Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bác Sĩ Zhivago (Boris Pasternak)

Văn học Nga thế kỷ 20 luôn cuốn hút người đọc bởi những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak là một tác phẩm như thế. Cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai. Thông qua hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar, tác phẩm đã khắc họa số phận bi thảm của những con người trong giai đoạn lịch sử đau thương này. Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống, là câu chuyện tình yêu của họ - một mối tình lãng mạn, đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau.

Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong vào năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên cuốn sách đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô lên án, đả kích.

***

Boris Pasternak sinh ngày 10 tháng 2 năm 1890 ở Moskva, cha ông là hoạ sĩ và viện sĩ Leonid Pasternak. Mẹ ông là một nghệ sĩ dương cầm. Năm 1913, ông tốt nghiệp khoa lịch sử và ngôn ngữ trường Đại học Tổng hợp Matcơva, Trước đó, năm 1912, ông nghiên cứu triết học tại Đại học Marburg (Đức). Có một thời gian khoảng 6 năm, ông chú tâm nghiên cứu và sáng tác âm nhạc. Nhưng cuối cùng ông đã đi vào sự nghiệp thơ văn. Nhưng bài thơ đầu tiên của Boris Pasternak xuất bản vào năm 1913. Năm 1917, ông viết một loạt những bài thơ tuyệt diệu được in trong tập "Chị tôi - Cuộc sống", chúng đưa ông lên hàng những nhà thơ lớn nhất nước Nga thời ấy, sau cách mạng tháng Mười, nhà thơ làm việc tại Thư viện Dân uỷ Giáo dục. Trong những năm hai mươi, Pasemak gia nhập nhóm văn học LEP do nhà thơ lớn Maiakovski sáng lập. Đó là thời gian ông viết trường ca "Năm 1905" và "Trung uý Smith" về cuộc cách mạng năm 1905. Năm 1932, Pasternak in tập "Sinh lại" lần thứ hai phản ánh sự biến đổi diễn ra trên nước Nga xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941- 1945, ông làm thông tin viên mặt trận. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả lỗi lạc. Ông đã dịch sang tiếng Nga những vở kịch tiêu biểu nhất của Shakespeare; Goethe và thơ của các nhà thơ Gruzia.

Tuy nhiên, Boris Pasternak không chỉ là một nhà thơ lớn, trong lĩnh vực văn xuôi, ông cũng có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Đặc biệt, sau ngày chiến thắng phát xít Đức, ông đã bắt tay viết tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và hoàn thành vào năm 1955. Năm 1956, Nhà xuất bản Văn học quốc gia Liên Xô ký hợp đồng in tác phẩm này, nhưng việc thực hiện hợp đồng ấy bị nhiều người có thế lực trong giới văn học lúc bấy giờ phản đối. Giữa lúc đó, cuốn tiểu thuyết bỗng được xuất bản tại Ý. Sau đó, ngày 28- 10- 1958, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tuyên bố tặng giải thưởng Nobel về văn chương cho Boris Pasternak. Nội dung giải thưởng có ghi: "Vì sự đóng góp lớn lao vào nền thi ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của của các nhà văn xuôi Nga". Nhân việc này bọn phản động đã lợi dụng tên tưổi và tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô, mặc dù lúc đó có những người chân chính không tán thành quyết định sai trái này của Hội.*** Tìm mua: Bác Sĩ Zhivago TiKi Lazada Shopee

Người ta vẫn bước đi, vừa đi vừa hát bài "Cầu hồn", và mỗi khi dừng lại, tựa hồ tiếng bước chân, tiếng vó ngựa, tiếng gió thổi nghe như còn vang vọng nhịp điệu của bài ca.

Khách qua đường nhường lối cho đám tang đi qua, họ đếm số vòng hoa, làm dấu thánh. Những kẻ tò mò nhập vào đám tang, họ hỏi: "Đưa ma ai thế?". Họ được nghe trả lời: "Zhivago". "À ra thế. Thảo nào". "Không phải ông ta. Mà là bà vợ". "Cũng vậy cả thôi. Cầu Chúa nhận lấy linh hồn bà ta. Đám ma nhà giàu có khác".

