Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Người Không Quê Hương (Kurt Vonnegut)

Người không quê hương là tuyển tập các tiểu luận và bài phát biểu của Vonnegut với những trang minh họa của chính tác giả, được dày công thực hiện trong suốt năm năm. Đứng trên lập trường của một nhà nhân văn và tư tưởng gia tự do, ông đã công khai thể hiện quan điểm sắc bén về nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, nghệ thuật, tình dục…Xuyên suốt cuốn sách mỏng là một Vonnegut trào phúng mà sâu sắc, một người tự nhận mình là “người không quê hương” nhưng lại không hề bàng quan trước thực tại đất nước.

Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, theo học chuyên ngành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Xuất ngũ trở về, Vonnegut theo học Đại học Chicago và bắt tay vào sự nghiệp cầm bút. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Player Piano, xuất bản năm 1952. Các tác phẩm tiêu biểu khác bao gồm Slaughterhouse-Five, Cat’s Cradle, Jailbird, Deadeye Dick…Vonnegut nổi tiếng vì văn phong đặc biệt với những câu văn dài và rất ít dấu câu, thẫm đẫm tinh thần hài hước. Người không quê hương (2005) là tác phẩm cuối cùng trong văn nghiệp của ông.

***

Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, trong một gia đình người Mỹ gốc Đức, và sớm phải đối mặt với sóng gió cuộc đời. Cuộc Đại Khủng Hoảng 1930 đã khiến gia đình ông khánh kiệt, cha ông suy sụp, mẹ mất vì dùng thuốc ngủ quá liều. Chủ đề “Giấc mơ Mỹ - đạt được và đánh mất” xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của ông sau này.

Vonnegut theo học chuyên nghành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Ông từng tham gia trận Bulge lịch sử và bị bắt làm tù binh tại Dresden, Đức. Trải nghiệm khốc liệt đó được tái hiện trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Slaughterhouse-Five (1969). Tìm mua: Người Không Quê Hương TiKi Lazada Shopee

Xuất ngũ trở về, ông theo học ngành Nhân chủng học, Đại học Chicago, sau đó chuyển đến làm việc tại công ty General Electric, Schenectady. Trong thời gian này, ông bắt đầu viết báo và truyện ngắn. Năm 1951, ông từ chức và dành toàn bộ tâm sức vào văn nghiệp.

***

Khi còn bé tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong bất kỳ gia đình nào cũng luôn thích đùa, vì nói đùa là cách duy nhất để nó có thể tham gia câu chuyện của người lớn. Chị tôi lớn hơn tôi năm tuổi, anh tôi hơn tôi chín tuổi, và cả bố lẫn mẹ tôi đều là những người hoạt ngôn. Vì thế hồi tôi còn nhỏ xíu, mỗi khi ăn tối với cả nhà, tôi luôn khiến mọi người chán chết. Họ không muốn nghe mấy chuyện trẻ con ngốc nghếch đã xảy ra trong ngày với tôi. Họ muốn nói về những thứ thực sự quan trọng xảy ra ở trường phổ thông không thì cũng ở trường đại học hay chốn công sở. Vì vậy cách duy nhất để tôi có thể tham gia một câu chuyện là nói cái gì đó vui vui. Tôi nghĩ mới đầu chắc chỉ do tôi tình cờ thôi, tình cờ chơi chữ trong lời nói khiến cuộc đàm thoại phải ngừng lại, đại loại vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng bông đùa là một cách để xen vào cuộc trò chuyện của người lớn.

Tôi lớn lên trong thời kỳ mà hài kịch ở đất nuớc này rất huy hoàng - thời kỳ Đại Suy Thoái. Có rất nhiều diễn viên hài kỳ cựu hàng đầu trên sóng phát thanh. Và dù không chủ định, tôi đã thực sự học hỏi họ. Tôi thường nghe hài kịch ít nhất một tiếng đồng hồ mỗi đêm suốt cả thời trai trẻ và rất quan tâm muốn biết thế nào là chuyện đùa, làm cách nào nó lại gây cười.

