Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Làm Lẽ (Mạnh Phú Tư)

Tiểu thuyết ngắn đầu tay của Mạnh Phú Tư, đoạt giải Tự lực văn đoàn năm 1939.

Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết "Làm lẽ" được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo "Văn học".

PHẦN THỨ NHẤT

Một buổi trưa nắng gắt, cuối hè. Hình như có bao nhiêu sức nóng, ngày giờ cố hút hết, để sắp sửa sang thu. Trong làng không một tiếng động; mọi vật bị nắng đốt, im lìm trong không khí khó thở. Không một hơi gió.

Trên chiếc sân đất nẻ, gồ ghề và rắn cứng, Trác đội chiếc nón chóp rách, khom lưng quét thóc. Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. Thỉnh thoảng, nàng đứng ngay người cho đỡ mỏi lưng, rồi đưa tay áo lên lau mồ hôi ròng ròng chảy trên mặt. Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm, dán chặt vào lưng nàng. Cái yếm trắng bé nhỏ quá, thẳng căng trên hai vú đến thì và để hở hai sườn trắng mịn. Mỗi lần Trác cúi hẳn xuống để miết chiếc chổi cùn nạy những hạt thóc trong các khe, cái váy cộc, hớt lên quá đầu gối, để lộ một phần đùi trắng trẻo, trái hẳn với chân nàng đen đủi vì dầm bùn phơi nắng suốt ngày. Tìm mua: Làm Lẽ TiKi Lazada Shopee

Dưới mái hiên, ngay gần chái nhà bếp, bà Thân, mẹ nàng, ngồi trên mảnh chiếu rách, chăm chú nhặt rau muống. Bà cầm trong tay từng nắm rau con, vảy mạnh cho sạch những cánh bèo tấm, rồi cẩn thận ngắt lá sâu, lá úa; vạch từng khe, từng cuống tìm sâu. Bà cẩn thận như thế là vì đã hai bữa cơm liền, bữa nào trong bát rau luộc cũng có sâu, và Khải, con giai bà, đã phải phàn nàn làm bà đến khó chịu. Chốc chốc, bà với chiếc khăn mặt đỏ rách vắt trên vai, lau mắt như để nhìn cho rõ thêm.

Hết mớ rau, bà mệt nhọc, ngồi ngay hẳn lên, thở hắt ra một hơi dài, đưa mắt nhìn ra sân. Thấy Trác làm lụng có vẻ mệt nhọc, bà động lòng thương, dịu dàng, âu yếm bảo:

- Nắng quá thì để đến chiều mát hãy quét con ạ. Tội gì mà phơi người ra thế.

Rồi bằng một giọng buồn buồn như nói một mình:

- Khốn nạn! Con tôi! Nắng thế này!

Trác thấy mẹ ngọt ngào, tỏ vẻ thương mình, trong lòng lâng lâng vui sướng. Nàng cũng dịu dàng đáp lại:

- Chả còn mấy, mẹ để con quét nốt.

Nói xong nàng lại cúi xuống thong thả quét. Nàng vui vẻ thấy đống thóc gần gọn gàng: nhưng nàng vẫn không quên rằng hót xong thóc lại còn bao nhiêu việc khác nữa: tưới một vườn rau mới gieo, gánh đầy hai chum nước, thổi cơm chiều, rồi đến lúc gà lên chuồng, lại còn phải xay thóc để lấy gạo ăn ngày hôm sau. Song nàng không hề phàn nàn, vì phải vất vả suốt ngày. Những việc ấy, không ai bắt buộc nàng phải làm, nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được, và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm, vui vẻ. Quét vòng quanh mấy lần, từng thóc đã dần dần dày thêm, và nhát chổi đã thấy nặng, Trác lấy cào vuôn thóc vào đống.

Bà Thân đã nhặt xong ba mớ rau. Bà biết rằng bà đã xem xét cẩn thận lắm, nên bà vừa bới những ngọn rau trong rổ, vừa thì thầm: "Lần này thì đào cũng chẳng có lấy nửa con!" Bà đứng lên mang rổ rau đi rửa. Vì ngồi lâu, nên hai chân tê hẳn, mấy bước đầu bà phải khập khiễng, như đứa bé mới tập đi. Bà cầm chiếc nón rách cạp, đội lên đầu, rồi bước xuống sân. Thấy Trác đặt chiếc cào mạnh quá, bà khẽ nói:

- Đưa cào nhẹ chứ con ạ, kẻo nó trật gạo ra.

