Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)

Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ.

Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790.

Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc (Huyền Chip)
Cảm nhận: " Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm" - Tiền Phong "'Ta ba lô' không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền" - CAND "Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt." - Yahoo! News "Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng." - Thanh Niên Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc TiKi Lazada Shopee "Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip." - Radio Australia Trích đoạn: Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi "vòng quanh thế giới" như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi "vòng quanh thế giới" chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ "lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ". Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó. Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia. Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai - nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: "Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua." Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: "Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn." CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ, nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất. CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao. Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. "Chip, đi đâu mà sớm vậy?" "Cháu ra sân bay đi Brunei ạ." "Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?" Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro. Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết. Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come! (trích Đi bừa đi)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bút Ký Dưới Hầm (Fyodor Dostoevsky)
Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôi chắc là tôi đau gan. Nhưng tôi không biết tí gì về bệnh tình của mình và có khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bút Ký Dưới Hầm PDF của tác giả Fyodor Dostoevsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đằng Sau Những Nụ Cười (Khánh Ly)
Nhắc đến cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, người ta lập tức nhắc đến Khánh Ly, người mà đến giờ chưa ai có thể thay thế trong dòng nhạc Trịnh. Lần đầu tiên, một quãng đời được chị chia sẻ cùng độc giả, khán giả của mình qua cuốn sách Đằng sau những nụ cười. Đó là cả một quãng thời gian 50 năm đi hát cũng như bôn ba khắp bốn phương của chị, thấp thoáng bóng dáng những người đàn ông mà theo chị “nợ cả cuộc đời”. Và dù đi đâu, làm gì, trong tim chị vẫn thiết tha cháy bỏng ước muốn “mãi mãi làm một người Việt Nam nguyên vẹn hình hài”:Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đằng Sau Những Nụ Cười PDF của tác giả Khánh Ly nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Ngày Thơ Ấu (Nguyên Hồng)
Người ta hay giấu giếm và che đậy sự thật, nhất là sự đáng buồn trong gia đình. Có lợi ích gì không? Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại, tôi không muốn biết là có nên hay không, tôi chỉ thấy trong những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn. Trên những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của con người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên HồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Ngày Thơ Ấu PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.