Khi nói đùa, tôi cố gắng không xúc phạm đến ai. Tôi nghĩ phần lớn những gì mình làm chưa gây phản cảm cho người nào. Tôi nghĩ mình chưa làm nhiều người phải ngượng ngùng hay căng thẳng. Cách nói chuyện gây sốc duy nhất mà tôi sử dụng là thỉnh thoảng dùng một từ dung tục. Có vài thứ chẳng thể gây cười. Chẳng hạn, tôi không thể tưởng tượng ra nổi một cuốn sách hay một vở kịch trào phúng nào nói về trại tập trung Auschwitz. Tôi cũng chẳng thể nào đùa giỡn về cái chết của John F. Kennedy hay Martin Luther King. Ngoài những thứ đó ra, chưa có đề tài nào mà tôi lại tránh né hay không thể tận dụng. Những thảm họa lớn cũng hài hước chết đi được, như Voltaire đã từng chứng minh. Các bạn biết đó, vụ động đất ở Lisbon thật buồn cười[1].

Tôi đã chứng kiến Dresden bị tàn phá. Tôi đã thấy cái thành phố đó trước khi trốn vào hầm tránh bom và thấy lại nó sau khi ra khỏi hầm, và dĩ nhiên tiếng cười là một phản ứng. Có Chúa chứng giám, ấy là linh hồn tìm kiếm chút khuây khỏa.

Bất cứ đề tài nào cũng có thể gây cười, và tôi cho rằng có một loại tiếng cười rất kinh hãi - tiếng cười của những nạn nhân ở trại Auschwitz.

Tiếng cười là một phản ứng gần như bản năng của cơ thể trước nỗi sợ hãi. Freud[2] nói tiếng cười là một trong những phản ứng trước sự thất vọng. Ông nói một con chó khi không thể ra khỏi cổng sẽ cào cửa và bắt đầu đào bới rồi có những động tác vô nghĩa, có lẽ là gầm gừ hay làm gì đó, để đối phó với sự thất vọng hay ngạc nhiên hay sợ hãi.

Và rất nhiều tiếng cười phát sinh từ nỗi sợ. Mấy năm trước tôi tham gia thực hiện một chương trình truyền hình hài dài tập. Chúng tôi cố gắng cùng tạo nên một chương trình theo nguyên tắc cơ bản: luôn đề cập tới cái chết trong mỗi tập. Yếu tố này làm cho tiếng cười trở nên sâu sắc hơn mà khán giả không nhận ra được cách thức chúng tôi tạo ra những tiếng cười thắt ruột.

Có một loại tiếng cười hời hợt. Bob Hope chẳng hạn, ông không hẳn là nhà hài hước. Ông là diễn viên hài với thiên tư rất mỏng, chưa bao giờ đề cập đến bất cứ vấn đề gì nhức nhối. Trước đây tôi thường cười ngặt nghẽo khi xem Laurel và Hardy[3] diễn xuất. Có một sự bi ai thê lương phảng phất đâu đó trong cách diễn của họ. Những con người ấy quá hiền lành để có thể tồn tại trong thế giới này và luôn đứng trước nguy cơ rất lớn. Họ có thể dễ dàng bị thủ tiêu.

***

Ngay cả những chuyện đùa đơn giản nhất cũng dựa trên những cái giật mình sợ hãi khe khẽ, chẳng hạn như câu hỏi, “Cái thứ màu trăng trắng trong phân chim là gì?” Người nghe, như thể bị gọi trả bài trong trường, ngập ngừng trong giây lát vì sợ sẽ nói ra điều gì đó ngu ngốc. Khi nghe được câu trả lời, “Cũng là phân chim thôi!”, họ xua tan nỗi sợ bản năng bằng tiếng cười. Dù sao thì họ cũng chưa từng bị làm vật thí nghiệm bao giờ mà.

“Tại sao lính cứu hỏa lại mặc dây đeo quần màu đỏ?” Và “Tại sao người ta lại chôn George Washington trên sườn đồi?” Vân vân và vân vân.

Lẽ đương nhiên, còn có những chuyện đùa không cười nổi, cái mà Freud gọi là “hài hước giá treo cổ”[4]. Có những tình huống thật ngoài đời vô vọng đến nỗi không bao giờ người ta có thể thấy khuây khỏa.

