Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Quy Tắc Vàng Của Napoleon Hill (Napoleon Hill)

Như hàng triệu độc giả trên thế giới, có lẽ bạn cũng đã từng đọc qua những tác phẩm của Napoleon Hill và đã thu được những bài học bổ ích. Dù bạn là người tôn sùng những trang viết của ông hay đây là lần đầu tiên bạn đọc tác phẩm của Napoleon Hill, chắc chắn bạn sẽ luôn tìm thấy lợi ích thiết thực từ những trang sách ông viết về tiềm năng của con người chúng ta.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là tập hợp các bài viết trong những tạp chí đã được Hill xuất bản hơn 80 năm về trước. Hill’s Golden Rule Magazine (Tạp chí Những nguyên tắc vàng của Hill) cùng Hill’s Magazine (Tạp chí Hill) đã được xuất bản một vài năm trước khi cuốn sách đầu tiên của Hill xuất hiện. Những lời khuyên của Hill nằm trong một loạt các bài viết về tiềm năng của con người.

Những ngọn núi hẻo lánh của vùng Wise County, Virginia, nơi Hill được sinh ra vào năm 1883, đã không tạo nhiều cơ hội cho một cậu trai sinh trưởng trong nghèo khó. Mẹ của Hill mất năm ông lên 10, cha ông tái hôn vài năm sau đó. Nhưng mẹ kế của Hill - bà Martha - đã chở che và mang lại phúc lành cho cuộc đời cậu thiếu niên sớm chịu nhiều bất hạnh. Bà là một góa phụ trẻ sinh trưởng trong một gia đình có học thức, cha bà là bác sĩ; và bà cảm thấy yêu mến đứa con trai riêng hiếu động, tinh nghịch của chồng. Thành viên mới này của gia đình Hill đã trở thành nguồn động viên cho cả cuộc đời ông sau này. Về sau, Hill đã tin cậy người mẹ kế của mình không khác gì Abraham Lincoln - Tổng thống thứ 16 của Mỹ - đã tin cậy người mẹ kế của ông. Hill đã từng tuyên bố rằng: “Dù tôi có trở thành người như bây giờ hay như tôi từng khao khát, thì tôi vẫn luôn mang ơn người phụ nữ đáng kính này”. Năm lên 13 tuổi, với sự giúp đỡ của mẹ kế, Hill đã có bước đi đầu tiên trong sự nghiệp của mình khi trở thành một nhân viên đánh máy. Sau đó một loạt các bài báo của ông được đăng, sự kiện này đã thôi thúc ông theo đuổi nghề viết sách chuyên nghiệp.

Sau hai năm học trung học, Hill ghi danh vào một trường kinh doanh. Học xong, ông làm việc cho Ngài Rufus Ayres - Tổng chưởng lý(1) bang Virginia, cũng là thành viên của chính quyền liên bang và đã từng lọt vào danh sách ứng cử viên Thượng viện. Ngài Ayres là người giàu có và quyền lực, thích đầu tư vào ngành ngân hàng, khai thác gỗ, khai thác than. Nhưng rồi Hill đột nhiên chuyển hướng sang ngành Luật, ông thuyết phục em trai là Vivian cùng ông nộp đơn vào trường Luật Georgetown và viết sách để trả tiền học phí cho hai anh em. Vivian đã theo đuổi và tốt nghiệp trường Luật Georgetown trong khi Napoleon lại bỏ đi theo hướng khác. Ông tìm được một công việc ở tạp chí Bob Taylor thuộc quyền sở hữu của Robert Taylor - Thượng nghị sĩ của tiểu bang Tennessee khi đó. Ở đây Hill được giao nhiệm vụ viết về những câu chuyện thành công, trong đó có câu chuyện về sự phát triển của thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, được biết đến như là một thành phố cảng nổi tiếng. Khi Hill được cử đến gặp Andrew Carnegie(2) ở căn biệt thự 45 phòng của ông, cuộc phỏng vấn nhẽ ra chỉ tiến hành trong thời gian ngắn đã kéo dài tới 3 ngày. Cuộc phỏng vấn của Hill với Carnegie nói về sự thành công và việc phát triển những triết lý về thành công, những điều mà về sau Hill đã truyền lại cho hàng triệu độc giả qua các cuốn sách của mình. Cuộc sống của Hill từ đó thay đổi mạnh mẽ, và chuyến phiêu lưu của cuộc đời ông gắn liền với cuộc phỏng vấn những người thành công. Những cuộc trò chuyện đó giúp ông hiểu được nguyên nhân tại sao một vài người đạt được thành công trong khi những người khác lại không.

