Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dưới Mái Ngói Đơn Sơ (Thiên Như Ngọc)

Về tên truyện: “Hoành môn chi hạ” là câu đầu tiên trong Kinh Thi phần Quốc phong, Trần phong, dịch nghĩa đen là bắc gỗ ngang làm cổng nhà. Nghĩa bóng ám chỉ ngôi nhà đơn sơ.

Văn án

Sau khi bị từ hôn, nữ hoàng tộc Tê Trì gả cho Phục Đình tuy xuất thân bần hàn nhưng lại nắm giữ binh quyền trong tay.

Hai người một Nam một Bắc, yên ổn làm đôi phu thê trên danh nghĩa một thời gian dài.

Cho đến một hôm nào đó, Tê Trì vạn dặm tìm chồng, bắt đầu điên cuồng dốc hết vốn liếng tiền bạc lên người phu quân mình… Tìm mua: Dưới Mái Ngói Đơn Sơ TiKi Lazada Shopee

Đôi ta vốn chẳng có duyên, duyên này vì thiếp vung tiền mà nên.

Một trong những tác giả mị thích là Thiên Như Ngọc. Thường thì truyện cổ đại bạn này hay về thời Nam Bắc triều, Ngụy Tấn,… và nữ thường rất cường, nam tính, lấn lướt nam chính, các bạn nam thì yêu nghiệt, lụy tình bị ngược tơi tả, phong cách triều đấu cũng tương đối mệt óc. Bỗng đâu tác giả đổi gió, không viết kiểu triều đình đấu đá, không viết nữ cường cân cả thiên hạ và đặc biệt không viết nam chính công tử lộng lẫy chói loà, giảo hoạt yêu nghiệt cao quý. Bạn ý đổi sang viết nữ dịu dàng yểu điệu, nam tướng quân xuất thân nhà nghèo cục súc không hiểu phong tình, còn kêu chị em đừng ném đá nam chính thô lỗ nữa, nghèo không phải cái tội:)))

