Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lá Nằm Trong Lá

Lá Nằm Trong Lá

Lá Nằm Trong Lá

Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương.

Lá Nằm Trong Lá tiếp tục là chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con…

Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận. Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó: Khi mùa xuân đến / Tình anh lại đầy / Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay.

Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã

Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái-gọi-là-tình-yêu.

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc – những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại.

Mời các bạn đón đọc Lá Nắm Trong Lá.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Tây Du Ký
Tây Du Ký Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây cũng là pho tiểu thuyết mang tính thần thoại và truyền thuyết dân gian Trung Quốc được yêu thích và lưu truyền rộng rãi trong lịch sử. Tác phẩm được chuyển thể thành phim và nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả nhiều nước trên thế giới. Trong kho tàng hơn 300 bộ trường thiên tiểu thuyết thời Minh – Thanh Trung Quốc, Tây du ký là tác phẩm có một vị trí đặc biệt. Đó là tiểu thuyết lãng mạn mang màu sắc thần thoại hiếm có trong lịch sử văn học Trung Quốc. Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới và Sa Hòa Thượng phò Đường Tăng sang phương tây (Ấn Độ ở về phía tây Trung Quốc). Đường đi gặp biết bao gian nan trắc trở, tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở của Phật Tổ, mang kinh Phật truyền bá về phương đông. Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân Hành trình này kéo dài 17 năm, trải qua rất nhiều sự kiện, biến cố. Câu chuyện có thật này vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Ngô Thừa Ân là người tập hợp và gia công cuối cùng những câu chuyện về chuyến hành trình đó. Dưới ngòi bút sáng tạo của ông, Tây du ký không những trở thành một tác phẩm có dung lượng đồ sộ (100 hồi), mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, nhân vật có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, khúc chiết. Tam Quốc Diễn Nghĩa 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Thủy Hử Một đặc điểm trong Tây du ký vô cùng thu hút bạn đọc là cách tác giả tập trung khắc họa tính cách nhân vật trong đoàn thỉnh kinh. Đường Tăng là một hòa thượng thành tâm sùng đạo, bền gan quyết chí theo đòi việc lớn, nhưng đồng thời cũng là một trí thức phong kiến chịu sự ràng buộc của đủ thứ lễ nghi quy tắc, lại ít được tôi luyện trong thực tế cuộc sống, trói gà không chặt, do đó thường lúng túng và bó tay trước khó khăn. Trư Bát Giới là một nhân vật được xây dựng rất xuất sắc, đặc biệt là trong yêu cầu cá thể hóa tính cách. Ở Trư Bát Giới chúng ta lại tìm thấy tất cả những cái bình thường, thậm chí hèn mọn của con người. Hình tượng độc đáo nhất trong Tây du ký là hình tượng nhân vật anh hùng nổi loạn Tôn Ngộ Không. Đó là một kiểu hiệp sĩ chống trời, một loại anh hùng mà đặc trưng tính cách là phản kháng, nổi loạn, dám đấu tranh và biết đấu tranh.
Thủy Hử