Qua sự giới thiệu của Carnegie, Hill đã được gặp gỡ Henry Ford, Thomas Edison, George Eastman, John D. Rockefeller và những nhân vật nổi tiếng khác của thời đại. Trước khi Hill viết cuốn sách đầu tiên, cuộc hành trình trải nghiệm và thu thập kiến thức của Hill về những nguyên tắc dẫn đến thành công đã kéo dài suốt 20 năm với hơn 500 lần phỏng vấn. Tìm mua: Những Quy Tắc Vàng Của Napoleon Hill TiKi Lazada Shopee

Hill sống đến năm 87 tuổi, và suốt cuộc đời ông đã phát triển những triết lý về các nguyên tắc đạt được thành công mà giá trị thực tiễn của chúng đến nay vẫn được đánh giá cao. Tác phẩm đầu tiên của Hill thực ra là tập hợp 8 băng ghi âm mà ông đặt tên là The Law of success (Quy luật của sự thành công), xuất bản vào năm 1928. Ông nhận được nhuận bút từ 2.000 đến 3.000 đô-la một tháng, đó là một khoản tiền khổng lồ vào lúc ấy và Hill đã mua một chiếc Rolls-Royce để đi thăm lại con sông Guest River ở vùng núi Wise County, Virgina - miền đất gắn bó với tuổi thơ ông.

Hill đã viết một tập sách nhỏ có tên The Magic Ladder to Success (Những nấc thang kỳ diệu dẫn đến thành công), và khi cuốn sách này được xuất bản dưới dạng tóm gọn của cuốn The Law of Success, nó còn được bổ sung thêm một chương Forty Unique Ideas (Bốn mươi sáng kiến độc đáo) bàn về việc làm thế nào để kiếm tiền. Trong số những sáng kiến đó của Hill thì có sáng kiến về trạm đổ xăng tự động để những tay lái mô-tô có thể tự đổ xăng cho xe của mình bất kể ngày hay đêm; hoặc những ổ khóa không có chìa để chống trộm; nước giải khát làm từ rau củ tươi không dùng chất bảo quản. Hãy nhớ rằng, lúc này chỉ đang là năm 1930, và những sáng kiến này đã cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Hill.

Một bằng chứng khác về năng lực trác tuyệt của Hill được thể hiện ở một thực tế rằng rất nhiều những cuốn sách dạy kỹ năng sống được xuất bản ngày nay đều là sự kế thừa và tiếp nối những gì mà Hill đã chiêm nghiệm và đúc rút từ hơn 80 năm về trước.

Ngày nay, có một số cuốn sách viết về quy luật thu hút sự thành công, như thể đó là những nguyên tắc mới được phát hiện. Thực ra, Hill đã viết về những nguyên tắc được gọi là “mới” này trên tạp chí Hill’s Golden Rule Magazine từ tháng 3 năm 1919, nay được tập hợp lại làm Bài học thứ 4 trong sách: Quy luật tương tác.

Ngày càng có nhiều những cuốn sách lấy tư liệu tham khảo từ các tác phẩm của Hill. Những luận điểm của Hill thường xuyên được các tác giả khác trích dẫn - nguyên văn hoặc có khi bị thay đổi đôi chút.

