Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bí Mật Cơ Thể Người (Tuấn Minh)

LỜI MỞ ĐẦU

Tại sao một ngày lại bắt đầu vào buổi sáng?

Tại sao người già nhớ quá khứ mà quên hiện tại?

Tại sao khi trời mưa người ta ngủ rất ngon?

Tại sao có người lại nói trong lúc mơ? Tìm mua: Bí Mật Cơ Thể Người TiKi Lazada Shopee

Tại sao có giấc mơ nhớ được rất rõ, nhưng có giấc mơ không nhớ được g?

Tại sao khi vừa tỉnh dậy ta lại cảm thấy toàn thân uể oải?

Tại sao chúng ta không thể đồng thời làm hai việc?

Tại sao lúc căng thẳng lại hay muốn đi vệ sinh?

Nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ chăng?

Tại sao vừa đi vừa nói chuyện lại không mệt?

Tại sao có người lại không phân biệt được màu sắc?

Tại sao nước mắt lại có vị mặn?

Tại sao hai mắt lại hoạt động cùng nhau?

Tại sao mắt chúng ta không sợ lạnh?

Tại sao mắt cận thị lại có “cận thị thật và “cận thị giả”?

Tại sao cần phải thư giãn thường xuyên?

Tại sao có người cười lại chảy nước mắt?

Tại sao thường xuyên nhìn màu xanh lại có lợi cho mắt của bạn?

Mắt có thề cấy ghép được không?

Bệnh mù đêm là gì?

Tại sao khi bơi lại phải đeo kính bơi?

Tại sao không được dùng tay dụi mắt?

Tại sao chúng ta lại có thể nghe được âm thanh?

Tai người có thể nghe được những âm thanh gì?

Tai kêu ong ong là tại làm sao?

Tại sao khi nhìn thấy tàu hoả đi đến bạn lại há miệng?

Người bị điếc thường bị câm có đúng không?

Mũi và mồm đều có thể hít thở, tại sao lại cần mũi để thở?

Tại sao lại có người dễ bị chảy máu cam?

Tại sao cắt tóc lại không cảm thấy đau?

Tại sao người trẻ tuổi cũng có tóc bạc?

Tại sao có người tóc bị rụng thành từng mảng?

Tại sao đầu chúng ta lại có gàu?

Tại sao lông mày của chúng ta không mọc dài như tóc?

Tại sao có người tóc thẳng và có người tóc xoăn?

Tại sao xỉa răng lại là thói quen xấu?

Nha chu hình thành như thế nào?

Tại sao môi lại bị tím tái?

Khi uống thuốc, vị trí nào trên lưỡi cảm thấy đắng nhất?

Amidan có thể có, có thể không?

Tại sao có người trên mặt lại n?

Tại sao mụn trứng cá khu tam giác không được nặn?

Bạn có biết cấu tạo của da không?

Tại sao chúng ta lại bị nổi da gà?

Tại sao da lại bị nút nẻ?

Tại sao tay bị lạnh cóng thì không được hơ lên lửa ngay?

Tại sao tay chân ngâm trong nước lâu sẽ bị bợt nhạt?

Tại sao cơ thể lại ra mồ hôi?

Mồ hôi chính là nước chăng?

Máu cấu tạo như thế nào? Có phải nó là chất liệu nhuộm màu hồng?

Máu trong cơ thể từ đâu đến?

Tại sao máu lại có thể di chuyền được?

Ôxy làm thế nào vào được trong máu?

Tại sao máu tự động đông lại sau khi da bị rách?

Tại sao phải truyền máu cùng nhóm?

Tại sao khi đứng thẳng chân không bị tụ máu, còn khi đầu chúc xuống dưới, máu lại chảy dồn về phần đầu?

Tại sao khi cãi nhau mặt lại đỏ?

Tại sao khi ngồi dậy đột ngột đầu sẽ bị choáng?

Tại sao ngồi lâu chân bị tê?

Tại sao phải thường xuyên cắt móng tay?

Móng tay dài như thế nào?

Tại sao xương lại cứng?

