Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cha Mẹ Độc Hại - Vượt Qua Di Chứng Tổn Thương Và Giành Lại Cuộc Đời Bạn (Susan Forward)

Có bao giờ trong mỗi chúng ta đã từng có suy nghĩ rằng: “Tôi xin chôn ảo tưởng của mình về một gia đình tốt đẹp. Tôi xin chôn những hi vọng và kì vọng của mình về cha mẹ tôi. Tôi xin chôn ảo tưởng của mình có thể làm được điều gì đó để thay đổi cha mẹ. Tôi biết mình sẽ không bao giờ trở thành người như cha mẹ hằng mong muốn, và tôi khóc than cho nỗi mất mát ấy. Nhưng tôi chấp nhận nó. Những ảo tưởng đó có thể an nghỉ được rồi”. Tôi nghĩ ít nhiều trong chúng ta ai cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy, rằng mình chưa làm vừa ý cha mẹ.

Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ có nói rằng bạn tồi tệ hay vô tích sự không? Cha mẹ có thường xuyên sử dụng sự đau đớn về thể xác để kỷ luật bạn không? Bạn có thường xuyên sợ hãi cha mẹ của bạn không? Còn bây giờ, khi bạn đã trưởng thành, có phải cha mẹ vẫn đối xử với bạn như một đứa trẻ hay bạn có cảm thấy rằng dù mình làm gì đi chăng nữa, sẽ không bao giờ là đủ với cha mẹ? Tất cả những câu hỏi đang vang lên trong đầu bạn sẽ có lời giải đáp trong cuốn sách Cha mẹ độc hại - Vượt qua di chứng tổn thương và giành lại cuộc đời bạn. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Susan Forward đã chỉ ra được tiếng nói thực tế của những đứa trẻ trưởng thành có cha mẹ độc hại, từ đó giúp bạn thoát khỏi những bực bội trong mối quan hệ với cha mẹ, và khám phá ra một thế giới mới về sự tự tin, sức mạnh, khả năng tiềm ẩn của chính bản thân bạn. Trả lại bạn một cuộc đời đẹp tươi, ý nghĩa đáng ra bạn đã nên có từ rất lâu.

Cuốn sách gồm 2 phần chính:

Phần 1: Cha mẹ độc hại thường bạo hành về tinh thần (lời nói), thể xác (đánh đập), hoặc xâm hại tình dục.

Phần 2: Tác giả gợi mở từng cách giải quyết cho mỗi một vấn đề. Giúp đối tượng bị tổn thương có thể thoát khỏi bóng đen và những nỗi đau quá khứ để sống một cuộc sống vui vẻ phía trước.*** Tìm mua: Cha Mẹ Độc Hại - Vượt Qua Di Chứng Tổn Thương Và Giành Lại Cuộc Đời Bạn TiKi Lazada Shopee

Ừ thì, đúng là bố tôi đã từng đánh tôi, nhưng ông ấy chỉ làm vậy để đưa tôi vào khuôn phép. Tôi không nghĩ nó có liên quan đến thất bại hôn nhân của mình.

-Gordon

Gordon, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình 38 tuổi thành công, đến gặp tôi sau khi người vợ cùng anh chung sống sáu năm bỏ đi. Anh đã níu kéo trong tuyệt vọng, xong vợ anh nói rằng cô sẽ không trở về nhà cho đến khi anh tìm được cách kiểm soát tâm trạng thất thường của mình. Cô hoảng sợ trước những cơn giận bất thình lình và khổ sở bởi những lời mắng nhiếc của anh. Gordon biết mình nóng tính và thường hay cằn nhằn, nhưng anh vẫn sốc khi vợ bỏ đi. Tôi đã gợi ý để Gordon nói về bản thân và định hướng anh bằng một số câu hỏi. Khi tôi hỏi về cha mẹ, Gordon mỉm cười và vẽ ra một bức tranh tươi sáng, đặc biệt là về cha của mình, một bác sĩ chuyên khoa tim mạch nổi tiếng miền trung tây:

Nếu không phải vì ông ấy, tôi sẽ không thể trở thành bác sĩ. Ông ấy là người tuyệt vời nhất. Tất cả bệnh nhân đều coi ông ấy như thần y tái thế.

