Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Phía Tây không có gì lạ (All quiet on the Western front)

“Phía Tây không có gì lạ” là câu chuyện về Pôn Baomơ, một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang.

Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến.

Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc.

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự.

Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không.

Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội – cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có.

Đại Chiến Hacker John Đi Tìm Hùng Hai Số Phận

“Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.”

Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần.

Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học.

“Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Chết Ở Venice
Chết Ở Venice Chết Ở Venice Chết Ở Venice là cuộc chiến giữa thần mặt trời Apollo và thần rượu vang Dyonisos thể hiện trong chính con người Gustav Aschenbach. Venice, thành phố với vẻ đẹp phỉnh phờ khả nghi nửa thần thoại, nửa cạm bẫy là nơi cảm xúc của Aschenbach được đánh thức và bùng cháy. Sau những xấu xí mà đôi mắt quy củ khắt khe sống cùng trái tim nguội lạnh cảm xúc đã nhìn thấy, Venice lại đem đến những khoảnh khắc bừng sáng trong ánh nắng bên bờ biển, trên những con đường cũ kỹ cổ kính, bên những quán cà phê nơi quảng trường vắng lặng. Ông bình thản quan sát, bình tĩnh lướt qua, vừa lòng với những gì có thể thấy và đoán được mà không cần phải can thiệp. Tadzio như một vật mẫu để ông phác họa câu chuyện và cảm xúc của mình cho những áng văn chương mà biết đâu sẽ được viết sau khi chuyến du lịch kết thúc. Tiểu thuyết hay khuyên đọc: Hai Số Phận Suối nguồn Thiên Thần Và Ác Quỷ Chỉ là Aschenbach đã sống quá lâu trong khuôn khổ, trong đức hạnh, nên cảm xúc – cũng giống như khi nó thôi thúc ông đi tìm tự do và sự thoải mái bằng một chuyến du lịch – bùng nổ và không thể kiểm soát được nữa. Tadzio, cậu bé với nét đẹp mà không ngôn từ nào có thể diễn tả đã ghi một dấu ấn điên dại trong cuộc đời gần đến hồi kết của nhà văn già nua. Gạt bỏ những trói buộc, không quan tâm đến những áy náy với tổ tiên, Aschenbach yêu chỉ là yêu, vừa lòng chỉ với mỗi khi chạm mắt cùng người yêu, hạnh phúc với những quan sát lén lút đáng hổ thẹn, muốn chiếm hữu nụ cười rực rỡ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải si mê. Tình yêu của Aschenbach câm lặng, mâu thuẫn và có đủ mọi cung bậc cảm xúc dù chỉ thể hiện qua ánh mắt và hành động. Từ đầu đến cuối, ông chưa từng nói với Tadzio một lời. Và như thế “Chết ở Venice” là màn độc thoại của riêng ông, cuộc chiến của riêng ông, hạnh phúc của riêng ông, cho đến tận khi Aschenbach chết, trong ánh nắng rực rỡ nơi bờ biển Venice và nụ cười nhàn nhạt trên môi.
Bồ Câu Không Đưa Thư
Bồ Câu Không Đưa Thư Bồ Câu Không Đưa Thư – Nguyễn Nhật Ánh Hẳn bạn đọc ở lứa tuổi học trò đã từng quen thuộc với tác giả Nguyễn Nhật Ánh với những truyện ngắn và truyện dài đậm chất học trò như: Trại hoa vàng, Phòng trọ ba người, Cô gái đến từ hôm qua, Trước vòng chung kết, Hạ đỏ, Hoa hồng xứ khác … Với lối viết dung dị và cách chọn đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò, như quan hệ thầy trò, trường lớp, bạn bè, gia đình… nên những truyện của ông chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn đọc nhỏ tuổi. Họ hào hứng và nóng lóng đón đọc các trang viết của ông. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc các tác phẩm của ông. Bồ Câu Không Đưa Thư bắt đầu với câu chuyện lá thư làm quen để trong học bàn của Thục, trong bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương. Đọc thêm: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Tuyển tập Nguyễn Nhật Ánh Lá thư chân tình đã thu hút sự tò mò của bộ ba, và họ bị cuốn hút vào trò chơi với người giấu mặt, dần hồi kéo theo Phán củi, anh chàng xấu xí vụng về của lớp làm quân sư và giúp xướng họa thơ. Cuộc truy tìm dẫn mọi người đến nhiều hiểu lầm tai hại và cả những bất ngờ thú vị. Và điều bất ngờ cuối cùng đã được phát hiện quá muộn.
Đại Chiến Hacker
Đại Chiến Hacker Đại Chiến Hacker Đại Chiến Hacker bắt đầu khi Marcus vượt qua hệ thống kiểm soát tinh vi của trường để ra ngoài tham gia một game thực tế ảo. Đúng lúc ấy cây cầu biểu tượng của San Francisco nổ tung. Khủng bố. Darryl mất tích trong đám nạn nhân. Bộ An ninh Nội địa Mỹ hoảng loạn vào cuộc, điên cuồng kiểm soát thành phố bằng những công nghệ tinh vi. Và cuộc sống của toàn San Fransisco bỗng lật nhào. Đại Chiến Hacker không phải một cuốn sách về thảm họa, càng không phải sách hành động giải trí đơn thuần. Nó kể câu chuyện về những thiếu niên nổi loạn và can đảm, những người mà, giống như tiền thân của họ ở nhiều tác phẩm dành cho tuổi trưởng thành nổi tiếng khác, bị mắc kẹt trong một thế giới quá nhiều bất ổn. Nhập Môn Lập Trình Không Code Code Dạo Ký Sự – Lập Trình Viên Đâu Phải Chỉ Biết Code Không Khoan Nhượng Thế giới được mô phỏng ở đây hiện đại và giống thế giới thực tới mức người đọc hẳn sẽ quên mất đó chỉ là một hư cấu ở thì tương lai. Chính bởi sự chân thực đó, khi cuộc chiến Thiện-Ác đi đến hồi kết, khi công lý chiến thắng sau rất nhiều gian nan, khi Marcus đưa được sự thật ra ánh sáng, đâu đó hẳn sẽ có nhiều tiếng thở phào. Đại Chiến Hacker laf cuốn sách gây tranh cãi nhưng làm ấm lòng, ít nhất với những ai còn đủ trẻ. Mời các bạn đón đọc.
Ba Người Lính Ngự Lâm
Ba Người Lính Ngự Lâm Ba Người Lính Ngự Lâm Ba Người Lính Ngự Lâm là tiểu thuyết của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, là cuốn đầu tiên của bộ ba tập truyện gồm Les Trois Mousquetaires, Vingt Ans après (Hai mươi năm sau), và Le Vicomte de Bragelonne (Tử tước de Bragelonne). Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm d’Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. Ba Người Lính Ngự Lâm là cuốn nổi tiếng nhất, đã được dựng thành phim truyền hình, phim hoạt hình. Câu chuyện hấp dẫn người đọc bởi các tình tiết ly kỳ, cảm giác hồi hộp và bất ngờ thú vị. Tác phẩm không chỉ tái hiện cả một thời kỳ lịch sử nước Pháp mà còn làm sống dậy cả một thời tuổi trẻ hoạt động sôi nổi, hào hứng với những tình cảm trong sáng. D’Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d’Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình. Hai Số Phận Đônkihôtê – Nhà Quý Tộc Tài Ba Xứ Mantra Ruồi Trâu Tiếp đó, d’Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với d’Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d’Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d’Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d’Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Diễn biến câu chuyến sẽ như thế nào? Mời các bạn đón đọc Ba Người Lính Ngự Lâm.