Năm 1937, Hill viết cuốn sách nổi tiếng nhất của ông Think and Grow Rich(3). Cuốn sách được tái bản ba lần trong năm đó với giá 2,5 đô-la một cuốn (lúc này đang là thời kỳ Đại khủng hoảng(4)), mà không cần phải quảng cáo rầm rộ như ngày nay. Cho đến nay, cuốn sách này đã bán được hơn 60 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn duy trì mức bán ra với con số khoảng 1 triệu bản mỗi năm. Ngày nay, một cuốn sách được xem là bán chạy nhất chỉ ở khoảng 100 ngàn bản. Tất cả các cuốn sách của Hill đều bán được hơn số này, và hầu hết chúng đều vượt quá con số một triệu bản. Các nhà xuất bản ước lượng rằng những cuốn sách được xem là được ưa chuộng ngày nay có tuổi thọ từ một đến hai năm. Trong khi đó, cuốn sách The Law of Success của Hill đã được xuất bản liên tục kể từ năm 1928, cuốn Think and Grow Rich là từ năm 1937, cuốn Master Key to Riches từ năm 1945, cuốn Success Through a Positive Mental Attitude(5) từ năm 1960, cuốn Grow Rich with Peace of Mind từ năm 1967 và cuốn You Can Work Your Own Miracles là từ năm 1971. Nói cách khác, những cuốn sách của Hill ngày càng được bán ra với số lượng lớn, vượt gấp nhiều lần so với lần đầu tiên xuất bản.- Don M. Green

Giám đốc điều hành Quỹ Napoleon Hill

***

Để tiếp cận những lợi ích có sẵn từ một tác phẩm, đầu tiên bạn phải chuẩn bị cho mình khả năng tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả. Chúng tôi đề xuất với bạn 2 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Hãy học cách Nhận biết (Recognize), Liên hệ (Re- late), Thấu hiểu (Assimilate) và Áp dụng (Apply) những nguyên tắc, kỹ thuật và phương pháp từ những điều mà bạn thấy, nghe, đọc hoặc trải nghiệm mà có thể nhờ chúng, bạn sẽ đạt được những mục tiêu của mình. Chúng được gọi là Cách thức R2A2.

R2 được viết tắt từ Nhận biết (Recognize), Liên hệ (Relate) và A2 được viết tắt của Thấu hiểu (Assimilate) và Áp dụng (Apply).

Nguyên tắc 2: Hãy điều khiển suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và tự hoạch định số phận của chính bạn bằng cách thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu quan trọng.

Trong quá trình áp dụng cách thức này, hãy luôn giữ những mục tiêu trong tâm trí bạn và sẵn sàng để tiếp nhận những thông tin hữu ích.

Khi bạn đọc, hãy tập trung vào những nội dung có liên quan đến mục tiêu của bạn. Hãy đọc như thể tác giả viết riêng cho bạn. Hãy gạch dưới những câu văn hoặc đoạn văn mà bạn cảm thấy quan trọng đối với mình.

Viết ngay ngoài lề cuốn sách khi bạn gặp những ý tưởng làm bạn hứng khởi, hay những ý kiến phù hợp với lợi ích của bạn.

Khi bạn đọc và áp dụng cách thức R2A2, hãy nhớ rằng phần thứ hai (phần A2 - Thấu hiểu và Áp dụng) là phần quan trọng nhất. Có rất nhiều người đã lướt nhanh qua phần này và có khuynh hướng né tránh nó. Đây cũng chính là những người luôn viện cớ hoặc đổ lỗi cho người khác về sự thất bại của họ. Nếu như bạn không hành động thì cuốn sách này sẽ không mang lại tác dụng xứng với số tiền bạn đã bỏ ra mua nó.

- Quỹ Napoleon HillDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Napoleon Hill":Tư Duy Tích Cực Tạo Thành CôngCách Nghĩ Để Thành CôngChiến Thắng Con Quỷ Trong BạnThink And Grow Rich - 16 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu, Làm GiàuCách Làm Việc Kỳ Diệu Cho Riêng BạnLàm Giàu Với Sự Bình An Tâm TríBí Quyết Làm Giàu Của Napoleon HillKế Hoạch Làm Giàu 365 NgàyNhững Quy Tắc Vàng Của Napoleon HillLuật Thành Công - Tập 1Luật Thành Công - Tập 2Suy Nghĩ Và Làm Giàu