Tại sao chiều cao của chúng ta vào buổi sáng và buổi tối lại không giống nhau?

Tại sao sau khi xương bị gãy lại có thể liền lại?

Tư thế ngủ thế nào là khoa học nhất?

Có phải người già ngày càng thấp đi không?

Tại sao có người có hơn mười ngón tay?

Con người có đuôi chăng?

Tại sao tay lại khéo léo, linh hoạt hơn chân?

Tại sao các bạn gái không nên đi giày quá cao?

Một ngày cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước?

Con người tại sao lại cần phải uống nước?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là bao nhiêu?

Tại sao trong cơ thể chúng ta luôn có nhiệt độ?

Tại sao con người lại bị sốt?

Tại sao tế bào là đơn vị chức năng cơ bản?

Có phải tất cả vi khuẩn đều có hại cho cơ thể?

Bạn đã nghe nói đến “hạt tự do” chưa?

Tại sao vào mùa hè trọng lượng cơ thể lại giảm xuống?

Tại sao bụng đói lại không thể giảm béo?

Mỡ là chất có hại chăng?

Tại sao cả ngày không làm việc nhưng vẫn cảm thấy đói?

Có phải càng béo càng khỏe không?

Tại sao khi đánh nhau, bị đánh vào bụng lại nguy hiểm?

Rốn có tác dụng gì?

Tại sao không được nhịn đi tiểu?

Tại sao khi căng thẳng, tim chúng ta lại đập nhanh?

Tại sao tim của trẻ em đập nhanh hơn tim người lớn?

Tại sao chúng ta có thể bắt mạch được từ vị trí cổ tay?

Tại sao có một số người khi ngủ lại bị chảy nước dãi?

Dịch nước bọt có nước không?

Tại sao khi bị nấc không nên uống nước?

Tại sao không thể cắt bỏ gan hoàn toàn?

Tại sao sau khi ăn xong lại cảm thấy ấm?

Thức ăn mà chúng ta ăn vào biến đi đâu?

Người ta có thể ăn khi lộn ngược người không?

Tại sao khi ăn không được ăn quá nhanh?

Tại sao nói dạ dày là một chiếc túi lớn biết vận động?

Tại sao chúng ta không thể khống chế được sự co bóp của dạ dày?

Dịch dạ dày tại sao lại có vị chua?

Cái gì quyết định giới tính nam và nữ?

Bào thai sinh đôi thì giống nhau như đúc sao?

Tại sao con người lại già?

Có phải khí chúng ta thở ra đều là cácbôníc không?

Tại sao không khí có thể lưu thông qua phổi?

Tại sao có người khi ngủ lại ngáy?

Bạn có biết âm thanh họng được sinh ra như thế nào không?

Tại sao hoạt động hô hấp của chúng ta được tiến hành một cách nhịp nhàng?

Tại sao mùa đông ăn thịt, trứng lại cảm thấy ấm hơn?

Tại sao ăn nhiều cá lại tốt?

Tại sao ăn nhiều rau tươi có lợi cho cơ thể?

Tại sau mùa đông nên ăn thức ăn có nhiều dầu còn mùa hè lại không nên ăn thức ăn như vậy?

Tại sao không nên thường xuyên ăn món ăn chiên rán?

Tại sao bữa ăn sáng quan trọng?

Ăn vặt có tốt không?

Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn vặt?

Tại sao trước khi ngủ phải dùng nước ấm rửa chân?

Ngủ trưa có ích lợi gì?

Tại sao tắm bằng nước lạnh có lợi choức khỏe?

Tại sao khi mệt mỏi, tắm xong ta thấy tinh thần sảng khoái?

Tại sao sau khi bị lạnh uống nước gừng có thể phòng ngừa cảm?

Tại sao sắt, canxi lại quan trọng đối với cơ thể?

Tại sao trẻ em cần phải đảm bảo ngủ đầy đủ?

Khi thời tiết lạnh tại sao chúng ta lại cảm thấy run?

Tại sao bệnh HIV/AIDS đáng sợ?