Trác im lặng, không trả lời; nhưng từ nhát cào sau nàng làm theo lời ngay. Tính nàng vẫn thế. Không bao giờ nàng muốn trái ý mẹ, ngay những lúc mẹ bắt làm những việc mà riêng nàng, nàng không ưng thuận.

Trác còn nhớ một lần, mây kéo đen nghịt trời, trận mưa to như sắp tới. Rơm rạ, phơi khắp mọi nơi, ngoài sân sau nhà, và cả ở những góc vườn không trồng rau. Nàng vội lấy nạng để đánh đống, mẹ nàng cứ nhất định bắt làm tua để hứng nước ở các gốc cau. Nàng bảo dọn rơm, rạ vào trước, rồi làm tua sau, nhỡ có mưa ngay thì rơm, rạ cũng không bị ướt. Nàng lại nói thêm: "Thưa mẹ, nước thì không cần cho lắm, không hứng cũng được, con đi gánh. Chứ ngần này rơm, rạ ướt thì phơi phóng đến bao giờ cho nỏ". Nhưng mẹ nàng nhất định không thuận:

- Cứ nghe mẹ làm tua hứng nước đi đã rồi hãy dọn cũng vừa. Trời này có mưa cũng còn lâu. Kiếm ngụm nước mưa mà uống cho mát ruột. Tội gì ngày nào cũng đi gánh cho u vai lên ấy!

Thế rồi bà bắt nàng lấy hai cái thùng sắt tây, hai cái nồi đất và cả chiếc nồi mười để hứng nước. Trác không cưỡng được ý mẹ, cặm cụi làm năm cái tua buộc vào năm gốc cau mang nồi ra đặt. Công việc ấy vừa xong, trận mưa đổ xuống. Bao nhiêu rơm, rạ ướt hết. Trận mưa chỉ độ một lúc, rồi tạnh hẳn. Mẹ nàng đội nón giời râm ra thăm nước mưa. Nhưng mỗi tua chỉ được chừng một bát nước. Bà thở dài: "Rõ chán! Nước mưa chẳng thông tráng nồi, lại ướt mất mẻ rơm". Nghe mẹ nói, Trác chỉ buồn cười, không dám nói gì, e mẹ phật ý.

Nàng mang chuyện ấy kể cho mấy bạn gái hàng xóm. Họ ngặt nghẹo cười, nàng như muốn chữa thẹn: "ấy, bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá!".

Bà Thân đã rửa rau ở cầu ao về. Bà tì cạp rổ vào cạnh sườn, một tay dang ra giữ lấy. Rổ rau chưa ráo nước, hãy còn luôn luôn rỏ xuống gần chân bà, và làm thành một vệt ướt trên bờ hè. Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót, bà mỉm cười bảo, tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm:

- Con tôi! Rõ tham lam quá. Xúc ít một chứ mà bưng cho dễ. Người bé lại cứ mang những thùng nặng như cùm.

Nàng thong thả đáp lại:

- Không nặng đâu mẹ ạ. Cái thùng bé tý ấy mà.

Nàng như quên cả nắng, bức; hốt một lúc đã hết đống thóc. Nàng sung sướng ngồi nghỉ ở đầu hè, cầm chiếc nón lá phe phẩy. áo nàng ướt, lại thêm gió quạt, nên nàng thấy một thứ mát dịu dàng thấm thía cả thân thể, làm da thịt nàng đê mê, như khi ta lẹ làng đưa tay trên tấm nhung. Mấy chiếc tóc mai cứ theo chiều gió quạt bay đi bay lại. Hai má nàng vì có hơi nóng, nổi bật màu hồng, và nét mặt nàng càng thêm xinh tươi. Trác thấy bớt nóng, đứng dậy lồng hai chiếc nồi đất vào quang gánh nước. Chẳng bao giờ nàng phải suy nghĩ mới nhớ ra việc; nàng đã quen rồi. Việc gì phải làm trước, việc gì phải làm sau, nàng biết ngay từ sáng sớm. Và ngày nào cũng hình như chỉ có ngần ấy việc, nên buổi tối, khi nàng đặt mình vào giường, là bao nhiêu công việc đã gọn gàng cả, không một việc gì bỏ sót. Tới sáng hôm sau, lúc gà bắt đầu gáy, nàng thức dậy, những công việc phải làm đã như xếp sẵn trong óc.