Khi chúng tôi bị dội bom ở Dresden, ngồi trong hầm trú, hai tay ôm đầu đề phòng trần hầm sụp xuống, chúng tôi nghe một anh chiến sĩ nói như thể mình là nữ công tước trong lâu đài vào một đêm mưa lạnh lẽo, “Ta tự hỏi những người dân nghèo đang làm gì tối nay.” Chẳng ai cười, nhưng chúng tôi ai cũng vẫn mừng là anh đã nói câu ấy. Ít ra thì chúng tôi vẫn còn sống! Anh đã chứng minh được điều đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Không Quê Hương PDF của tác giả Kurt Vonnegut nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé là cuốn sách viềt về Trịnh Công Sơn, do một người bạn từ thời thiếu niên của nhạc sĩ họ Trịnh viết. Thông qua tập sách, người đọc sẽ được biết về Trịnh Công Sơn tuổi ấu thơ, những tư tưởng ảnh hưởng đến quan niệm triết học của nhạc sĩ họ Trịnh, tuổi thanh niên với nghề gõ đầu trẻ ở Bảo Lộc và những năm tháng trốn lính lao đao hết Huế đến Sài Gòn, những nghi ngại đến từ hai phía và con người Trịnh Công Sơn trong những năm tháng hòa bình. Cuốn sách được viết dưới nhiều thể loại văn học như truyện ngắn, tản văn, hồi ức, chuyện kể… hình thành nên một tác phẩm về một con người - con người Trịnh Công Sơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé PDF của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển)
Hiểu theo trong Nam Hơn nửa đời hư, có nghĩa là hơn phân nửa đời người, chưa làm gì nên thân. Giọng hàng tôm, giặm mắm muối, rõ ràng hơn; đã quá nửa đời người, hổng nên thân gì ráo trọi! Hơn nửa đời, biết làm sao mà định? Bốn mươi năm mươi cũng được, quá sáu bảy mươi cũng biết đâu chừng? Thôi thì để đó, khi đập nắp quan sẽ hiểu. Chuyện tôi viết, bắt đầu từ năm sanh (1902) đến năm đi dạy học ở Huế về (1967), thấy nhộn quá nên ở nhà, chớ dư sức hoạt động. Con đường đã trải, cũng dài khá bộn, kể tuổi đầu cho đến nay đã trên bảy mươi, như vậy lẽ đáng nên gọi, nếu mai nầy chết, là “trọn một đời hư”, mới phải. Như con bạc trúng một canh bài về khuya, đủ gỡ vốn lời, vì “nên” được vào mấy ngày chót vậy xin cho tôi ghi “Hơn nửa đời hư” làm nhan sách. Tưởng “viết để lại cho con là Bảo” nhưng nay in thành sách có nhiều mắt cùng xem, như vậy “Hơn nửa đời hư” là phải. Tìm mua: Hơn Nửa Đời Hư TiKi Lazada Shopee Ngoài trời mưa, đêm vẫn lạnh. Gió mướt tỉ tê, mắt già mi ướt. Tôi chuốc đôi hài nhung, mặc thêm một lớp áo ấm, lại ngồi bàn viết: “Đêm nay gió bấc mưa dầm, Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm” Dưới Mái Tây, ngọn đèn điện cứ reo vui với mấy con thiêu thân tự sát. Song cửa mở sương che mất khu phố mấy từng cao. Con mèo tam thể đi ăn vụng bị hàng xóm chém tét móng chân trước, đang nằm rên hì hì trên đầu tủ sách. Vừa viết đến đây, tôi đọc lớn. Con mèo nhướng mắt tưởng tôi ngỏ lời an ủi, nên hoà âm mấy tiếng hừ hừ, tợ chiếc ấm gần sôi. Bỗng tôi đổi sang giọng lớn, không mấy êm tai, tôi thấy vành tai con miêu đang xụ lại vành lên, trán con miêu nhăn nhăn, tam thể tựa hồ bụng bảo dạ: “Lão Vương nầy chướng, chúng cho về hưu cũng phải: Lão lai nhai những gì rỗng tuếch, chẳng bù má Năm, nói những lời đáng giá, hứa cho ăn thì no bụng đến phát ách, hăm đánh đòn thù nhừ tử nên thân; Bữa nay lão viết giống gì nữa đây, chỉ hại tốn giấy?” Ấy đó, trên bảy mươi mà còn bị chó mèo xài xể, hỏi phải hư chưa? Lúc nhỏ vì mê đọc văn Anatole France nên vướng cái nghiệp của lão già Ba Tri nầy. Tuy không hiểu hết những câu sâu sắc của