hàng thế kỷ nay những người đàn ông của đất nước tôi được đưa cho dao rựa, súng lục, súng trường, súng Kalashnikov để chơi như chơi những cái trống lúc lắc của trẻ nhỏ. Hàng thế kỷ nay các thế hệ bị đem bày ra trên một bàn cờ, các kỳ thủ lớn kế tiếp nhau, hết người này đến người khác, như thể chiến tranh giữa các dân tộc là một môn thể thao toàn quốc vậy. Cũng hàng thế kỷ nay phụ nữ sinh ra để mặc áo burqa. Và những tham vọng xâm lược của các thế lực nước ngoài ủng hộ cho những truyền thống này.

Tôi muốn nói - cùng với tất cả hy vọng của tôi về giấc mơ về hòa bình và dân chủ, giấc mơ cháy bỏng của thế hệ tôi - rằng tôi cầu cho phụ nữ sẽ được đại diện đầy đủ hơn trong các cuộc đàm phán tương lai. Trong ba mươi người tham dự Hội nghị Bonn, ba phụ nữ vẫn là chưa đủ. Tôi cũng cầu cho người cầm lái đất nước tôi sẽ, trong trái tim ông, mang chất Pashtun cũng như Tajik, Uzbek, Hazar; rằng vợ ông sẽ cố vấn và trợ giúp cho ông; rằng ông sẽ hiểu là ông phải tập hợp quanh mình những người phụ nữ giỏi giang nhất và thông thái nhất. Tôi cầu cho những cuốn sách sẽ thay thế vũ khí; rằng nền giáo dục sẽ dạy chúng tôi biết tôn trọng lẫn nhau; rằng các bệnh viện sẽ làm tròn sứ mệnh của mình; và rằng nền văn hóa của chúng tôi sẽ lại vực dậy từ đống tro tàn của các bảo tàng bị cướp bóc và đốt cháy. Tôi cũng cầu nguyện cho các trại đầy những người tị nạn đang khổ sở vì đói sẽ biến mất khỏi các biên giới của chúng tôi, và một ngày gần đây bánh mì họ ăn sẽ được nướng bằng chính bàn tay họ, trong chính những ngôi nhà của họ.

Cầu nguyện thôi vẫn là chưa đủ. Ngay khi tên Taliban cuối cùng treo chiếc khăn xếp đen sì của hắn lên và tôi lại có thể là một phụ nữ tự do ở một đất nước tự do, tôi sẽ trở về với cuộc sống của tôi ở Afghanistan và tiếp tục những nghĩa vụ của mình như một công dân, một phụ nữ - và tôi hy vọng, một ngày nào đó, một người mẹ nữa.

Một hôm, một phụ nữ Âu trích dẫn cho tôi lời một bài hát: “Phụ nữ là tương lai của nam giới.” Ở Afghanistan, hơn bất cứ nơi nào khác, tôi cầu nguyện rằng đàn ông cũng sẽ sớm cất tiếng hát lên câu ca này.