Trác vừa gánh đôi nồi ra khỏi nhà được một lúc, có tiếng chó sủa. Bà Thân vội chạy ra. Bà Tuân tay cầm một cành rào để xua chó, vừa thấy bà Thân đã cười cười nói nói:

- Nào, hôm nay lại ăn rình một bữa đây! Cụ có cho không hay là lại lấy nạng nạng ra.

Bà Thân cũng cười một tràng dài:

- Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi.

Rồi bà vừa mắng con chó cứ dai dẳng sủa mãi, vừa lấy giọng đứng đắn.

- Sao lâu nay không thấy cụ lại chơi?

Bà Thân đưa tay cầm cái bã trầu đã lia ra tới mép, vứt đi; lấy mùi soa lau mồm cẩn thận, rồi ghé vào tai bà bạn như sắp nói một câu chuyện kín đáo can hệ:

- Úi chà! Bận lắm cụ ạ. Cụ cứ xét nhà cụ thì đủ rõ. Công việc là cứ ngập lên tận mắt.

Bà vừa nói vừa hoa tay, như để nhời nói thêm dễ hiểu.

Bà Thân chưa kịp trả lời, bà ta đã sang sảng:

- Hôm nay là đánh liều, sống chết mặc bay, nên mới lại hầu cụ được đấy. Thôi chỗ bạn già cả, mình còn gần gụi nhau lúc nào được lúc ấy. Đến lúc trời bắt tội, nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không?

Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó, thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng: "Vâng!... vâng!..." như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn. Bà rủ khách vào nhà. Nhưng khách không nhận lời, nói giải chiếu ngồi ngoài hè cho mát. Bà đi tìm cơi trầu, chìa vôi, rồi ngồi đối diện với khách têm trầu. Bà Tuân hình như có câu nào đã nói ra hết; bà Thân khơi chuyện bằng câu hỏi:

- Cụ đã ngả được mấy mẫu rồi?

