Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (1875) - TRƯƠNG VĨNH KÝ

Năm 1875, hơn nửa thế kỷ sau khi Nguyễn Du mất, Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã xuất bản quyển “Kim, Vân, Kiều truyện” quốc ngữ. Đây là quyển truyện Kiều chuyển từ chữ Nôm (nho, nhu) sang “quốc ngữ” đầu tiên trong văn học Việt Nam. Không thấy ông Ký nói đã chuyển ngữ Kiều từ bản in nào. Trong lời tựa bằng tiếng Pháp, ông Ký chỉ ghi, đây là truyện thơ mà “mọi người đều thuộc lòng, bất kể là trẻ già hay trai gái”. Mọi người là những ai? Thuộc giai tầng nào? Chắc rằng, không phải là những người thuộc tầng lớp ăn trên ngồi chốc trong xã hội thời bấy giờ.

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Làm thế nào để giết một Tổng thống (Tập 2)
➥ TẢI VỀ (Download)
Nhật ký sợ vợ (Hùm cái đời nay)
Sách Hùm cái đời nay. "Nhật-ký sợ vợ!..." này là một tập tiểu-thuyết hoạt-kê Tàu, tả tình-cảnh bại-hoại một gia đình vì người vợ nhiễm phải những thỏi văn minh dởm, tự-do xằng. Truyện là truyện hoạt-kê, lại là truyện bên Tàu, tưởng muốn đọc cho vui thì đọc, chứ đổi với ta không có cái ý-nghĩa gì đáng nên suy-nghĩ. Những gái gởm-ghê như gái họ Vạn, trai khốn-nạn như chàng Long-Khâu, tưởng trong xã-lội ta hãy còn chưa có.
Phê bình văn học - Thế hệ 1932
Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp.  Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. Bộ sách này gồm có 04 phần: Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 
Thơ văn Cao Bát Quát
Công trình Thơ văn Cao Bá Quát sẽ dựa trên cơ sở văn bản sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do GS. Vũ Khiêu chủ biên (Nxb Văn học, H., 1970. Tái bản, 1984) để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện. Sự nghiệp thơ văn Cao Bá Quát ở đây sẽ được tuyển chọn khá phong phú, với nhiều mảng tác phẩm: thơ chữ Hán, thơ phú Nôm, văn xuôi chữ Hán, giai thoại văn học. Trên cơ sở hệ thống tư liệu, công trình sưu tập văn bản và dịch thuật lưu ý phân bố phù hợp các mục tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại, sát đúng với mỗi giai đoạn sáng tác cụ thể của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng).Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:-Cao Bá Quát thi tập-Cao Chu Thần di thảo-Cao Chu Thần thi tập-Mẫn Hiên thi tập----------------------------------Thơ Cao Bá QuátNXB Văn Học 1984193 TrangFile PDF-SCAN