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Quy Tắc Vàng Của Napoleon Hill PDF của tác giả Napoleon Hill nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

14 Nguyên Tắc Thành Công (Brian Tracy)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 14 Nguyên Tắc Thành Công PDF của tác giả Brian Tracy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyển Họa Thành Phúc (Nguyễn Minh Tiến)
Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”. Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm, do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ quyết tâm “tránh ác làm thiện”, và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc. Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in vào phần phụ lục của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất. Đại sư Ấn Quang đã có nhiều hàm ý rất sâu xa khi chọn lưu hành hai bản văn khuyến thiện này, và hiệu quả lợi lạc của việc này đối với người đọc đã được chứng minh một cách rõ ràng qua thời gian. Về bản văn thứ nhất, tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết ra như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang thành an vui hạnh phúc. Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm, không loại trừ bất cứ ai. Đó là một tin vui rất lớn cho tất cả chúng ta trong cuộc sống đầy khó khăn bất trắc này: Ta có thể tự quyết định số phận của mình thay vì chỉ biết cầu xin hay an phận. Tính chất chủ động này chắc chắn sẽ tạo ra một đời sống lạc quan, tích cực hơn. Và chính sự lạc quan, tích cực đó tự nó đã là một phẩm chất vô cùng quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc, an vui. Vì thế, tuy đã hơn bốn thế kỷ trôi qua, những lời khuyên dạy của Viên Liễu Phàm vẫn còn nguyên giá trị, bởi những tiêu chí thiện ác mà ông đưa ra có vẻ như đã, đang và sẽ còn tiếp tục chứng tỏ tính đúng đắn trong cuộc đời này. Tìm mua: Chuyển Họa Thành Phúc TiKi Lazada Shopee Bản Hán văn mà chúng tôi sử dụng là bản được khắc kèm như một phần phụ đính trong sách An Sĩ toàn thư, do chính đại sư Ấn Quang đưa vào trong bản khắc in năm 1918, nghĩa là bản in theo Hán cổ, có lẽ được giữ nguyên vẹn như khi tiên sinh Viên Liễu Phàm viết ra từ đầu thế kỷ 17. Hiện nay còn có một bản khác gọi là Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên (了凡四訓白話篇), là bản văn do tiên sinh Hoàng Trí Hải diễn thuật lại theo lối văn bạch thoại. Vì muốn theo sát ý tứ người xưa nên chúng tôi đã chọn bản văn Hán cổ. Hiện đã có 3 bản Việt dịch của sách này. Bản thứ nhất của dịch giả Tuệ Châu Bùi Dư Long, xuất bản năm 2011, có ghi là “tham khảo thêm từ bản in của Ấn Quang Đại Sư”. Như đã nói, Đại sư Ấn Quang chọn in bản Hán cổ, nên sự ghi chú này cho thấy dịch giả đã chọn dịch từ bản văn bạch thoại và tham khảo thêm bản Hán cổ. Bản Việt dịch thứ hai của Ban phiên dịch Vạn Phật Thánh Thành, không biết xuất bản từ năm nào, nhưng bản lưu hành trên trang chủ Dharmasite.net (website chính thức của Vạn Phật Thánh Thành) có ghi rõ nguồn là dịch từ bản Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên. Bản Việt dịch thứ ba của Trần Tuấn Mẫn, được xuất bản năm 2013, không thấy ghi là dịch từ bản văn nào, nhưng căn cứ nội dung thì theo rất sát với bản văn bạch thoại của Hoàng Trí Hải. Như vậy, cả 3 bản Việt dịch hiện có đều dựa theo bản văn bạch thoại là chính. Bản bạch thoại có ưu điểm là dễ đọc dễ hiểu đối với