Phong cách truyện cũng thiên về điền văn, diễn biến tình cảm từ tốn, tuyến nhân vật giản lược, chủ yếu là quá trình va chạm và tìm hiểu yêu thương nhau của cặp chính, tình tiết cũng chầm chậm tinh tế như nước chảy, thực sự là đào sâu về tình cảm nên diễn biến chậm từ ánh mắt đến cái chạm tay luôn. Thành thử ra đây lại là bộ hợp ý mị nhất của Thiên Như Ngọc, hành văn lưu loát, tinh tế và giàu sức gợi, nội dung đơn giản mà khai thác tình cảm sâu sắc.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dưới Mái Ngói Đơn Sơ PDF của tác giả Thiên Như Ngọc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã
Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã Tiếng gọi nơi hoang dã – Jack London Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London. Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói. Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã đã thể hiện hết sức mạnh của ngòi bút và tư tưởng của tác giả. Một tầm nhìn bao quát, tâm lý nhân vật được đẩy vào những cao trào dữ dội cả thể xác và tâm hồn là những gì Jack London bộc lộ qua tác phẩm này. Không Gia Đình Hành Trình Về Phương Đông Sự im lặng của bầy cừu Trong Nhóm lửa đó là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa con người và thiên nhiên. Trong Đoạn kết của câu chuyện cổ tích, đó là cuộc chiến phức tạp giữa sự ích kỉ, đố kị với bản chất cao thượng của con người. Trong Sự điên rồ của John Harned, đó là khác biệt văn hóa và tính cách dẫn đến tai nạn thảm khốc. Trong Kẻ bỏ đạo, một trong những truyện ngắn hay nhất của ông, là bi kịch của con người bị chèn ép trong lao khổ nặng nhọc. Ngược với Nanh Trắng, chó Buck đã từ thế giới văn minh tìm ngược về nơi hoang dã, đi theo tiếng gọi tự do chân chính của giống nòi. Tuy nhiên, thẳm sâu trong Buck vẫn vương vấn tình cảm với con người duy nhất mà nó thương yêu. Buck tồn tại độc lập với tính cách độc đáo, như một nhân vật không thể bị che lấp. Tình yêu nhiệt thành với cuộc sống đã tạo nên những trang viết đầy sức cuốn hút của Jack London và khiến các tác phẩm của ông được yêu mến trên toàn thế giới.
Cuốn theo chiều gió
Cuốn theo chiều gió Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, Cuốn Theo Chiều Gió với cốt truyện rõ ràng, logic, dễ hiểu, đã khắc họa một cách tài tình tâm trạng, tính cách và thân phận của nhiều lớp người trong chiến tranh và thời hậu chiến. Đọc thêm: Suối nguồn Đồi gió hú Trước ngày em đến Nhân vật chính của tiểu thuyết là cô gái Scarlett O’hara cùng với Rhett Butler trở thành cặp nhân vật điển hình, thuộc loại thành công nhất trong văn học Hoa Kỳ. Cuốn Theo Chiều Gió có sức hấp dẫn mãnh liệt giới trẻ Mỹ cũng như thanh niên toàn thế giới vì đây là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc. Lạ kỳ thay, trong chiến tranh và những năm hậu chiến vô cùng gian khổ, tình yêu lại luôn luôn chói ngời, trở thành động lực giúp cho con người vượt qua chết chóc, đói khổ và sự hèn hạ… Không chỉ có tình yêu trai gái, Cuốn Theo Chiều Gió còn là bài ca của tình yêu quê hương đất nước, tình tương thân tương ái. Ba năm sau khi tiểu thuyết Cuốn Theo Chiều Gió ra đời, bộ phim cùng tên dựng theo tác phẩm của Margaret Mitchell được công chiếu đã trở thành sự kiện lớn, thành niềm tự hào của điện ảnh Mỹ.
Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài Dế Mèn Phiêu Lưu Ký được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc. Dế mèn tự kể chuyện về hai cuộc phiêu lưu của mình. Mèn lớn lên cường tráng nhưng không biết dùng sức làm gì. Chưa hết hối hận vì trò nghịch gây cái chết cho dế Choắt, thì chính Mèn lại rơi vào tay bọn trẻ ham trò chọi dế. Trải qua nhiều hiểm nguy, do thiên nhiên dữ dội và do các loài vật gây cho nhau, Mèn và Trũi tìm thêm được những bạn đồng tâm là các Châu Chấu Voi, rủ nhau đi thuyết phục các loài xây dựng một “thế giới đại đồng”, “muôn loài cùng kết làm anh em”. Đọc thêm: Đất rừng phương Nam Tôi là Bêtô Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Dế Mèn Phiêu Lưu Ký kết thúc sau khi Mèn và Trũi kết thúc tốt đẹp chuyến đi thứ hai và đang sửa soạn chuyến đi thứ ba để tiếp tục mang thông điệp “thế giới đại đồng” đến các loài khác. Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn… Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.
Số Đỏ
Số Đỏ Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng Số Đỏ là tác phẩm văn học được viết với nội dung nhằm đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát. Tác phẩm này cũng đả kích phong trào được thực dân khuyến khích như: phong trào Âu hoá, vui vẻ trẻ trung, giải phóng phụ nữ, thể dục thể thao, chấn hưng Phật giáo và khẩu hiệu Bình dân dối gạt của bọn cơ hội đương thời… Một đóng góp hết sức to lớn của Vũ Trong Phụng với Số Đỏ là đã xây dựng được những nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà đến hôm nay bóng dáng những nhân vật ấy vẫn không mất hẳn, vẫn còn quanh quẩn ở bên cạnh cúng ta, đó là những Xuân Tóc đỏ, bà Phó Đoan, em Chã, ông TYPN, cô Tuyết, cụ cố Hồng biết rồi, khổ lắm, nói mãi… Đất rừng phương Nam Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Nam Cao Tuyển Tập Cho đến nay, tác phẩm Số Đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (SGK Ngữ Văn 11, tập 1 với tên gọi: “Hạnh phúc của một tang gia”). Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số Đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Số Đỏ tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt-đây là một hạn chế – song tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị thời sự và có tính chiến đấu rõ rệt.