lão, nhưng lại thích cái giọng trịch thượng nửa đùa nửa thật, hơi cay một tí thôi, vừa nhẹ vừa thâm, hiểu được mớ nào, thấm ý đánh đùi cái chát? Thú vị nhứt, đọc mãi không chán là bộ “Le crime de Sylvestre Bonnard”, và đoạn ly kỳ nhứt trong sách là chỗ diễn tả cách báo ân đáp nghĩa của chị ả huê khôi, nửa đời tài sắc trước nghèo xơ xác đến nỗi phải trú ngụ trên gác thượng của lão hàn lâm nầy, rồi sau đụng một ông hoàng giàu sang không mấy hồi, trực nhớ ơn xưa lão hàn tặng một chén xúp khi đói lạnh, nay biết lão ham sách bèn sai con ôm đến nhà đêm No-en dâng cho lão một cuốn sách quí đựng trong bộng một khúc gỗ củi chuyện đọc thật là khoái trá. Chương trong sách tựa là “La buche de Noel”, ai muốn thường thức hãy tìm mà đọc. Nay tôi mượn ý viết tập nầy mở đầu truyện “Anh Vương tự thuật”. “Dừng chén ngoảnh lại trời non nước, Một mảnh tình riêng: ta với ta”. (Thơ Bà huyện Thanh Quan “Qua Đèo Ngang”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":Hơn Nửa Đời HưTự Vị Tiếng Nói Miền NamDỡ MắmChuyện Cười Cổ NhânSài Gòn Năm XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Nửa Đời Hư PDF của tác giả Vương Hồng Sển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển)
Hiểu theo trong Nam Hơn nửa đời hư, có nghĩa là hơn phân nửa đời người, chưa làm gì nên thân. Giọng hàng tôm, giặm mắm muối, rõ ràng hơn; đã quá nửa đời người, hổng nên thân gì ráo trọi! Hơn nửa đời, biết làm sao mà định? Bốn mươi năm mươi cũng được, quá sáu bảy mươi cũng biết đâu chừng? Thôi thì để đó, khi đập nắp quan sẽ hiểu. Chuyện tôi viết, bắt đầu từ năm sanh (1902) đến năm đi dạy học ở Huế về (1967), thấy nhộn quá nên ở nhà, chớ dư sức hoạt động. Con đường đã trải, cũng dài khá bộn, kể tuổi đầu cho đến nay đã trên bảy mươi, như vậy lẽ đáng nên gọi, nếu mai nầy chết, là “trọn một đời hư”, mới phải. Như con bạc trúng một canh bài về khuya, đủ gỡ vốn lời, vì “nên” được vào mấy ngày chót vậy xin cho tôi ghi “Hơn nửa đời hư” làm nhan sách. Tưởng “viết để lại cho con là Bảo” nhưng nay in thành sách có nhiều mắt cùng xem, như vậy “Hơn nửa đời hư” là phải. Tìm mua: Hơn Nửa Đời Hư TiKi Lazada Shopee Ngoài trời mưa, đêm vẫn lạnh. Gió mướt tỉ tê, mắt già mi ướt. Tôi chuốc đôi hài nhung, mặc thêm một lớp áo ấm, lại ngồi bàn viết: “Đêm nay gió bấc mưa dầm, Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm” Dưới Mái Tây, ngọn đèn điện cứ reo vui với mấy con thiêu thân tự sát. Song cửa mở sương che mất khu phố mấy từng cao. Con mèo tam thể đi ăn vụng bị hàng xóm chém tét móng chân trước, đang nằm rên hì hì trên đầu tủ sách. Vừa viết đến đây, tôi đọc lớn. Con mèo nhướng mắt tưởng tôi ngỏ lời an ủi, nên hoà âm mấy tiếng hừ hừ, tợ chiếc ấm gần sôi. Bỗng tôi đổi sang giọng lớn, không mấy êm tai, tôi thấy vành tai con miêu đang xụ lại vành lên, trán con miêu nhăn nhăn, tam thể tựa hồ bụng bảo dạ: “Lão Vương nầy chướng, chúng cho về hưu cũng phải: Lão lai nhai những gì rỗng tuếch, chẳng bù má Năm, nói những lời đáng giá, hứa cho ăn thì no bụng đến phát ách, hăm đánh đòn thù nhừ tử nên thân; Bữa nay lão viết giống gì nữa đây, chỉ hại tốn giấy?” Ấy đó, trên bảy mươi mà còn bị chó mèo xài xể, hỏi phải hư chưa? Lúc nhỏ vì mê đọc văn Anatole France nên vướng cái nghiệp của lão già Ba Tri nầy. Tuy không hiểu hết những câu sâu sắc của lão, nhưng lại thích cái giọng trịch thượng nửa đùa nửa thật, hơi cay một tí