Tôi hỏi anh về mối quan hệ với cha trong hiện tại. Anh cười gượng và nói:

Quan hệ rất tốt…cho đến khi tôi nói với ông tôi đang suy nghĩ về việc tham gia nghiên cứu holistic medicine (quan niệm y học cho rằng cơ thể là một khối thống nhất). Hẳn cô nghĩ tôi muốn làm một kẻ giết người hàng loạt. Tôi nói chuyện đó với ông cách đây ba tháng, và bây giờ mỗi lần nói chuyện ông lại khoa trương lên rằng ông không cho tôi đi học y để trở thành người chữa bệnh bằng niềm tin. Mọi chuyện trở nên tồi tệ vào ngày hôm qua. Ông vô cùng giận dữ và nói tôi không còn là người trong nhà nữa. Có lẽ holistic medicine không phải là một ý hay.

Khi Gordon miêu tả cha mình, một người rõ ràng không tuyệt vời như những gì anh muốn tôi nghĩ, tôi để ý thấy anh bắt đầu siết chặt tay rồi lại bỏ ra với vẻ bồn chồn. Khi nhận thấy việc mình đang làm, anh kìm lại bằng cách đan các ngón tay vào nhau để trên bàn giống như các giáo sư thường làm. Có lẽ đó là một cử chỉ mà anh học được từ cha mình.

Tôi hỏi Gordon xem liệu cha anh có phải lúc nào cũng tàn nhẫn như vậy không.

Không, không hề. Ý tôi là ông ấy thường rầy la tôi nhiều, thỉnh thoảng còn đánh đòn tôi nữa, giống như bao đứa trẻ khác. Nhưng tôi không cho đó là tàn nhẫn.

Có điều gì đó trong cách anh nói từ “đánh đòn”, một vài cảm xúc tinh tế thay đổi trong giọng nói của anh khiến tôi chú ý. Tôi đã hỏi sâu hơn. Hóa ra, người cha thường “đánh đòn” anh hai hoặc ba lần một tuần bằng dây thắt lưng. Không cần nhiều lý do để khiến Gordon phải chịu những trận đòn roi: một câu nói khiêu khích, một phiếu báo điểm thấp, hoặc quên không làm công việc nhà nào đó, tất cả đều đủ lớn để trở thành “trọng tội”. Cha của Gordon cũng không đánh đòn vào những vị trí cụ thể; Gordon nhớ lại những lúc bị đánh vào lưng, chân, cánh tay, bàn tay và mông. Tôi hỏi Gordon mức độ tổn thương về mặt vật lý của những trận đòn roi đó.

Gordon: Tôi không bị chảy máu hay gì cả. Ý tôi là, mọi thứ đều ổn. Ông ấy chỉ muốn tôi vào khuôn phép

Susan: Nhưng anh đã rất sợ ông ấy, phải vậy không?

Gordon: Tôi sợ phát khiếp, nhưng chẳng phải đó là đó là cảm giác thông thường đối với cha mẹ hay sao?

Susan: Gordon, đó có phả là cách anh muốn con mình cảm nhận về mình không?

Gordon lảng tránh ánh mắt của tôi. Điều này khiến anh cực kỳ khó chịu. Tôi kéo ghế lại gần và nhẹ nhàng tiếp tục:

Vợ anh là bác sĩ nhi khoa. Nếu cô ấy nhìn thấy một đứa trẻ tại phòng khám của mình mang những dấu vết trên người giống như những dấu vết anh có từ những trận đòn của cha, có phải cô ấy được luật pháp yêu cầu phải báo cho chính quyền không?