người thời nay, nhưng lại có nhược điểm là thỉnh thoảng không tránh khỏi những chỗ được diễn dịch chủ quan theo ý người chuyển văn, từ đó làm sai lệch đi phần nào ý tứ trong nguyên tác. Lấy ví dụ, trong cổ bản khi nói về đức khiêm tốn và việc làm thiện tích đức có chỗ chép như sau: “須念念謙虛,塵塵方便” (tu niệm niệm khiêm hư, trần trần phương tiện...) Bản bạch thoại của Hoàng Trí Hải diễn ý 9 chữ này thành ra: “必須在每一個念頭上,都要謙虛;即使碰到像灰塵一樣極小的事 情,也要使旁人方便” (tất tu tại mỗi nhất cá niệm đầu thượng, đô yếu khiêm hư, tức sử bánh đáo tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu đích sự tình, dã yếu sử bàng nhân phương tiện...) Căn cứ vào sự diễn ý của bản văn bạch thoại, bản Việt dịch của Vạn Phật Thánh Thành dịch là: “ý nghĩ nào cũng phải khiêm tốn, việc làm nào cũng tạo phương tiện cho người khác, dù là chuyện nhỏ như hạt bụi, cũng hết lòng mà cống hiến...” Bản của Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch là: “thường tự nhắc nhở lấy mình cần phải khiêm hư nhún nhường dù có chuyện thật nhỏ nhặt, đối với mọi người cũng phải để ý cư xử nhũn nhặn...” Và bản của Trần Tuấn Mẫn dịch là: “trong mỗi ý nghĩ đều phải giữ khiêm tốn; dù có gặp phải những việc thật nhỏ như tro bụi cũng muốn làm cho người khác được thuận lợi...” Điểm chung của cả ba bản dịch trên là đều hiểu 2 chữ “trần trần” (塵塵) theo bản bạch thoại, là “像灰塵一樣極小” (tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu), và do đó đều dịch là “nhỏ như hạt bụi”, “thật nhỏ nhặt”, “nhỏ như tro bụi”... Nhưng thật ra trong văn cổ dùng 2 chữ “trần trần” (塵塵) ở đây không hề có nghĩa là “hạt bụi nhỏ”, mà hàm ý là số lượng rất nhiều, hay nói theo cách thường gặp hơn là vô số, vô lượng... Do đó, câu trên phải được hiểu là: “luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường, vận dụng khéo léo vô số phương tiện...” Cách hiểu này không phải do chủ quan suy đoán, mà vốn đã gặp trong nhiều văn bản cổ. Như trong bài Mộng trai minh (夢齋銘) của Tô Thức đời Tống có câu: “夢覺之間,塵塵相授” (Mộng giác chi gian, trần trần tương thụ - Trong thời gian một giấc mộng, có vô số điều qua lại). Lại trong Sơn cư bát vịnh (山居八詠) của Thường Đạt đời Đường có câu “塵塵祖彿師” (trần trần Tổ Phật Sư - vô số các vị Thầy Tổ, chư Phật...) Cho đến đời nhà Thanh, Cung Tự Trân cũng có câu: “歷刼如何報彿恩?塵塵文字以為門.” (Lịch kiếp như hà báo Phật ân? Trần trần văn tự dĩ vi môn. - Trải qua nhiều kiếp biết làm sao báo đáp ơn Phật? Vô số văn chương chữ viết là chỗ để vào đạo.) Qua đó có thể thấy cách diễn giải hai chữ “trần trần” trong bản bạch thoại là không đúng ý nguyên tác, và các bản Việt dịch dựa theo đó nên cũng sai lệch theo. Khi thực hiện bản Việt dịch và chú giải này, chúng tôi hoàn toàn căn cứ theo cổ bản và có sự tham khảo, đối chiếu rất nghiêm túc để làm sáng rõ những ý nghĩa được chuyển tải trong sách. Mong rằng trong vườn hoa lại có thêm hoa, càng thêm nhiều hương sắc, mang đến cho độc giả một phương tiện khác nữa để học hỏi tinh hoa người xưa. Về bản văn thứ hai, chúng tôi chưa thấy có bản Việt dịch chính thức nào, nhưng có tìm thấy một bộ phim được xây dựng dựa theo nội dung của bản văn này, do Pháp sư Tịnh Không chủ trì thực hiện. Đây là một câu chuyện hết sức ly kỳ, kể lại cuộc hội ngộ bất ngờ giữa một nho sinh bất đắc chí với thần Bếp (Táo quân), và cuộc đối thoại giữa hai bên đã cho chúng ta thấy được nhiều nguyên tắc quan trọng trong việc phân biệt