Những giây phút cuối cùng, ngắn ngủi, một đi không trở lại đã thoắt qua. "Đất của Chúa, đất thừa hành mọi sự, cả vũ trụ và hết thảy sinh vật sống trên đất". Vị linh mục rắc một nắm đất hình thánh giá trên xác bà Maria Nicôlaepna. Người ta xướng kinh "Cùng với những linh hồn công chính". Bắt đầu cái cảnh vội vã đáng sợ. Người ta đậy nắp quan tài, đóng đinh, hạ huyệt. Rồi từ bốn phía, đất được ném xuống như mưa, rơi lịch bịch, những cái xẻng lấp mộ vội vàng. Nấm mộ đã thành hình. Một cậu bé mưởi tuổi bước lên mộ.

Người ta có cảm tưởng cậu bé muốn nói mấy lời trên nấm mộ bà mẹ. Cảm tưởng ấy chỉ có trong trạng thái đờ đẫn ngây dại thường nảy sinh vào giây phút cuối của một đám tang lớn.

Đứng trên nấm mộ, cậu bé ngẩng đầu, thờ thẫn nhìn cảnh thu hoang vắng và các vòm mái tròn của tư viện. Khuôn mặt với cái mũi hếch của cậu bé nhăn lại, cổ nghển lên. Ví thử một chú sói con có cử chỉ ngẩng đầu như vậy, hẳn là nó sắp bú. Cậu bé đưa hai tay ôm mặt, khóc nức nở. Một đám mây bay tới mưa nặng hạt quất vào mặt và tay cậu bé như những cây rót ướt lạnh. Một người bận đồ đen, cánh tay áo bó chật và có nhiều nếp, tiến đến bên cậu bé. Đó là Nicolai Vêđeniapin, một linh mục đã tự xin hoàn tục, em của người quá cố và cậu của cậu bé đang khóc. Ông bước tới, dẫn cậu bé ra khỏi nghĩa địa.

Đêm ấy hai cậu cháu ngủ trong một tĩnh phòng của tu viện, nơi Nicolai quen biết từ lâu. Mai là ngày vọng lễ Đức Mẹ 1. Hôm sau, hai cậu cháu sẽ phải đi xa xuống phía Nam, đến một tỉnh lỵ ven sông Vônga nơi cha Nicolai làm việc cho một nhà xuất bản ấn hành một tờ báo cấp tiến trong vùng. Vé xe lửa đã mua, đồ đạc đã được chuẩn bị xong xuôi và để sẵn trong phòng. Nhà ga cách tư viện không xa và chốc chốc gió lại mang đến những hồi còi rền rĩ của các đầu máy đang dồn toa ở phía đó.

Càng về tối, trời càng rét dữ. Hai cửa sổ thấp sát mặt đất trông ra một góc vườn xấu xí được rào bằng các bụi cây keo vàng, trông ra con đường cái với những vũng nước đọng giá lạnh và cuối cùng là cái góc nghĩa địa, nơi hôm đó người ta vừa mai táng bà Maria Nicôlaepna. Mảnh vườn trơ trụi, ngoài mấy luống bắp cải tím bầm vì lạnh. Mỗi lần gió tạt qua, các bụi keo vàng trụi lá lại chao đảo như điên và nằm rạp xuống mặt đường.

Đang đêm cậu bé Yuri thức giấc bởi có tiếng gõ mạnh vào cửa sổ. Một thứ ánh sáng trắng huyền ảo chập chờn rọi vào gian phòng tối, Yuri chỉ mặc áo ngủ, chạy ra cửa sổ, áp mặt vào cửa kính lạnh toát.