Bệnh HIV/AIDS lây truyền qua con đường nào?

Bệnh ung thư có thể di truyền được không?

Thanh niên trong thờ kỳ dậy thì có những thay đổi sinh lý gì?

Tại sao nói thời kỳ dậy thì là thời kỳ quan trọng của sự phát triển trí tuệ?

Tại sao thanh thiếu niên cũng mắc bệnh nhiễm mỡ máu?

Tại sao trong giai đoạn dậy thì giọng nói của chúng ta thay đổi?

Tại sao trong thời kỳ dậy thì, các bạn gái lại hay bị thiếu máu?

Vận động trong những ngày nóng, cần bổ sung nước như thế nào?

Tại sao khi vận động nhịp thở lại tăng nhanh?

Tại sao không được chạy dài khi đói bụng?

Tại sao không được uống nước ngay sau khi vận động?

Tại sao sau khi hoạt động thể thao xong không nên tắm nước nóng?

Tại sao khi vừa ăn no xong không được vận động mạnh ngay?

Tại sao chúng ta không cảm thấy đói trong khoảng thời gian ngắn sau khi vận động?

Tại sao không nên vận động nặng trước khi đi ngủ?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuấn Minh":Bí Mật Toán HọcNhững Bí Mật Về Thế Giới Thực VậtVén Bức Màn Hóa HọcBí Mật Cơ Thể NgườiBách Khoa Cuộc SốngThăm Dò Vũ TrụÁnh Sáng Khoa Học Kỹ Thuật