- Chưa được lấy một góc. Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. Làm với ăn chán như cơm nếp nát.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Lẽ PDF của tác giả Mạnh Phú Tư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đônha Perfêcta (Bênitô Pêrêx Galđôx)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đônha Perfêcta PDF của tác giả Bênitô Pêrêx Galđôx nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đồng Trinh Ngải (Nghiêm Diệu Linh)
Nghe nói là truyện ma có thật ở Hòa Bình Cô bé 12 tuổi bị ấu dâm và lạm dụng, dồn nén đến mức xuất hiện 2 nhân cách (theo tâm linh người ta gọi là ma nhập), tìm cách bỏ ngải tất cả những kẻ đã từng hại mình. Hé lộ bí mật của Bùa Ngải xứ Bắc với những câu chuyện kinh dị mà bạn không nên đọc lúc nửa đêm!.***"Lửa...lửa..." Tôi vừa lẩm bẩm vừa kiệt sức tìm mồi lửa để đốt cây Ngải, chợt bị Hà đẩy ngã. Tìm mua: Đồng Trinh Ngải TiKi Lazada Shopee "Mày còn muốn thế nào? Dịu chết rồi..." Tôi trừng mắt nhìn nó. "Mày không được đốt cây Ngải, Dịu chết rồi thì nó là của tao!" Hà gào lên. Nó chạy tới ôm cây Ngải vào người, nhặt con dao dưới đất lên rạch vào lòng bàn tay để máu chảy vào bông hoa đỏ chót kia. Chậu hoa tuy vỡ nhưng hoa vẫn tươi, đỏ thắm rực rỡ. "Mày điên à?"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Trinh Ngải PDF của tác giả Nghiêm Diệu Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đồng Thoại Đen (Otsuichi)
Có một con quạ làm tổ dưới mái rạp chiếu phim. Từ hồi còn là quạ non, nó đã vừa nhấm nháp sâu béo cha mẹ mang cho, vừa ngắm nhìn màn hình trong rạp qua lỗ thủng nhỏ trên tường. Ngày qua tháng lại, cứ thích thú nhẩm theo lời thoại, nó nói được tiếng người tự lúc nào chẳng biết. Một ngày nọ rạp chiếu phim bị phá dỡ, quạ bấy giờ đã đủ lông đủ cánh và trình độ ngôn ngữ cũng đã rất đáng kể, bèn nai nịt lên đường ngao du. Rồi nó quen cô bé ấy, cô bé thích được tặng quà là những nhãn cầu đẫm máu. Quạ quyết tâm làm vui lòng cô dù có phải dùng mỏ khoét mắt cả nhân loại. Dẫn nhập bằng một câu chuyện cổ tích tăm tối, xoáy sâu nỗi đau da thịt, cuốn tiểu thuyết hiếm hoi của nhà văn chuyên viết truyện ngắn Otsuichi dẫn người ta vào một thế giới ngoại cảm cô đơn, rùng rợn và u buồn.*** Otsuichi là bút danh của Hirotaka Adachi, sinh năm 1978. Ông là một nhà văn Nhật Bản, chủ yếu là truyện ngắn kinh dị, đồng thời là một nhà làm phim. Ông là thành viên của Mystery Writers of Japan và The Honkaku Mystery Writers Club of Japan. Tác phẩm đầu tay của Ông là Summer, Fireworks and My Corpse được viết khi còn học trung học. Tìm mua: Đồng Thoại Đen TiKi Lazada Shopee *** Lưu ý to đùng: 18+! Không dành cho các bạn yếu tim, yếu dạ hay yếu… ruột! Mình hạn chế spoil đến tối đa nên chỉ có xíu spoil thôi, yên tâm đọc nhé. Có thể nói Đồng thoại đen xếp trên Goth một bậc, mình hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Tag Trinh thám và Kinh dị không phải để đùa, một quyển trinh thám ở mức khá cực kì xuất sắc về mảng kinh dị. Cái kinh dị của Otsuichi mang một màu sắc và dẫn người đọc vào một cảm giác khác biệt, không hề tìm thấy được ở bất cứ đâu. Đừng cố giải thích bất cứ gì trong quyển này nhé,vì đó là điều không thể! Bạn có đọc Đồng thoại không? Có đồng thoại kể rằng có một con quạ biết nói, vì quá thương cảm cô bé mù mà ngày ngày đi tìm “mắt” (vâng, là “mắt” theo nghĩa đen) cho cô bé làm quà. Cô bé ngây ngô tin lời “người bạn gì ấy” mà cô không thể thấy, lắp “món quà nhồi bông” ấy vào