Tháng Mười hai 2001

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp PDF của tác giả Latifa nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir (Basharat Peer)
Nằm giữa Ấn độ và Pakistan, Kashmir là một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, cuộc sống ở đây lại là một thực tế hoàn toàn khác. Kể từ khi phong trào ly khai bùng phát vào năm 1989, hàng vạn người đã bị giết trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực này. Basharat Peer đã tái dựng hiện thực kinh hoàng của vùng đất này trong cuộc xung đột. Đó là câu chuyện về bước đầu gia nhập trại huấn luyện vũ trang ở Pakistan của một thanh niên, về một người mẹ chứng kiến con trai mình bị toán quân Ấn Độ buộc ôm một trái bom, về một nhà thơ đi tìm đức tin tôn giáo khi toàn bộ gia đình ông bị giết, về các chính khách sống trong các phòng tra tấn được tân trang, những ngôi làng bị xé toang bởi mìn và các đền thờ Sufi cổ kính bị đánh bom tan hoang… Tác phẩm là một thiên phóng sự của một cây bút trẻ can đảm, người mang cả một thế giới mới - sống động và chân thực - đến với độc giả. *** “Con người bị mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử bị mắc kẹt trong con người.” Tìm mua: Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir TiKi Lazada Shopee • Những ghi chép của người con trai bản xứ, - James Baldwin “Cái thành phố, nơi không tin tức nào có thể đến được, lúc này hiện ra mồn một trong đêm giới nghiêm của nó đến nỗi thứ tồi tệ nhất cũng trở nên xác thực: Từ cầu Zero, một cái bóng bị rượt đuổi bởi ánh đèn pha đang bỏ chạy để đi tìm thân xác của nó.” • Đất nước không có bưu điện, - Agha Shahid Ali *** Tôi sinh ra vào mùa đông ở Kashmir. Làng tôi nằm trên rìa một rặng núi ở vùng phía nam của Anantnag. Bao quanh những ngôi nhà được đắp bằng bùn và gạch là những cánh đồng lúa xanh mướt vào đầu hè và vàng ươm khi thu đến. Vào mùa đông, tuyết trượt chầm chậm từ trên mái nhà của chúng tôi rồi đổ uỵch xuống mặt cỏ. Tôi và đứa em trai cùng đắp những thằng người tuyết với đôi mắt làm bằng những mẩu than vụn. Và khi mẹ bận rộn với việc nội trợ và Ngoại đi ra ngoài, chúng tôi phóng lên mái nhà, bẻ mấy cục nước đá trên đó, trộn chúng với hỗn hợp sữa và đường ăn cắp ở nhà bếp rồi cùng ăn món kem tự chế của mình. Bọn tôi thường đi trượt tuyết trên sườn đồi, nhìn xuống làng mình hoặc chơi cricket trên một cái hồ đóng băng. Chúng tôi cũng liều, vì chơi như thế có thể bị Ngoại, cũng là hiệu trưởng của trường tôi, mắng mỏ hoặc đánh đòn. Nếu bắt gặp chúng tôi chơi cricket vào mùa đông, ông sẽ bộc lộ chủ trương chú trọng sách vở hơn là cricket bằng tiếng quát tháo khiếp đảm: “Cái lũ ăn hại!” Nghe tiếng quát quen thuộc của ông, mấy đứa chơi cricket tản ra và lẩn đi mất. Không chỉ lũ cháu ngoại mà tất cả trẻ con trong làng đều sợ ông thầy hiệu trưởng như lính sợ quân luật. Những chiều mùa đông, Ngoại và mấy người hàng xóm ngồi trước những cửa tiệm và sưởi ấm bằng kangris, một loại bình giữ lửa tiện dụng, rồi tán gẫu, hoặc nói chuyện tuyết rơi sẽ ảnh hưởng thế nào đến vụ mù tạt vào mùa xuân. Sau khi thầy tu báo giờ triệu tập cuộc lễ chiều, họ rời các cửa tiệm để về nhà, cho đàn gia súc ăn, cầu nguyện ở đền thờ trong làng, rồi quay lại mấy cửa tiệm đó để trò chuyện tiếp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir PDF của tác giả Basharat Peer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! (Lê Bùi Thảo Nguyên)
“Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” của Lê Bùi Thảo Nguyên gây ám ảnh với người đọc với những câu chuyện của một kỹ thuật viên gây mê. Cô gái ấy sau hơn một năm làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu đã quyết định xin nghỉ việc bởi “mọi thứ dường như quá sức chịu đựng” và cô muốn “an lành ru giấc ngủ hằng đêm”. Tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông báo cấp cứu, tiếng tít tít của máy theo dõi, tiếng khóc, tiếng chửi rủa hay tiếng hát vang vọng giữa đêm đều gợi lên sự ám ảnh, thương xót không chỉ với người kể chuyện mà cho cả người đọc. Thậm chí, có nhiều lúc, cô gái ấy còn không kịp phân định mình đang ở nhà hay ở viện mà cứ thế lao đi theo phản xạ khi nghe thấy tiếng chuông, để rồi khi định hình được không gian đang đứng mới nhận ra mình chỉ vừa kết thúc ca trực đêm. Theo chân cô cử nhân gây mê từ lúc còn là một sinh viên thực tập đến khi là nhân viên chính thức trong bệnh viện, người đọc được “ghé thăm” phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh. Không có những tình tiết gay cấn, các câu chuyện được Thảo Nguyên kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, súc tích nhưng không kém phần trần trụi. “Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” một lần nữa khẳng định rằng: Môi trường làm việc ở bệnh viện không dành cho những người “yếu tim”. Bạn sẽ phải mạnh mẽ, có cái đầu lạnh hơn nhiều người, phải học cách quên thật nhanh khi ở bệnh viện sự sống - cái chết luôn song hành cùng nhau. Điều đặc biệt của cuốn sách cũng là cái tài của Thảo Nguyên chính là duy trì hai mạch truyện trong hai không gian với hai con người khác nhau, tuy cùng một bản thể. Bên cạnh một Thảo Nguyên hiền lành, ít nói ở bệnh viện là một Thảo Nguyên dữ dội với những chuyến du lịch một mình. Điều gì khiến Thảo Nguyên quyết định rời khỏi bệnh viện? Và hành trình của cô gái ấy qua những miền đất lạ là để tìm kiếm điều gì? 6 chương sách với 51 mẩu chuyện dường như không chỉ là trải nghiệm của cá nhân Thảo Nguyên mà đâu đó trên hành trình của cô gái trẻ, ta cũng nhìn thấy mình bởi đã có lúc ta rơi vào tình trạng như cô: “Đối với tôi, lạnh, đói, đau, hay mệt mỏi luôn là những cảm giác… dễ chịu, vì có thể dễ dàng gọi tên, cũng dễ dàng giải quyết. Còn những cảm xúc khác, tôi không tài nào kiểm soát được, ngay cả những khi bất chợt tâm trạng trượt xuống chạm sàn, cũng chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “không ổn”, không cách nào diễn tả được. Vì sao không ổn? Không ổn như thế nào? Và, làm sao để ổn?” Tìm mua: Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! TiKi Lazada Shopee Đoạn trích tiêu biểu: Một người bạn từng nói, hãy nghĩ rằng, họ - những người chúng tôi không níu lại được, đang đến một nơi tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi, còn nơi nào tốt hơn là ở bên đứa con chưa đầy một tháng tuổi và ngắm nhìn chúng đang say giấc nồng? Gương mặt chưa vướng bụi trần ấy có thiên thần nào sánh kịp? Chúng tôi đã không thể giữ lại mẹ cho đứa bé ấy. Và đứa trẻ, vĩnh viễn không còn biết đến bầu sữa ấm áp, không còn được nghe câu hát ru à ơi. Suốt đêm, khi chúng tôi hối hả giành giật mẹ nó với thần chết, khi người thân đang khóc ngất, nó vẫn say ngủ trên tay bà ngoại, an yên. Người cha, người chồng ấy quỳ xuống bên giường bệnh, “Cứu vợ em đi bác sĩ ơi, bao nhiêu tiền em cũng trả, bác sĩ đừng dừng lại mà.” Trước đó, anh níu tay anh đồng nghiệp, rồi tay tôi, đặt lên ngực vợ mình, xin chúng tôi tiếp tục nhấn tim. Tôi nhìn những giọt mồ hôi của các anh rơi, những cái nhấn tim đến kiệt sức. Giá như mọi chuyện chỉ đơn giản là tiền bạc! Chúng tôi tránh không nhìn vào mắt nhau, hiểu rằng ai cũng đang kìm nén để không bật khóc, không gào thét. Tại sao? Tại sao sáu tiếng đồng hồ đổ sông đổ bể? Tại sao đến lúc quyết định buông xuôi tôi vẫn không chịu được khi nhìn thấy số 0 và đường thẳng chạy dài lạnh lùng trên màn hình theo dõi? Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời không phải một tập phim truyền hình, nó tàn nhẫn hơn rất nhiều lần! Và điều đáng sợ nhất là sau khi chiếc xe đưa người phụ nữ ấy về an nghỉ nơi cố hương lăn bánh, tôi lại phải quay trở lại công việc, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi phải làm sao để sống an lành suốt những tháng năm còn lại, với những ánh mắt van nài và tiếng khóc thê lương?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! PDF của tác giả Lê Bùi Thảo Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.