Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc (Tabata Seiichi)

I. Khương Thượng - Vị Thỉ Tổ Các Mưu Lược Gia Trung Quốc

II. Phạm Lãi - Mưu Lược Gia Biết Tự Rút Lui Đúng Lúc

III. Tôn Tẩn - Một Nhà Mưu Lược Quân Sự Nhẫn Nhục Bất Khuất

IV. Tô Tần - Mưu Luợc Gia Về Thuật “Tung Hoành Bài Hợp”

V. Trương Nghi - Nhà Tung Hoành Đưa Nước Tần Trở Thành Cường Quốc Tìm mua: 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc TiKi Lazada Shopee

VI. Phạm Thư - Nhà Mưu Lược Giúp Tần Hoàn Thành Đế Nghiệp

VII. Trương Lương - Bậc Thầy Của Đế Vương

VIII. Quách Gia - Một Mưu Lược Gia Không Bao Giờ Tính Toán Sai

IX. Lưu Cơ - Nhà Mưu Lược Xây Dựng Triều Minh

X. Phạm Văn Trình - Nhà Mưu Lược Đã Giúp Triều Thanh Tiến Vào Quan Ải

Trên đây là 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc chắc ít nhiều bạn đã biết đến. Cuốn sách ebook bày sẽ kể chi tiết từng người một từ xuất xứ đến các điển tích của họ. Chắc chắn sẽ giúp bạn có những phút giây thư giản, những kiến thức, những bài học bổ ích.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc PDF của tác giả Tabata Seiichi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đất Việt Trời Nam (Đan Thành)
Dâng tặng cho những ai biết rơi nước mắt Khi đọc những trang sử đau thương mà oai hùng của dân tộc...***Tác giả: Đan Thành Tên thật: Phạm Tiến Thành Sinh năm 1950 tại thôn Cao Duệ, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Tìm mua: Đất Việt Trời Nam TiKi Lazada Shopee Là bộ đội kỹ thuật F-308 trong những năm chống Mỹ, tốt nghiệp ngành Chế Tạo Máy ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tác phẩm đã công bố:Những đứa trẻ làng Đồng Bảng - Truyện dã sử cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng.Đồ đệ của Đơn Tử - Tập truyện ngắn cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng.Tìm Ma - Tập truyện ngắn, NXB Thanh Niên.Rượu đắng thung mơ - Tập thơ in chung 5 tác giả, NXB Hội Nhà Văn.Có nhiều truyện ngắn, truyện kí, tản văn, bình thơ đăng trên các báo Trung ương, địa phương và đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam.Giải thưởng bình thơ 1997 - 1998 đài Tiếng nói Việt Nam.***Đôi lời cùng bạn đọc: Đất Việt Trời Nam là tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử có thật và hào hùng nhất của dân tộc ta. Rất nhiều nhà văn, nghiên cứu và các bạn bè khi đọc bản thảo đã hỏi tác giả: "Quan điểm lịch sử của ông?" Thực ra đây là một câu hỏi mà bất cứ ai viết về những vấn đề dính dáng đến lịch sử đều dễ gặp. Về phần mình, tác giả cho rằng nếu có một tấm gương được tạo nên bằng máu và mồ hôi để nhân loại nhìn vào đó thấy được mình là ai và từ đâu tới đấy chính là lịch sử. Từ thời họ Hồng Bàng lập quốc gọi tên là nước Văn Lang đến nay, trải hơn ba nghìn năm, dân tộc ta không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh với hoạ xâm lăng từ bên ngoài để tồn tại và tự hoàn thiện mình. Có thể nói lịch sử Việt Nam là một chuỗi dài những giông bão. Trong đó giai đoạn chống đế quốc Nguyên Mông thế kỷ XIII, chống một đế quốc mạnh nhất thiên hạ lúc bấy giờ, là một trong những điểm xoáy lớn nhất của lịch sử. Toàn bộ tác phẩm "Đất Việt Trời Nam" có tới ngót một trăm trận đánh với sự tham gia của hàng trăm tướng soái của hai bên, gần năm trăm nhân vật đủ hạng từ gã lưu manh đến cô gái điếm, từ binh lính đến vương công, vua chúa hai bên. Những nhân vật ấy đã vẽ nên toàn cảnh xã hội Đại Việt thế kỷ XIII. Có những sự hy sinh đầy tính anh hùng ca ngoài chiến địa của các tướng soái và binh sĩ, cũng có những lối ăn chơi thác loạn, những cuộc truy hoan triền miên của quan lại nơi gác tía lầu vàng và những chàng công tử phong tình... Tất cả đều được mô tả rõ ràng và là những nhân tố không thể thiếu để cấu thành tác phẩm. Tôi đã bỏ ra hơn mười năm tìm đọc. tra cứu tư liệu và đi khảo sát rất nhiều miền đất có liên quan để viết tác phẩm này, tôi xin dâng tặng nó cho những ai còn biết rơi nước mắt khi đọc những trang sử đau thương mà oai hùng của dân tộc này.Đan ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đất Việt Trời Nam PDF của tác giả Đan Thành nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật (Dana Arnold)