mắt. Cô nhìn thấy những gì mà chủ nhân con mắt ấy thấy… từ đótình thân thiết giữa cô và người bạn kia càng thắm thiết. Đồng thoại kia tưởng chừng như chỉ là hư cấu, nhưng cô bé Nami lại vô tình “thấy” được những “kí ức” của con mắt trái của cô sau khi cô phẫu thuật ghép mắt không lâu. Chuyện cũng không có gì quá đặc biệt vì đoạn đầu chỉ là “lót đường” cho mạch truyện chính, nhưng mình lại đặc biệt thích cách mà tác giả đặt tình huống và làm bật lên áp lực mà Nami phải gánh chịu. Mất kí ức quả là điều khó khăn nhưng việc bị so sánh với chính mình trước đó thì lại càng đau khổ hơn. Mình có chút gì đó đồng cảm với Nami, trong lúc mà ta cần những lời động viên nhất thì lại bị dìm xuống bởi dèm pha và chỉ trích. Mình thử nghĩ đây chính là cái điều mà Otsuichi muốn mọi người thấy?! Bạn hãy thử đọc để biết tại sao mình lại nghĩ như thế, bởi đây chính là đoạn mình cực-kì-thích ở quyển này. Mình sẽ không nói thêm bất cứ chi tiết nào nữa vì tất cả đều spoil nghiêm trọng cốt truyện và plot twist nên bây giờ mình sẽ đi vào nhận xét tổng thể thôi. Xét đến đầu tiên phải là điểm Kinh dị của Otsuichi trong quyển này. Lần này lối viết xen kẽ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 của ông thực sự rất rất hiệu quả khi mà vừa lột tả cảm xúc một cách chân thực nhất lại vừa viết nên những cảnh kinh dị lạnh lẽo nhất. Cái kinh dị của Otsuichi không chỉ nằm ở những cảnh chặt xác giết người, hay cảnh “lột ngược” cơ đúng nghĩa đen giống như cảnh bạn lột ngược một cái bao vậy. Cái kinh dị nhất chính là giọng văn lạnh của tác giả dù là cảnh đó có máu me hay tởm lợm đến mức nào đi nữa thì giọng văn đó vẫn như thế, đều đều và lạnh lẽo, không chút xúc cảm. Điều này làm người đọc cảm thấy ớn lạnh hơn cả những quyển kinh dị có giọng văn mang vẻ u ám hay hù dọa. Và bạn cũng không thể ngờ được sự thay đổi khó tin khi chính giọng văn đó lại mang đầy cảm xúc, đầy xúc cảm một cách ấm nồng. Và xếp trên thang 10 và lấy Đồng thoại đen làm mốc 8 thì kinh dị trong GOTH cũng chỉ ở mức 5-6, với Zoo là 10! Đủ để bạn thấy Đồng thoại đen ám ảnh và kinh dị cỡ nào, lúc đọc thật sự mình cảm thấy buồn nôn, lạnh sống lưng và ớn đến từng thứa thịt. Thế nên, nếu bạn quá yếu vía hay bạn không thể chịu nổi những cảnh tượng kinh tởm thì không nên đọc quyển này nhé. Và quay lại với trinh thám, mình công nhận đây là quyển trinh thám khá. Mình quay cuồng cùng những suy nghĩ, đúng hơn là quay cuồng với những hình ảnh kinh tởm nên không biết có ảnh hưởng đến suy luận hay không nhưng mình không thể đoán ra được hung thủ. Chính xác hơn là: Không thể đoán được hung thủ là ai! Với ngần ấy thông tin và sự chi phối bởi cách suy luận của nhân vật, thêm cả hàng tá chi tiết mập mờ thì mình kết luận đây không thích hợp để tự suy luận, hoàn toàn không đủ thông tin! Nhưng ít ra, nạc ra nạc mỡ ra mỡ, Đồng thoại đen không dở dở ương ương như GOTH, trinh thám lẫn kinh dị đều ở mức hay và xuất sắc. Tuy nhiên, trinh thám trong Đồng thoại đen không phải là quá xuất sắc nếu so với các quyển trinh thám cùng dung lượng. Ám ảnh cực kì ám ảnh, mình chỉ cần nghĩ đến thôi đã ớn lạnh, cảm xúc hệt như lúc đọc xong Zoo vậy, nó nhấn sâu vào tâm trí người đọc và khó mà dứt ra được. Otsuichi trong tưởng tượng của mình khá giống một tên bệnh hoạn chuyên viết lại những gì đã làm tiểu thuyết (hơi xa quá nhể) nhưng truyện mà ông sáng tác rất rất bệnh hoạn và độ kinh tởm đến level max rồi (với mình thì hơi hơi, vì cũng thấy quen quen sao đó:v túm lại thấy thường ). Lưu ý 2: Đừng đọc quyển này hay bất cứ quyển nào của Otsuichi kèm nhạc piano hay nhạc nhẹ không lời (dù có lời cũng đừng nên nhé)!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Thoại Đen PDF của tác giả Otsuichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dòng Thơ Thứ Chín (Thời Câm)