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Cơ Thể Người PDF của tác giả Tuấn Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thần Thoại Sisyphus (Albert Camus)
Với Albert Camus đưa chuyện thần thoại qua nhân vật Sisyphus là chấp nhận đấng thần linh hung ác, tàn bạo. Đó là một chủ nghĩa vô thần và giáo điều bất-khả-tri. Có lẽ; thần thoại nầy là nơi dung thân trên đất Pháp nhiều hơn, một giáo thuyết mơ hồ và cạn cợt có chất hoang đường; điều đó nói lên một cái gì có tính triết lý (?). Camus không cho đây là tính triết lý mà là chuyện kể. Nó được coi là khuynh hướng cứng rắn như đinh đóng cột (hob-nailed) chống lại những tu sĩ hoặc đôi khi cũng có đôi điều phải trái, lý giải của nhóm duy lý. Có một chút biến đổi giữa cái vô tư duyên dáng và một chút biến đổi của sai trái, cứng đầu. Trong tự điển triêt học hình như Voltaire cho đây là một sự mỉa mai, nhạo báng, mà trong cõi tiên thiên thánh giáo cổ tích đã thay mặt một điều gì để nói lên cái tợ như nhau, kiểu thức so sánh (likened) là một sắp xếp dàn dựng cho một hình ảnh thần tượng sẽ không còn một nhầm lẫn nào hơn. Một cái gì ấp ủ trong tổ kén tơ tằm. Suốt tập sách nầy, Camus cho chúng ta hiểu rằng cái chết sẽ đến bất ngờ trong cuộc đời đang sống, một cái gì đứt ngang; theo Camus cái chết dường như luôn đứng bên cạnh và sẳn sàng chấm dứt sự sống của chúng ta một cách bất ngờ to tát, giết chết ký ức ta tức thời, tiếng gọi của tử thần như phán quyết: ‘Anh sẽ không còn thấy gì, anh không còn một kinh nghiệm nào hơn mà anh đã từng trải. Anh không còn sống’. Có một ít dấu hiệu mạnh trong tư duy của Camus là tôn giáo hơn là cảm thức cho một cái chết đặt ra trong vấn đề siêu hình dành cho cuộc đời: Chết chỉ là bóng tối ụp tới, tiếp nối cho một cái vô nghĩa - nó chỉ là công việc giản đơn, như việc đã làm, một dấu ấn nhỏ như đánh dấu một cuộc đời nhỏ nhen, ngắn ngủi. Với tôn giáo cái chết là vấn đề quan trọng đối với họ, bởi họ tin cuộc đời có nhiều chất liệu hiện hữu và sinh tồn mà nay không còn nữa. Camus cho cái chết chế ngự chúng ta. *** Trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus bị các vị thần trừng phạt phải suốt đời phải đẩy một khối đá lớn lên đỉnh núi; khi lên tới đỉnh, anh phải đứng nhìn khối đá lăn xuống chân núi, và Sisyphus phải trở xuống đẩy hòn đá lên đỉnh, cứ như vậy. Với Albert Camus, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1957, cuộc đời của Sisyphus đại diện cho bi kịch cuộc sống của đa số chúng ta: là con người có ý thức, về cơ bản đều muốn sống một cuộc đời tử tế (cao cả nếu có thể) nhưng cuối cùng thường bị “trừng phạt” bằng một cuộc đời với những lặp lại vô nghĩa. Càng là anh hùng, càng muốn vươn tới sự cao cả, tử tế, cái bi kịch này dường như càng rõ và càng lớn. Và như thế, Albert Camus hỏi: Sống để làm gì? Tìm mua: Thần Thoại Sisyphus TiKi Lazada Shopee Câu hỏi quan trọng và khó, thậm chí quá khó. Đứng về mô hình, thì cả hành trình sống lẫn đích của hành trình sống - cái chết - khiến toàn bộ mô hình dường như trở nên phi lý, vô nghĩa. Cho nên, với đa số chúng ta, câu hỏi “Sống để làm gì?” trở thành một câu hỏi tu từ chỉ để cười trừ. Có nghĩa hay không có nghĩa, đa số chúng ta hiểu rằng mình phải sống. Cái hiểu này trở thành một bi kịch vì cùng với cái hiểu đó, ta hiểu thêm rằng mình không đủ can đảm (hoặc không đủ hèn nhát) để tự chấm dứt sự sống của mình, do đó ta chới với trong sự phi lý của tồn tại. Với một số nhỏ, câu hỏi này đưa tới câu trả lời quyết liệt bằng hành động: tự tử - một hành vi mà Camus cho là vấn đề triết học duy nhất đáng quan tâm. Với những người không chọn hai cách trên mà muốn xem xét câu hỏi một cách nghiêm túc - họ thường đi tới hai xu hướng: hoặc tìm thấy câu trả lời ở một đấng siêu nhiên (ví dụ như Chúa) hoặc đi tới sự duy lý cực đoan mà rốt ráo cũng chỉ là một thứ đức tin khác - tin rằng con người làm chủ cuộc sống của mình, và do đó câu hỏi “Sống để làm gì?” trở thành một đối tượng của trò chơi tư duy lý tính, chứ không phải một cuộc truy tìm ý nghĩa. Hỏi về ý nghĩa của cuộc sống - với một số nhà triết học - là một câu hỏi dở. Trong Thần thoại Sisyphus, Camus cũng không có câu trả lời rốt ráo, nhưng những suy tư sâu sắc của ông trong việc tìm câu trả lời khiến cuốn sách này rất đáng đọc với bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, nhưng