Bên ngoài không còn thấy cả đường cái, khu nghĩa địa lẫn mảnh vườn nhỏ đâu nữa. Bão tuyết đang hoành hành. Tưởng chừng bão tuyết đã để ý đến Yuri và thấy cậu sợ nó, bão lại càng thích thú về cái ấn tượng nó gây ra nơi cậu. Nó cứ rú rít liên hồi và tìm mọi cách buộc Yuri phải chú tâm đến nó. Từ trên trời tuyết cứ rơi không ngừng hết bông này tiếp bông kia, phủ trắng cả mặt đất như một tấm khăn liệm. Thế gian chỉ có một ưùnh bão tuyết, chẳng có đối thủ nào ganh đua với nó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bác Sĩ Zhivago PDF của tác giả Boris Pasternak nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kỵ Sĩ Thứ 5 (James Patterson)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỵ Sĩ Thứ 5 PDF của tác giả James Patterson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỳ Nữ Họ Tống (Nguyễn Văn Xuân)
Kỳ nữ họ Tống là câu chuyện về người đàn bà mà nhan sắc và tai tiếng đều vào loại bậc nhất trong lịch sử nước Việt: Tống Thị. Tống Thị vốn là vợ của quan trấn thủ xứ Quảng Nam. Sau khi chồng mất, nàng quyến rũ em chồng là Sãi Vương để trở thành bà chúa quyền uy. Em chồng chết mồ chưa xanh cỏ, nàng đã lấy ngay chú ruột chồng. Với dân đen, nàng lộng quyền gây cho họ biết bao oán thán. Với lịch sử, nàng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đẫm máu năm xưa. Nàng đích thực là một ngạ quỷ. Có lẽ chỉ duy nhất một người cho tới ngày Tống Thị bị hành hình nhục nhã vẫn cứ mê đắm, yêu thương nàng.***Cách đây mấy chục năm, có người trao cho tôi một đống sách vở cổ và bảo: Những thứ này do các bậc tiền bối của tôi tích trữ, lưu lại nhiều đời. Thời cha tôi, kể ra nó cũng còn đôi lần được xem xét lại. Đến đời tôi nó hoàn toàn vô dụng vì sách viết bằng những thứ chữ xưa, tôi không đọc được. Tôi có để lại thì giỏi lắm đến đời con tôi chúng cũng đem hút thuốc hoặc bán ký lô thôi. Tôi biếu ông, biết đâu ông chẳng tìm thấy một đôi cuốn, một đôi chương đoạn mà ông thích.Mấy mươi năm nay, tôi chưa sờ mó gì đống sách còn nằm trong xó. Chợt một hôm, nhân cần tư liệu cũ, tôi giở ra xem thấy có một tập nhan đề: Tống Kỳ Nữ. Ban đầu, tôi ngờ là truyện Tàu chép lại. Nhưng khi thử lướt qua vài đoạn, tôi ngạc nhiên đến sững sờ: đó là chuyện hoàn toàn Việt Nam mà lại xảy ra ở Xứ Đàng Trong; cả tỉnh tôi, quê tôi cũng có hiện diện trong mấy chương đầu. Tìm mua: Kỳ Nữ Họ Tống TiKi Lazada Shopee Chuyện kể cuộc đời Tống Thị, một người đàn bà có thật trong lịch sử Xứ Đàng Trong đã một thời làm đảo điên cả triều đại chúa Nguyễn, suýt xóa bỏ cả tên triều đại này trong cơ thể Việt Nam ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XVII. Tôi chưa thấy người đàn bà nào trong lịch sử nước ta từ khi dựng nước tới khi chấm dứt chế độ phong kiến (1945) cũng là chấm dứt hẳn triều Nguyễn lại có cuộc đời sóng gió, ghi dấu ấn sâu sắc, rùng rợn, tác dụng mãnh liệt xã hội, chính trị, quân sự, đạo đức đến như bà. Bà Chúa Chè làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm, ghê gớm là thế, cũng chỉ là bóng mờ bên cạnh bà họ Tống. Đặng Thị Huệ chỉ tác động được Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ - một việc thường xảy ra, cụ thể vào giai đoạn Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Lê Thánh Tông. Còn Tống Thị thì thực sự chủ động, tích cực trong việc hại dân, tích luỹ thành phú gia địch quốc, thay ngôi chúa bằng những hành động táo bạo chưa dễ trong thế giới đã có mấy mặt phụ nữ từ cổ chí kim hành động liều lĩnh hơn bà. Phải nói, trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, cả Xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, tên bà trở thành huyền thoại. Cả Chúa Nguyễn (Phước Lan rồi Phước Tần), Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) đều