Năm thứ hai cao trung, trong lớp có một bạn học mới, dùng sắc để thả thính. Là hàng xóm, hàng tháng, Diệp Già Lam thay các bạn nữ trong trường chuyển thư tình, lần nào cũng bị trả lại thẳng thừng. Có bạn tốt đánh giá: Đường Ngộ là một đóa hoa lạnh lùng kiêu ngạo, đã đẹp trai lại học giỏi, trừ việc không thể cưa đổ thì điểm nào cũng tốt. Diệp Già Lam không có ý kiến gì. Sau đó trong một lần cả lớp tụ tập, mỗi người bị bắt phải viết ưu điểm của mình rồi chuyển cho người ngồi bên phải. Tìm mua: Dòng Thơ Thứ Chín TiKi Lazada Shopee Lúc này, bạn học Diệp đã say khướt, ngồi trong góc, trơ mắt nhìn người bên cạnh nhẹ giơ bàn tay đẹp đẽ cân đối, giữa hai ngón tay thon dài kẹp tờ giấy đưa qua. Tờ giấy viết ngắn ngọn năm chữ, cộng thêm hai dấu câu: Nghe lời, Đừng dính người. Nhắc nhở bạn đọc: Gương vỡ lại lành, giai đoạn trước nam chính hai nhân cách, chú ý cẩn thận.*** Câu chuyện bắt đầu khi nữ bác sĩ xinh đẹp khoa tâm thần bệnh viện Hoa Khê, Diệp Già Lam, bị bác sĩ nam tài năng bậc nhất lại điển trai mê hồn vừa chuyển đến khoa ngoại thần kinh, Đường Ngộ, say rượu làm loạn, đè lên cửa hôn đến thất hồn lạc phách. Mà câu đầu tiên anh hỏi cô sau 5 năm chia ly gặp lại lại là: "Nụ hôn đầu của em như thế nào, nhớ ra chưa?!" Đó dĩ nhiên chưa phải xuất phát điểm của toàn bộ câu chuyện. Bởi vì duyên nợ của họ, chân chính là đã bắt đầu vào 8 năm trước, khi Diệp Già Lam còn là lớp trưởng năm thứ 2 Cao trung, và Đường Ngộ là học sinh mới chuyển đến lớp cô, về sau lại làm hàng xóm đối diện nhà cô; hoặc cũng có thể là từ rất lâu rất lâu trước đó khi Diệp Già Lam vẫn còn là cô bé con 10 tuổi nghịch ngợm không sợ trời không sợ đất, ngay lần đầu gặp mặt đã đạp chân vào đôi giày trắng của tiểu tử đẹp trai con bạn thân của mẹ, hung dữ bắt nạt khiến cậu nhóc Đường Ngộ mới 9 tuổi phải khóc toáng lên. Có lẽ một sợi dây tơ của định mệnh, đã nhẹ nhàng mà bền chắc quấn quanh hai cô nhóc và cậu bé ngày đó, lúc gần lúc xa, khiến họ gặp gỡ rồi chia ly, chia ly lại gặp gỡ, cuối cùng vẫn là kết lại tại một nơi, không thể tách rời. Yêu một người, có thể yêu bao lâu?! Với Diệp Già Lam, đó là dành hết thời thanh xuân tươi đẹp nhất để rung động trước Đường Ngộ, không oán không hối trao cho anh những thứ quý giá nhất của một người con gái, lại dùng quãng thời gian 5 năm để tưởng nhớ anh, mà đến cuối cũng trái tim của người phụ nữ trưởng thành dù trải qua bao thăng trầm sóng gió, gặp thêm bao nhiêu người đàn ông xuất sắc khác (dù sao cũng không xuất sắc bằng anh), thì vẫn chỉ có thể chứa được một người duy nhất là anh. Bao lâu với cô, chính là vĩnh viễn. Vĩnh viễn yêu anh. Yêu một người, lại có thể yêu như thế nào? Với Đường Ngộ, chính là dùng ấm áp cả đời để yêu một người con gái khi cô ấy còn trẻ, dùng bao dung và nhẫn nại cả đời để chờ đợi cô ấy khi chia ly, lại dùng cố chấp cả đời để một lần nữa theo đuổi cô ấy khi gặp lại. Yêu là định mệnh. Là dùng tất cả trái tim và dục vọng chiếm hữu để yêu em. Chỉ có thể là em. Luôn luôn là em. Mãi mãi là em. Chuyện tình của Diệp Già Lam và Đường Ngộ, thật ra có một khởi đầu nhẹ nhàng dễ thương và đơn thuần như bao chuyện tình thanh xuân