thôi, vừa nhẹ vừa thâm, hiểu được mớ nào, thấm ý đánh đùi cái chát? Thú vị nhứt, đọc mãi không chán là bộ “Le crime de Sylvestre Bonnard”, và đoạn ly kỳ nhứt trong sách là chỗ diễn tả cách báo ân đáp nghĩa của chị ả huê khôi, nửa đời tài sắc trước nghèo xơ xác đến nỗi phải trú ngụ trên gác thượng của lão hàn lâm nầy, rồi sau đụng một ông hoàng giàu sang không mấy hồi, trực nhớ ơn xưa lão hàn tặng một chén xúp khi đói lạnh, nay biết lão ham sách bèn sai con ôm đến nhà đêm No-en dâng cho lão một cuốn sách quí đựng trong bộng một khúc gỗ củi chuyện đọc thật là khoái trá. Chương trong sách tựa là “La buche de Noel”, ai muốn thường thức hãy tìm mà đọc. Nay tôi mượn ý viết tập nầy mở đầu truyện “Anh Vương tự thuật”. “Dừng chén ngoảnh lại trời non nước, Một mảnh tình riêng: ta với ta”. (Thơ Bà huyện Thanh Quan “Qua Đèo Ngang”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":Hơn Nửa Đời HưTự Vị Tiếng Nói Miền NamDỡ MắmChuyện Cười Cổ NhânSài Gòn Năm XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Nửa Đời Hư PDF của tác giả Vương Hồng Sển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Án Lạ Phương Nam (Vũ Đức Sao Biển)
Án lạ phương Nam của tác giả Vũ Đức Sao Biển là tuyển tập những vụ án oái ăm, lạ lùng được tác giả tận mắt chứng kiến hoặc bỏ công đi tìm hiểu để lấy tư liệu viết báo. Tác giả là nhà văn, nhà báo, đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều vùng tổ quốc, ông đã tuyển chọn những chuyện lạ nhất, thú vị nhất từng gặp phải ở miền Nam - “vùng đất phương Nam với con người chân tình, giản dị”, để lại cho tác giả nhiều tình cảm đẹp và những điều thú vị khi làm báo. Những vụ án này mang đến nụ cười thoải mái cho người đọc, và đằng sau nụ cười, ta bắt gặp tấm lòng chân thành, đầy tình đầy lý của người dân trời Nam. Nói là án lạ vì dù là án hình sự nhưng trường hợp dẫn đến phạm tội cũng rất hy hữu, ngộ nghĩnh, như chuyện chú bé 14 tuổi trộm 180 triệu đồng nhưng sau lại trúng số tới 380 triệu đồng nên về quê trả lại tiền ăn trộm, hay chuyện anh Bính nhận tội cướp giật trước toà nhưng thực tế lúc vụ án xảy ra thì anh đang… ngủ v.v… Những nhân vật dưới ngòi bút của tác giả hiện ra thực giản dị, chân chất, họ phạm tội có thể do ít học hay suy nghĩ nông cạn nhưng lương tâm họ vẫn rực rỡ, nguyên vẹn. Cùng với Thâm sơn kỳ cục án, tập sách này là những phóng sự tiêu biểu cho bút pháp phóng sự của tác giả - một cách viết nhiều nụ cười hơn nước mắt. *** Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1948, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. Tìm mua: Án Lạ Phương Nam TiKi Lazada Shopee Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (ban Việt - Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè; Để rồi bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,... Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long... là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi). Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1. Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại. Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và "Tường thuật chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật" cho Khoa Báo chí - Truyền thông của trường này. Hiện ông đang điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Án Lạ Phương Nam PDF của tác giả Vũ Đức Sao Biển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.