thế nào là thiện và ác, tốt và xấu, do đó cũng là nguyên nhân sẽ dẫn đến tai họa hay phúc lành. Bằng việc suy xét và vận dụng những điều được chỉ ra trong mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa đêm giao thừa, người hàn sĩ Du Đô đã tự đổi tên hiệu mình từ Lương Thần sang thành Tịnh Ý, với tâm nguyện nhấn mạnh vào sự nỗ lực để làm thanh tịnh tâm ý của chính mình. Và sự thành công của Du Tịnh Ý trong việc chuyển đổi số mạng cũng cho chúng ta thêm một tấm gương điển hình về việc chuyển họa thành phúc. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đã chọn đưa câu chuyện của ông vào sách này. Qua việc giới thiệu hai câu chuyện có thật về những nhân vật đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ, chúng tôi hy vọng người đọc sẽ có thể tiếp nhận được những hàm ý tốt đẹp của người xưa trong việc ghi chép và lưu hành rộng rãi những câu chuyện này, từ đó sẽ rút ra được cho chính bản thân mình những bài học quý giá trong việc tu thân hướng thiện. Mặc dù mong muốn là như vậy, nhưng với những hạn chế nhất định về năng lực và trình độ của người soạn dịch, e rằng cũng không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy từ quý độc giả gần xa, để chúng tôi có thể cung kính lắng nghe và sửa chữa hoàn thiện trong những lần tái bản. Trân trọng,Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyển Họa Thành Phúc PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyển Họa Thành Phúc (Nguyễn Minh Tiến)
Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”. Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm, do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ quyết tâm “tránh ác làm thiện”, và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc. Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in vào phần phụ lục của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất. Đại sư Ấn Quang đã có nhiều hàm ý rất sâu xa khi chọn lưu hành hai bản văn khuyến thiện này, và hiệu quả lợi lạc của việc này đối với người đọc đã được chứng minh một cách rõ ràng qua thời gian. Về bản văn thứ nhất, tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết ra như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang thành an vui hạnh phúc. Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm, không loại trừ bất cứ ai. Đó là một tin vui rất lớn cho tất cả chúng ta trong cuộc sống đầy khó khăn bất trắc này: Ta có thể tự quyết định số phận của mình thay vì chỉ biết cầu xin hay an phận. Tính chất chủ động này chắc chắn sẽ tạo ra một đời sống lạc quan, tích cực hơn. Và chính sự lạc quan, tích cực đó tự nó đã là một phẩm chất vô cùng quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc, an vui. Vì thế, tuy đã hơn bốn thế kỷ trôi qua, những lời khuyên dạy của Viên Liễu Phàm vẫn còn nguyên giá trị, bởi những tiêu chí thiện ác mà ông đưa ra có vẻ như đã, đang và sẽ còn tiếp tục chứng tỏ tính đúng đắn trong cuộc đời này. Tìm mua: Chuyển Họa Thành Phúc TiKi Lazada Shopee Bản Hán văn mà chúng tôi sử dụng là bản được khắc kèm như một phần phụ đính trong sách An Sĩ toàn thư, do chính đại sư Ấn Quang đưa vào trong bản khắc in năm 1918, nghĩa là bản in theo Hán cổ, có lẽ được giữ nguyên vẹn như khi tiên sinh Viên Liễu Phàm viết ra từ đầu thế kỷ 17. Hiện nay còn có một bản khác gọi là Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên (了凡四訓白話篇), là bản văn do