khác. Anh đẹp trai vô cùng, vẻ đẹp quyến rũ yêu mị người gặp người mê, vừa mới chuyển tới đã thu hút biết bao ong bướm lao đến đòi hút mật. Nhưng người con trai ấy quá mức lạnh lùng, lãnh đạm mà xa cách bằng lý do duy nhất "không yêu sớm" để từ chối hết thảy những đóa hoa xinh đẹp tình nguyện xin chết đó. Mà cô lúc đó còn đang bận crush một vị bạn học tài năng cùng trường. Chỉ là từ khi gặp anh, cô gái đã giã từ hình tượng bất hảo nổi loạn lúc bé, ngoan ngoãn và chỉ biết tập trung học hành khi đó, dường như mới bắt đầu hiểu được, thế nào mới là thật sự thích một người: Là cảm giác trái tim đập nhanh như vừa chạy xong tám trăm mét, như bị lắp thêm một cái mô tơ, rối loạn hết cả lên, không chịu nghe lời cũng chẳng thể tự chủ mỗi khi anh ở bên. Là cảm giác nhớ nhung mỗi khi anh đi vắng. Là cảm giác chờ mong mỗi lần gặp mặt. Mà Đường Ngộ, chàng trai từ lúc sinh ra đã có hết thảy mọi thứ: dáng dấp đẹp trai, khuôn mặt yêu mị, gia thế khủng, trí thông minh vượt bậc, nhưng lại có gia đình không hạnh phúc, mẹ mất từ nhỏ, bố trăng hoa, đã sớm sinh ra cảm giác lạnh nhạt, lãnh đạm với mọi người mọi việc, thế nhưng lại bất ngờ bị thu hút bởi Diệp Già Lam, cô gái nhỏ ngoan ngoãn thiện lương. Một người vô cùng ghét ngọt nhưng lại bị mê hoặc bởi vị ngọt tỏa ra từ cô. Từ khi nào bỗng thích bắt nạt cô, thích chọc cô bối rối, thích nhìn cô vì mình mà lúng túng đỏ mặt. Càng thích ở gần cô, chạm vào cô, cưng chiều nâng niu cô. Cách thức mà Đường Ngộ và Diệp Già Lam đến với nhau, tuyệt đối chính là kiểu tình yêu thanh xuân mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng nhiệt thành ủng hộ. Lấy việc học làm tiền đề, lấy vấn đề yêu sớm làm trách nhiệm. Dù đã nhận định tình cảm dành cho nhau nhưng nhất định đợi đến khi kết thúc kì thi cấp 3, nhất định đợi đến khi thành niên 18 tuổi, thì nụ hôn đầu tiên mới trao nhau, hoàn toàn xé vỡ bức tường mập mờ giữa hai người, cũng chính thức đánh dấu tình yêu của họ một cách công khai. Bởi vì Đường Ngộ của năm 17 tuổi đó thật sự rất có kiên nhẫn, càng có tự chủ và trên hết có lẽ là sự tự tin ngạo mạn của tuổi trẻ. Anh kiên nhẫn với tính chiếm hữu của bản thân và cũng kiên nhẫn với tình cảm của Diệp Già Lam. Nếu thả thính là một nghệ thuật vậy thì chỉ có thể khẳng định Đường Ngộ chắc chắn là bậc thầy trong lĩnh vực này. Khi gần, khi xa, khiến cho Diệp Già Lam bắt đầu biết nhớ thương, biết chờ mong mà lại không phản cảm sợ hãi (dù sao người ta vẫn còn là học sinh, trách nhiệm lớn nhất là còn phải học à nha). Cho đến cuối, chọn thời điểm thích hợp nhất, mới ra tay bắt trọn lấy trái tim cô gái ấy. Đọc đoạn thời gian hai người bắt đầu quen biết thật sự rất nhẹ nhàng, dễ thương, ngọt mà không hề ngấy chút nào. Giống như trái tim mình luôn tự nhận thấy nó đã già cỗi lắm rồi, đã quên mất cảm giác rung rinh là như thế nào rồi, vậy mà khi tưởng tượng khung cảnh Đường Ngộ ghé sát khuôn mặt yêu mị của cậu lại gần Diệp Già Lam, khi hai người lần đầu nắm tay, khi Diệp Già Lam bất tri bất giác viết xuống trang nhật kí của cô mấy chữ "nhớ Đường Ngộ", mà khi Đường Ngộ vừa hôn vừa thì thầm vào tai Diệp Già Lam câu "Anh cũng nhớ em", thì trái tim bỗng tự nhiên như nhảy lên một cái, trật một nhịp. Cái cảm giác rung động ngọt ngào như bay trên mây này, thật giống khi nghe một bài hát xưa cũ của Carpenter vậyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Thơ Thứ Chín PDF của tác giả Thời Câm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.