Thủy Hử Thủy Hử – Thị Nại Am Thủy Hử (nghĩa đen là “bến nước”) là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là pho tiểu thuyết được ưa thích và lưu truyền rộng rãi trong lịch sử, khắc họa thành công hình tượng những anh hùng hảo hán võ nghệ cao cường, giàu lòng vị tha, xả thân vì nghĩa. Cốt truyện là sự hình thành và những chiến tích của cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình nhà Tống, do Tống Giang lãnh đạo. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến muôn đời: “quan bức thì dân phản”. Và thời thế đó đã tất yếu đã sinh ra những “Anh hùng thời loạn” – những người có khả năng dựng ngọn cờ “Thế thiên hành đạo” để quy tụ lực lượng quần chúng lao khổ nhất tề đứng lên chống cường quyền áp bức, đó chính là 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc. Bên cạnh việc xây dựng rất thành công hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán, Thủy Hử hấp dẫn người đọc còn ở cách kể chuyện gần gũi với truyện kể dân gian. Thủy Hử giữ được tính sống động của nhân vật trong ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày, trong lối hành văn ít trang sức tô điểm.” Xem thêm: Tam Quốc @ Diễn Nghĩa Tây Du Ký Hiệp Khách Hành Ở nước ta, bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải được nhiều người yêu thích bởi văn phong hàn lâm, trau chuốt. Á Nam Trần Tuấn Khải đã dịch từ bản Thủy Hử gồm 70 hồi chính truyện, 140 câu đề mục do Kim Thánh Thán – một nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh soạn lại. Đây là bản Thủy Hử phổ biến nhất, giữ được tinh hoa cốt truyện, văn chương được gọt dũa, nhuận sắc. Thư viện Ebook Sách Mới mời bạn đón đọc. Đừng quên đăng ký email để nhận sách hay mỗi tuần.
Buồn Làm Sao Buông
Buồn Làm Sao Buông Buồn Làm Sao Buông – Anh Khang Cuộc đời vốn nhiều nỗi buồn, hẳn vậy. Có điều, tôi lại dành khá nhiều nỗi buồn của những ngày còn trẻ cho duy nhất một điều – là Tình yêu. Nghe qua có vẻ vị kỷ, bởi ngoài kia còn biết bao điều đáng để chùng chân, nặng lòng và nghe nước mắt lưng tròng rơi, tại sao cứ phải cố chấp vì tình yêu đã cũ mà tự làm mòn xói đi cảm xúc của mình? Chắc bởi vì có những ký ức dù đã hao gầy cách mấy nhưng giống như không khí vậy, cứ phải nhắc đi nhắc lại, tựa hơi thở một phút phải đủ chừng ấy lần. Chỉ cần thiếu mất sẽ không thở được, thậm chí phải ngừng nhịp tim đi. Đọc thêm: Xin Lỗi Em Chỉ Là Con Đĩ! Thiên thần sa ngã Hồng Lâu Mộng Thế nên, chừng nào còn thở là chừng ấy còn nhớ và buồn. Đều đặn. Bình lặng. Kiên tâm. Ký ức sở dĩ không thể mất mát là bởi chúng ta còn quá trẻ trước trăm năm, những ngày đã qua xem ra ít ỏi lắm nếu so với con đường còn dài trước mắt. Vì lẽ đó mà những lần đầu tiên chạm ngõ ký ức luôn để lại trong lòng những xốn xang, bần thần và khắc sâu hơn cả. Cái nắm tay đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, người thương đầu tiên… nghiễm nhiên trở thành không khí tiếp thở cho ta mỗi ngày. Dẫu rằng chuyện hai đứa mình ngày xưa ấy, nhắc lại bây giờ chỉ thấy toàn những đổi thay. Phải học cách buông bỏ nỗi buồn để đôi tay thảnh thơi mà nâng chiều niềm vui sắp tới… Bởi buồn hay vui, buông hay giữ, đều do ở lòng mình!
Ngoại Tình
Một tiểu thuyết khác lạ của tác giả Nhà Giả Kim Ngoại Tình Paulo Coelho một lần nữa dùng tài năng của mình để khẳng định lời tuyên bố của chính ông “những điều đơn giản nhất là những điều giá trị nhất thông qua tiểu thuyết Ngoại Tình. “Một cuộc sống không tình yêu liệu có đáng để sống chăng?” Ở tuổi 31, Linda có mọi thứ một người đàn bà cần để cảm thấy viên mãn: người chồng thành đạt và yêu thương cô, hai đứa con ngoan, sự nghiệp ổn định và cuộc sống vật chất đầy đủ. Tố Nữ Kinh Cô Gái Trên Tàu Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu Nhưng sự hoàn hảo đó chỉ là vẻ bề ngoài, thâm tâm Linda phải đối diện với một nỗi sợ mơ hồ: vừa sợ chuỗi hành động lặp lại ngày này qua tháng khác, vừa sợ sự đời đổi thay bất ngờ khiến mình tay trắng. Vậy thì Ngoài Tình liệu có phải là giải pháp tốt nhất cho Linda lúc này không? Mời các bạn đón đọc. Đừng quên chia sẻ cuốn sách cho bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.