tiên sinh Hoàng Trí Hải diễn thuật lại theo lối văn bạch thoại. Vì muốn theo sát ý tứ người xưa nên chúng tôi đã chọn bản văn Hán cổ. Hiện đã có 3 bản Việt dịch của sách này. Bản thứ nhất của dịch giả Tuệ Châu Bùi Dư Long, xuất bản năm 2011, có ghi là “tham khảo thêm từ bản in của Ấn Quang Đại Sư”. Như đã nói, Đại sư Ấn Quang chọn in bản Hán cổ, nên sự ghi chú này cho thấy dịch giả đã chọn dịch từ bản văn bạch thoại và tham khảo thêm bản Hán cổ. Bản Việt dịch thứ hai của Ban phiên dịch Vạn Phật Thánh Thành, không biết xuất bản từ năm nào, nhưng bản lưu hành trên trang chủ Dharmasite.net (website chính thức của Vạn Phật Thánh Thành) có ghi rõ nguồn là dịch từ bản Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên. Bản Việt dịch thứ ba của Trần Tuấn Mẫn, được xuất bản năm 2013, không thấy ghi là dịch từ bản văn nào, nhưng căn cứ nội dung thì theo rất sát với bản văn bạch thoại của Hoàng Trí Hải. Như vậy, cả 3 bản Việt dịch hiện có đều dựa theo bản văn bạch thoại là chính. Bản bạch thoại có ưu điểm là dễ đọc dễ hiểu đối với người thời nay, nhưng lại có nhược điểm là thỉnh thoảng không tránh khỏi những chỗ được diễn dịch chủ quan theo ý người chuyển văn, từ đó làm sai lệch đi phần nào ý tứ trong nguyên tác. Lấy ví dụ, trong cổ bản khi nói về đức khiêm tốn và việc làm thiện tích đức có chỗ chép như sau: “須念念謙虛,塵塵方便” (tu niệm niệm khiêm hư, trần trần phương tiện...) Bản bạch thoại của Hoàng Trí Hải diễn ý 9 chữ này thành ra: “必須在每一個念頭上,都要謙虛;即使碰到像灰塵一樣極小的事 情,也要使旁人方便” (tất tu tại mỗi nhất cá niệm đầu thượng, đô yếu khiêm hư, tức sử bánh đáo tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu đích sự tình, dã yếu sử bàng nhân phương tiện...) Căn cứ vào sự diễn ý của bản văn bạch thoại, bản Việt dịch của Vạn Phật Thánh Thành dịch là: “ý nghĩ nào cũng phải khiêm tốn, việc làm nào cũng tạo phương tiện cho người khác, dù là chuyện nhỏ như hạt bụi, cũng hết lòng mà cống hiến...” Bản của Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch là: “thường tự nhắc nhở lấy mình cần phải khiêm hư nhún nhường dù có chuyện thật nhỏ nhặt, đối với mọi người cũng phải để ý cư xử nhũn nhặn...” Và bản của Trần Tuấn Mẫn dịch là: “trong mỗi ý nghĩ đều phải giữ khiêm tốn; dù có gặp phải những việc thật nhỏ như tro bụi cũng muốn làm cho người khác được thuận lợi...” Điểm chung của cả ba bản dịch trên là đều hiểu 2 chữ “trần trần” (塵塵) theo bản bạch thoại, là “像灰塵一樣極小” (tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu), và do đó đều dịch là “nhỏ như hạt bụi”, “thật nhỏ nhặt”, “nhỏ như tro bụi”... Nhưng thật ra trong văn cổ dùng 2 chữ “trần trần” (塵塵) ở đây không hề có nghĩa là “hạt bụi nhỏ”, mà hàm ý là số lượng rất nhiều, hay nói theo cách thường gặp hơn là vô số, vô lượng... Do đó, câu trên phải được hiểu là: “luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường, vận dụng khéo léo vô số phương tiện...” Cách hiểu này không phải do chủ quan suy đoán, mà vốn đã gặp trong nhiều văn bản cổ. Như trong bài Mộng trai minh (夢齋銘) của Tô Thức đời Tống có câu: “夢覺之間,塵塵相授” (Mộng giác chi gian, trần trần tương thụ - Trong thời gian một giấc mộng, có vô số điều qua lại). Lại trong Sơn cư bát vịnh (山居八詠) của Thường Đạt đời Đường có câu “塵塵祖彿師” (trần trần Tổ Phật Sư - vô số các vị Thầy Tổ, chư Phật...) Cho đến đời nhà Thanh, Cung Tự Trân cũng có câu: “歷刼如何報彿恩?