Gordon không cần phải trả lời. Đôi mắt anh ngấn nước trước hiện thực. Anh thì thầm:

Tôi cảm thấy khó chịu quá.

Hàng rào phòng thủ của Gordon đổ gục. Mặc dù đang phải chịu đựng nỗi đau cảm xúc cực kỳ lớn, lần đầu tiên trong đời Gordon hé lộ nguồn cơn cốt yếu dai dẳng đằng sau nỗi giận dữ của mình. Anh mang trong mình một ngọn núi lửa phẫn nộ đối với cha từ khi còn nhỏ, và bất cứ khi nào áp lực trở nên quá lớn, anh sẽ phun trào vào bất cứ ai thuận tiện cho việc đó, mà thường là vợ anh. Tôi biết điều chúng tôi cần phải làm: nhận thức và chữa lành cậu bé bị tổn thương trong anh.

Trở về nhà tối hôm đó, tôi không ngừng nghĩ đến Gordon. Tôi nhớ đến đôi mắt ngấn nước khi anh nhận ra mình đã bị ngược đãi. Tôi nghĩ đến hàng ngàn người trưởng thành, cả nam và nữ, mà tôi đã làm việc cùng, những người có cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng - thậm chí là bị điều khiển - bởi những khuôn mẫu trong thời kỳ thơ ấu do các bậc cha mẹ bị tổn thương cảm xúc gây nên. Tôi nhận ra rằng có đến hàng triệu người không hề biết tại sao cuộc sống của họ không như ý muốn, và tôi có thể giúp họ. Đó là lúc tôi quyết định viết cuốn sách này.

Vì sao cần nhìn lại?

Câu chuyện của Gordon không hề hiếm gặp. Tôi đã tiếp hàng ngàn bệnh nhân trong suốt 18 năm với tư cách bác sĩ trị liệu, cả riêng tư lẫn theo nhóm trong bệnh viện, và đa số đều phải chịu đựng cảm giác tổn thương lòng tự trọng vì cha mẹ thường xuyên đánh đập, mắng mỏ, “đùa cợt” về sự ngu ngốc hay xấu xí của họ, làm họ ngợp trong lỗi lầm của bản thân hay lạm dụng tình dục, ép họ nhận quá nhiều trách nhiệm hay bảo vệ họ quá mức. Giống như Gordon, một số người đã tạo liên kết giữa cha mẹ và các vấn đề của họ. Đây là điểm mù cảm xúc phổ biến. Người ta thường gặp rắc rối trong việc nhìn nhận quan hệ giữa họ và cha mẹ đóng một vai trò lớn ảnh hưởng lên cuộc đời họ.

Các xu hướng điều trị, vốn thường chủ yếu dựa vào phân tích những trải nghiệm đầu đời, đã dịch chuyển từ “hồi đó” sang “bây giờ và ở đây”. Hướng tập trung chuyển sang kiểm tra và thay đổi hành vi, các mối quan hệ và vai trò hiện tại. Tôi cho rằng sự chuyển đổi này là do khách hàng từ chối dành ra một lượng lớn thời gian và tiền bạc cần cho nhiều liệu pháp trị liệu truyền thống, mà thường cho kết quả tối thiểu. Tôi là một người cực kỳ tin tưởng vào các liệu pháp ngắn hạn tập trung vào thay đổi những khuôn mẫu hành vi không có lợi. Song kinh nghiệm dạy tôi rằng việc chữa trị các triệu chứng là không đủ; ta phải xử lý triệt để nguồn gốc của những triệu chứng đó. Liệu pháp có hiệu quả nhất khi nó giải quyết được hai thứ: thay đổi hành vi không có lợi hiện tại và ngắt kết nối khỏi những tổn thương trong quá khứ.

Gordon phải học những kỹ thuật giúp điểu khiển cơn phẫn nộ của mình, song để tạo nên những thay đổi lâu dài, thứ có thể đứng vững sau những căng thẳng, anh ta cũng phải nhìn lại và xử lý những vết thương thời thơ ấu.