bị bà lung lạc cho vào bẫy và Dũng Quận Công (Phước Tần) người kiêu hùng nhất của triều chúa Nguyễn, trong đánh bại quân Trịnh, ngoài tiêu diệt hạm đội Hòa Lan, mở đường khai thác Nam bộ oanh oanh liệt liệt một thời cũng suýt bị bà lật đổ. Tôi không có ý tìm hiểu nguyên nhân nào ảnh hưởng tới con người như bà với hành động lạ lùng đến thế? Gia đình? Bản chất? Sự phân biệt quá gay gắt của đất nước (Trịnh - Mạc, Trịnh Nguyễn cùng song song phát triển) hay ngọn gió mới mẻ và kỳ dị của tư bản phương Tây thổi tới cùng sự thay đổi triều đại (Minh Thanh) của Trung Quốc với hàng hàng lớp lớp người đổ sang vội vàng lôi cuốn bà vào cơn lốc thời đại? Không có sử liệu, tư liệu chính xác, sự quyết đoán chỉ có tính hàm hồ. * * Tập "Tống Kỳ Nữ" kể lại chuyện của đời người đàn bà họ Tống, con gái cai cơ Tống Phước Thông; vợ trấn thủ Nguyễn Phước Kỳ có thực sự chép đúng đời bà do người trong cuộc kể lại hay cũng chỉ hư cấu theo một số sử liệu cốt ý làm tỏ rõ thêm những nét độc đáo của cuộc đời bà và hướng dẫn người đọc theo nhận định riêng? Văn chương cổ, tình ý xưa cũ, nếu dịch lại thật sát e người đọc ngày nay không ham thích nên tôi mạo muội biên tập lại cho dễ đọc. Và nó không còn là lịch sử mà là tiểu thuyết lịch sử. Tên Tống Kỳ Nữ, khá nặng nề cũng đổi ra Kỳ Nữ Họ Tống cho hợp thời thượng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỳ Nữ Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Văn Xuân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc (Kim Byung-Kook)
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào tháng 10/1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.Con gái lớn của ông, bà Park Geun Hye là Tổng thống Hàn Quốc kể từ ngày 25/2/2013 đến nay và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.Nguồn file pdf: TVE-4UMười tám năm nhiệm kỳ của Tổng thống Park Chung Hee đã mang lại một sự chuyển hoá mạnh mẽ cho Nam Hàn. Từ một Nam Hàn sa lầy trong đói nghèo, lạc hậu vào những năm 1961. Đến năm 1979, Nam Hàn đã có một nền kinh tế công nghiệp mạnh mẽ.Đây là cuốn sách đầu tiên vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee. Tìm mua: Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc TiKi Lazada Shopee Bao gồm 5 phần, trong đó:Phần 1 có tên “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.Phần 2 có tên “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.Phần 3 của cuốn sách có tên “Kinh tế và Xã hội” (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối - dissident intelligentsia).Phần 4, “Quan hệ quốc tế” (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).Cuối cùng, phần 5 có tên “So sánh toàn cảnh” (Comparative Perspective) tập trung vào việc so sánh Park Chung Hee và thành quả của ông với ba nhà lãnh đạo khác Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) ở Singapore, và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, 4 chương kết luận trong phần cuối cùng của cuốn sách cũng tập trung phân tích Hàn Quốc trong một góc nhìn so sánh rộng với các khu vực xung quanh như Philippines, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan trong cùng giai đoạn.Cuốn sách đã làm sáng tỏ cách Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế mạnh mẽ với một nền dân chủ sôi động dưới chế độ độc tài kéo dài trong 18 năm của kỷ nguyên Park Chung Hee.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc PDF của tác giả Kim Byung-Kook nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Võ Văn Hà)
Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là một cuốn hồi ức sống động của một người lính thầm lặng của một chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn ba mươi năm, nhưng hãy còn đó những CCB, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã một thời lãng quên họ, những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, những trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau... Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho tổ quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy (lời Trungsy1), để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống. Truyện nói lên những dòng hồi ức của một người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên một bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm. Giờ thì mời mọi người cùng đọc truyện tuổi teen để hiểu hơn về câu chuyện và Võ Văn Hà gửi gắm.***Chắc chắn rằng trận đánh đã mang tính chất bất ngờ hoàn toàn với địch. Do địa hình không thuận tiên nên hai khẩu 12.7 và khẩu DKZ phải đặt trước BB và bắn tà âm trực tiếp vào địch. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên của DKZ thì căn cứ địch đã bị thiệt hại nặng. Khẩu DKZ của địch nòng vẫn còn quay về hướng bãi mìn đã bị hư nặng nên chúng không phát huy được. Khi dứt đợt hỏa lực đầu tiên, anh em C9 do ở gần nên cơ động nhanh chiếm được một phần trận địa của chúng, và chính vì hai C9 và C10 không đồng bộ trong chiếm lĩnh trận địa nên anh em C9 sau khi chúng định thần lại bị chúng tấn công tới tấp bằng hỏa lực. Cả hai lần C9 bị khựng lại vì anh em không tiến lên được và bị thương khá nhiều. Lúc này hỏa lực của ta đi cùng không phát huy được, nên anh Khánh phải dùng tới cối 120. Không biết thực hư ra sao, nhưng phải công nhận cối rơi vào các điểm trọng yếu của địch và toàn bộ Pốt chết trên tuyến hào này đều do cối. Dù bị địch phản công mạnh, nhưng khi dứt đợt cối thứ hai thì C9 đã có bộ phận vào đến hầm của địch (hai LS cùng một chỗ), địch đã bị dồn tới nước cùng. Có hai hướng chúng định tháo chạy là tây và đông nam. Hướng tây của anh em D10 thì lực lượng mỏng, nhưng kẹt con suối ta đã chiếm sâu vào cứ của chúng. Anh Thìn đang cùng với một B của D10 đang án ngữ hướng này, hơn nữa địa hình hơi khó nên cũng không dễ gì thoát được (một nhóm địch chạy tháo ra bị anh em D10 đánh trả diệt hai tên). Trên các hướng hầm hố đã bị chiếm, và một ít bị cối phá sập nên không còn điểm tựa. Chỉ còn con đường của bãi mìn là con đường lí tưởng của chúng. Tìm mua: Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 TiKi Lazada Shopee Cả một lực lượng chúng bị co cụm trên một khu vực hẹp (có lẽ chúng biết bãi mìn của chúng có nơi dày thưa khác nhau) và chính diện vẫn là hướng C9. Tranh thủ thời cơ này, C10 tấn công mạnh yểm trợ cho anh em C9, và anh Thìn nhanh chóng thúc D10 vào chiếm lĩnh khu mạn tây của hào địch (tôi quẳng hai quả MK3 vào hầm địch) và buộc chúng phải rút chạy bất chấp là bãi mìn. Theo nhận định, thì nếu chúng cố chống trả chừng mười - mười lăm phút (không bị mất trung tâm) thì chắc chắn ta và địch phải đánh giáp lá cà vì đạn của ta đã hầu như không còn bao nhiêu. Có một anh C9 trong nòng chỉ còn bảy viên AK, khi tiếp giáp với anh em D10 phải xin hai băng AK… một lúc sau cũng gặp anh này, đang nấp vào phía sau cái thùng phuy của địch đang đưa đạn lẻ thu của địch vào băng. Trên hướng D3 ta hi sinh tám và bị thương hơn mười người. D10 bị thương tám do miểng cối của địch. Trận đánh khép lại với những thắng lợi phải nói là giòn giã. Tâm lí anh em đã được giải tỏa rất nhiều trước những tổn thất trong thời gian qua. Cũng không ai có thể ngờ rằng… chính tại cứ điểm này những năm sau ta phải vất vả, tốn quá nhiều xương máu của anh em F307, F2, F315 và những lực lượng trợ chiến của QK5.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 PDF của tác giả Võ Văn Hà nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.