nhất là các bạn đọc trẻ. Ra đời năm 1942, Thần thoại Sisyphus cũng như các tác phẩm văn học của Camus (tiểu thuyết Người Lạ, Dịch Hạch, v.v…) nằm trong trào lưu triết học hiện sinh với những đại diện như Soren Kierkegaard, Jean Paul Satre, Heidegger… Đây có thể coi là một cơn động tâm chung của châu Âu trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới I và trước Chiến tranh thế giới II, khi tôn giáo (Chúa) ngày càng không thể thỏa mãn những câu hỏi của con người hiện đại về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của mình; khi châu Âu phải chứng kiến sự tiêu vong đột ngột và khả năng tiếp tục tiêu vong, dấn thân, hy sinh (vô nghĩa?) của hàng triệu người trong những chuyển động lịch sử mà không ai có thể cam đoan là những chuyển động có sắp đặt và có ý nghĩa. Triết học phi lý của Camus, cùng với trào lưu triết học hiện sinh, có thể được hiểu như một nỗ lực cắt nghĩa câu hỏi “Sống để làm gì?” nhằm tránh biến mình thành nạn nhân vô ý thức trong cơn lốc xoáy của lịch sử. Tuy nhiên, khác với các tác phẩm triết học, Thần thoại Sisyphus là một cuốn tiểu luận triết của một nhà văn thông thái và thông minh; do đó nó chứa những biện luận triết lý trong cái vỏ của những khám phá trực tâm, nhạy cảm, được viết dễ hiểu và đẹp. Trong cuốn sách chỉ hơn 100 trang, Camus trình bày các luận điểm của ông về một thứ triết học mà ông gọi là triết học phi lý (Tư duy phi lý, Con người phi lý, Sáng tạo phi lý); đồng thời xem xét sự áp dụng của triết học đó vào những ca cụ thể, ví dụ Don Juan. Nếu như ta kết luận rằng cả hành trình lẫn đích của hành trình sống - là cái chết - đều phi lý, thì có gì khác nhau nếu một người cư xử như Don Juan hay như Magnum? Don Juan điên rồ hay khôn ngoan tuyệt vời? Don Juan phù phiếm hay thông thái? Don Juan coi thường cuộc sống hay nhìn xuyên qua được tính phi lý (vô thường?) của cuộc sống? Với Camus, không nên tìm câu trả lời cho câu hỏi “Sống để làm gì?” ở mô hình tổng quan bởi vì điều đó đồng nghĩa với mặc định có sự hình thành có ý thức và có nghĩa của mô hình tổng quan - một mặc định lập tức biến câu hỏi về mục đích trở thành câu hỏi vòng tròn kiểu con gà và quả trứng. Camus xử lý câu hỏi bằng cách nhận rõ rằng mô hình chỉ là sự tồn tại - có thể hoàn toàn rời rạc - của các lát cắt ngang về thời gian mà ta cảm tưởng (ảo tưởng) là liên tục. Nói cách khác, cuộc sống là phép cộng khổng lồ của các thời điểm sống. Khi xem xét như thế, trong mỗi thời điểm, ta có thể khả dĩ trả lời câu hỏi “Sống để làm gì?”. Với Sisyphus, hãy xem xét thời điểm anh buông tay, đứng nhìn khối đá lăn xuống, hoàn toàn ý thức được việc mình phải đi xuống chân núi đẩy khối đá trở lại. Đấy là đỉnh cao của sự phi lý. Nhưng chính vì Sisyphus ý thức được điều đó, Sisyphus làm chủ, nên Sisyphus trở nên có nghĩa với anh, cuộc đời anh có nghĩa với anh, thuộc về anh - chứ không phải và không cần phải có nghĩa với một tổng thể vũ trụ hay một ai khác cao hơn. Công nhận sự thật - dù là sự thật về sự phi lý - chính là hành vi xóa bỏ sự phi lý. “Con người phi lý, khi suy tư về sự đau khổ của mình, làm im tiếng tất cả thần tượng. Bản thân sự vật lộn đã đủ để lấp đầy trái tim anh ta. Ta buộc phải hình dung rằng Sisyphus hạnh phúc.” - Camus viết. Phi lý hay không phi lý, ta phải hình dung rằng sống, về cơ bản, là hạnh phúc. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc của tủ sách Cánh Cửa Mở Rộng tác phẩm Thần thoại Sisyphus của nhà văn Albert Camus, qua bản dịch của dịch giả Trương Thị Hoàng Yến - Phong Sa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Albert Camus":Thần Thoại SisyphusDịch HạchKẻ Xa LạSa ĐọaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thần Thoại Sisyphus PDF của tác giả Albert Camus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Trung Đông - Ba Tư Và Hỏa Giáo (Nhiều Tác Giả)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Hợp Thần Thoại Trung Đông - Ba Tư Và Hỏa Giáo PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Trung Á (Nhiều Tác Giả)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Hợp Thần Thoại Trung Á PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Thái Lan - Campuchia (Nhiều Tác Giả)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Hợp Thần Thoại Thái Lan - Campuchia PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.