Cha mẹ là những người gieo hạt giống tinh thần và cảm xúc trong ta - những hạt giống sẽ trở thành chính ta sau này. Trong một số gia đình, có những hạt giống yêu thương, tôn trọng và độc lập. Nhưng trong nhiều gia đình khác, có những hạt giống sợ hãi, bổn phận hay tội lỗi.

Nếu bạn nằm trong nhóm thứ hai, cuốn sách này dành cho bạn. Vào giai đoạn trưởng thành, những hạt giống nảy mầm thành những bụi cỏ dại vô hình ảnh hưởng xấu đến cuộc đời bạn theo cách bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Chúng có thể làm hại các mối quan hệ, sự nghiệp hay gia đình bạn; chúng hạ thấp sự tự tin và lòng tự trọng của bạn. Tôi sẽ giúp bạn tìm ra đám cỏ dại đó và nhổ chúng đi.

Cha mẹ độc hại là gì?

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Độc Hại - Vượt Qua Di Chứng Tổn Thương Và Giành Lại Cuộc Đời Bạn PDF của tác giả Susan Forward nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hiểu Về Trái Tim
Hiểu Về Trái TimHiểu Về Trái Tim là một cuốn sách do tác giả Minh Niệm ngộ ra từ cuộc sống, suy ngẫm và viết nên những chia sẻ từ trái tim và những câu chuyện bình dị nhất, ý nghĩa nhất sẽ chạm vào được trái tim người đọc, đem đến một cách sống đẹp hơn cho mọi người. Mỗi chúng ta được sinh ra với một trái tim và đều mong muốn trái tim mình khỏe mạnh, an vui. Vậy mà có biết bao trẻ em nghèo bất hạnh với chứng bệnh tim bẩm sinh không tiền chữa trị, còn người khỏe mạnh thì vì những đau khổ của cuộc sống không hạnh phúc mà trái tim cũng bị tổn thương, mỏi mệt… Tác giả Minh Niệm là vị thầy có những trải nghiệm lớn lao trong thiền định và đang là điểm tựa tinh thần cho rất nhiều thiền sinh trên thế giới. Những bài viết của ông giúp chúng ta tìm lại chính mình, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn như lòng bao dung, vị tha, lắng nghe, chia sẻ… đồng thời nhận biết và chuyển hóa những năng lượng tiêu cực của giận hờn, ghen tỵ, che đậy, tham lam, đố kỵ… “Để chữa lành những tổn thương và nổi đau, cách tốt nhứt và hữu hiệu nhất là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về Trái Tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương. Với cuốn sách này, chúc bạn đọc sẽ luôn hạnh phúc và không bao giờ phải sống với một trái tim tan vỡ hay một tâm hồn tổn thương. Và cuộc sống không phải chỉ là màu hồng mà còn có những hố đen, hãy vững tin bước qua và trải nghiệm để có được hạnh phúc của chính mình!!!
Tâm Lý Học - Phác Họa Chân Dung Kẻ Phạm Tội
Tâm Lý Học – Phác Họa Chân Dung Kẻ Phạm TộiTội phạm, nhất là những vụ án mạng, luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của công chúng, khơi gợi sự hiếu kỳ của bất cứ ai. Một khi đã bắt đầu theo dõi vụ án, hẳn bạn không thể không quan tâm tới kết cục, đặc biệt là cách thức và động cơ của kẻ sát nhân, từ những vụ án phạm vi hẹp cho đến những vụ án làm rúng động cả thế giới.Lấy 36 vụ án CÓ THẬT kinh điển nhất trong hồ sơ tội phạm của FBI, “Tâm lý học tội phạm – phác họa chân dung kẻ phạm tội” mang đến cái nhìn toàn cảnh của các chuyên gia về chân dung tâm lý tội phạm. Trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào phân tích được tâm lý và hành vi tội phạm, từ đó khôi phục sự thật thông qua các manh mối, từ hiện trường vụ án, thời gian, dấu tích,… để tìm ra kẻ sát nhân thực sự.