塵塵文字以為門.” (Lịch kiếp như hà báo Phật ân? Trần trần văn tự dĩ vi môn. - Trải qua nhiều kiếp biết làm sao báo đáp ơn Phật? Vô số văn chương chữ viết là chỗ để vào đạo.) Qua đó có thể thấy cách diễn giải hai chữ “trần trần” trong bản bạch thoại là không đúng ý nguyên tác, và các bản Việt dịch dựa theo đó nên cũng sai lệch theo. Khi thực hiện bản Việt dịch và chú giải này, chúng tôi hoàn toàn căn cứ theo cổ bản và có sự tham khảo, đối chiếu rất nghiêm túc để làm sáng rõ những ý nghĩa được chuyển tải trong sách. Mong rằng trong vườn hoa lại có thêm hoa, càng thêm nhiều hương sắc, mang đến cho độc giả một phương tiện khác nữa để học hỏi tinh hoa người xưa. Về bản văn thứ hai, chúng tôi chưa thấy có bản Việt dịch chính thức nào, nhưng có tìm thấy một bộ phim được xây dựng dựa theo nội dung của bản văn này, do Pháp sư Tịnh Không chủ trì thực hiện. Đây là một câu chuyện hết sức ly kỳ, kể lại cuộc hội ngộ bất ngờ giữa một nho sinh bất đắc chí với thần Bếp (Táo quân), và cuộc đối thoại giữa hai bên đã cho chúng ta thấy được nhiều nguyên tắc quan trọng trong việc phân biệt thế nào là thiện và ác, tốt và xấu, do đó cũng là nguyên nhân sẽ dẫn đến tai họa hay phúc lành. Bằng việc suy xét và vận dụng những điều được chỉ ra trong mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa đêm giao thừa, người hàn sĩ Du Đô đã tự đổi tên hiệu mình từ Lương Thần sang thành Tịnh Ý, với tâm nguyện nhấn mạnh vào sự nỗ lực để làm thanh tịnh tâm ý của chính mình. Và sự thành công của Du Tịnh Ý trong việc chuyển đổi số mạng cũng cho chúng ta thêm một tấm gương điển hình về việc chuyển họa thành phúc. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đã chọn đưa câu chuyện của ông vào sách này. Qua việc giới thiệu hai câu chuyện có thật về những nhân vật đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ, chúng tôi hy vọng người đọc sẽ có thể tiếp nhận được những hàm ý tốt đẹp của người xưa trong việc ghi chép và lưu hành rộng rãi những câu chuyện này, từ đó sẽ rút ra được cho chính bản thân mình những bài học quý giá trong việc tu thân hướng thiện. Mặc dù mong muốn là như vậy, nhưng với những hạn chế nhất định về năng lực và trình độ của người soạn dịch, e rằng cũng không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy từ quý độc giả gần xa, để chúng tôi có thể cung kính lắng nghe và sửa chữa hoàn thiện trong những lần tái bản. Trân trọng,Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyển Họa Thành Phúc PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bảng Chỉ Đường (Siddhartha Gotama)
Siddhartha Gotama ( hoặc gautama) thường được biết đến với tên gọi: Đức Phật. Buddha (Phật) nghĩa là sự sáng suốt, là một trong mười danh hiệu. Một danh hiệu khác thường được biết đến là Như Lai, Siddhartha Gotama sinh ra cách đây khoảng gần 3000 năm, gần biên giới giữa Ấn Độ và Nepal bây giờ, thuộc dòng dõi Sakya ( thích ca) nên đôi khi được gọi là Phật thích ca Lời nói tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là Như Lai,Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Tìm mua: Bảng Chỉ Đường TiKi Lazada Shopee Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Sau khi chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn, đầy đủ, trong sạch. Tốt lành thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bảng Chỉ Đường PDF của tác giả Siddhartha Gotama nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.