Đằng sau máu và nước mắt là các câu chuyện rợn tóc gáy về tội ác, góc khuất xã hội và những màn đấu trí đầy gay cấn giữa điều tra viên và kẻ phạm tội. Trong số đó có những con quỷ ăn thịt người; những cô gái xinh đẹp nhưng xảo quyệt; và cả cách trả thù đầy man rợ của các nhà khoa học,… Một số đã sa vào lưới pháp luật ngay khi chúng vừa ra tay, nhưng cũng có những kẻ cứ vậy ngủ yên hơn hai mươi năm.Bằng giọng văn sắc bén, “Tâm lý học tội phạm – phác họa chân dung kẻ phạm tội” hứa hẹn dẫn dắt người đọc đi qua các cung bậc cảm xúc từ tò mò, ngạc nhiên đến sợ hãi, hoang mang tận cùng. Chúng ta sẽ lần tìm về quá khứ để từng bước gỡ những nút thắt chưa được giải, khiến ta “ngạt thở” đọc tới tận trang cuối cùng.Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn về bộ môn tâm lý học tội phạm và có thể rèn luyện thêm sự tư duy, nhạy bén.
Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học
Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học Nhân Số Học – Numerology là một môn học nghiên cứu về sự tương quan giữa những con số trong ngày sinh hay cái tên của mỗi người có liên quan đến cuộc sống của người đó, do nhà toán học Pythagoras khởi xướng từ cách đây 2.600 năm, và cho đến bây giờ vẫn có những học trò trung thành nối dài những nghiên cứu để giúp ích cho cuộc sống hiện tại.Nhân số học tin rằng, mỗi con số đều mang những định dạng sóng rung có liên quan mật thiết với một lối đi, lối sống, nghề nghiệp hoặc các hành xử, tính tình… Vì vậy, nếu chúng ta hiểu những “mật mã” nằm ẩn dưới những con số này, chúng ta sẽ có thể kiểm soát cuộc sống của mình, điều chỉnh chúng theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn.Thông điệp chính của cuốn sách: Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học. Khi chuyển thông điệp từ quyển sách gốc của TS. David: The Complete Book of Numerology sang Thay đổi cuộc sống với Nhân số học, Quỳnh Hương mong rằng những thông tin trong sách không chỉ đọc để giải trí hay tham khảo, mà mỗi người có thể trực tiếp hiểu về bản thân và tìm được cách phù hợp để cuộc sống của mình trở nên tích cực hơn mỗi ngày.Những điều mà Thay đổi cuộc sống với nhân số học mang lại, thực chất là những lời khuyên kêu gọi mọi người hành động, chuyển mình về hướng tích cực: Chịu giãi bày bản thân, mở lòng, biết lắng nghe người khác (điều chỉnh số 1); chịu tĩnh tâm, tập yoga, thiền (số 2); đi học một môn phù hợp (số 3); chịu xăng xái làm việc, kg lười nhác, năng giúp đỡ người khác (số 4); kết nối với mọi người xung quanh (số 5); đẩy mình về hướng tích cực và lan toả yêu thương (số 6); biết chấp nhận những bất ý không oán thán (số 7); biết bày tỏ biết ơn và yêu thương tới mọi người mọi việc (số 8); có trách nhiệm, lý tưởng, hoài bão, nhưng biết sống vừa đủ kg xa vời (số 9)…  Và trên tất cả, là luôn biết đẩy mình về hướng tích cực, không để mình u sầu, tức giận, bất thiện.Nhân số học đóng vai trò thúc đẩy con người thay đổi, hoàn thiện bản thân. Bởi với một con người bình thường, nếu không có Nhân số học vạch ra rõ bạn đang có thể gặp trục trặc hoặc bất lợi ở con số nào, thì người ta không thể có hướng và động lực để thay đổi.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Rèn Luyện Tư Duy Phản BiệnNhư bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.