Trong sách Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật, Dana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật. Sử dụng một phạm vi rộng mở về các hình ảnh, từ những pho tượng ở đảo Phục sinh đến các tác phẩm hội họa hiện đại, tác giả cho thấy bằng cách nào tự thân các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu cho cung cách đọc lịch sử nghệ thuật và đề nghị một sự đa dạng các đường lối, qua đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu nghệ thuật. Cuốn sách với một bảng từ vựng phong phú, Dana Arnold phác họa những chiến lược thông giải đã làm sinh động bộ môn lịch sử nghệ thuật. Đây là một dẫn nhập vô giá và dễ tiếp cận về một chủ đề rất được quan tâm. *** Cuốn sách này là một dẫn nhập tới những đề xuất và tranh biện tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật và phát khởi từ những quan tâm căn bản của lịch sử nghệ thuật - xác định, phân loại, thông giải, mô tả, và suy nghĩ về những tác phẩm nghệ thuật. Những đường lối trong đó lịch sử nghệ thuật tiếp cận các nhiệm vụ này đã thay đổi qua thời gian. Những thái độ chuyển đổi hướng tới các thông số của lịch sử nghệ thuật, và cách lịch sử có thể chất vấn chủ đề thị giác, đã nêu lên những câu hỏi về việc giới thiệu lịch sử của nghệ thuật thị giác trong hình thức chữ viết và những giới hạn của ngôn ngữ bằng lời nói đã đặt lên khả năng của chúng ta để làm việc này. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng tương đối về vai trò của nghệ sĩ, chủ đề, và người xem trong đời sống nghệ thuật cũng đã được đánh giá lại. Những đề xuất ấy đến phiên nó, lại nêu lên những câu hỏi về mối bận tâm của chúng ta với chủ quyền tác giả, tính xác thực, và tiến trình tuyến tính được định nghĩa theo biên niên sử, tất cả đã làm sung mãn quy điển (canon) truyền thống của lịch sử nghệ thuật, và giúp chúng ta thưởng ngoạn, phân tích, xác định lịch sử tính cho nghệ thuật*. Từ nghệ thuật (art) ở đây quy chiếu đến các nghệ thuật thị giác cổ điển, chủ yếu là tranh, tượng… Tìm mua: Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật TiKi Lazada Shopee Như vậy, lịch sử truyền thống về nghệ thuật nhấn mạnh những thời kỳ, những phong cách và đặt tiêu điểm cho tiến trình nghệ thuật của phương Tây, và điều này có thể làm mờ tối những lối tiếp cận khác, chẳng hạn như việc tập hợp các nghệ phẩm theo chủ đề, hoặc có thể ảnh hưởng đến đường lối thảo luận về nghệ thuật từ những nền văn hóa bên ngoài phương Tây. Vì vậy, tôi đã chọn những thí dụ từ các thời điểm lịch sử và các văn hóa khác nhau để minh họa câu hỏi nền tảng cho các chủ đề. Đây là một Dẫn nhậpngắn gọn, và những hình ảnh tôi sử dụng chỉ cốt để chỉ dẫn về những đề xuất được thảo luận liên quan tới chúng. Như một tổng thể, những minh họa mang tính đại diện cho ‘nghệ thuật cao cấp’/ ‘high art’, tức là nói đến nghệ thuật trong các viện bảo tàng và các phòng tranh (gallery). Tư liệu này khiến chúng ta có thể tra xét một phạm vi rộng rãi những đề xuất xã hội và văn hóa được gói ghém trong lịch sử nghệ thuật. Tôi bắt đầu với một câu hỏi nền tảng ‘Lịch sử nghệ thuật là gì?’, rút ra những phân biệt giữa lịch sử nghệ thuật với thưởng ngoạn nghệ thuật và phê bình nghệ thuật, và cứu xét một phạm vi những tạo phẩm được bao gồm trong bộ môn này và cung cách những tạo phẩm này đã thay đổi qua thời gian. Mặc dù nghệ thuật là một đề tài thuộc thị giác, chúng ta học biết về nó qua việc đọc và chuyển tải những ý niệm của chúng ta về nó phần lớn trong văn bản. Điều này phát sinh một sự giao lưu giữa những gì thuộc ngôn từ và những gì thuộc thị giác mà tôi khảo sát trong Chương 2. Ở đây, tôi xem xét những lịch sử về nghệ thuật đã được viết ra như thế nào và hậu quả của việc này trên chính tự thân đối tượng và trên những chủ thể của nghệ thuật [tức là những nghệ sĩ]. Những thí dụ từ một khung thời gian rộng mở được sử dụng, gồm cả Pliny, Vasari, và Winckelmann, cùng những văn bản gần đây hơn của Gombrich, Greenberg, Nochlin, và Pollock. Một cuộc thảo luận về những tác giả này giới thiệu những chờ đợi về nghệ thuật mà chúng ta có như một câu chuyện biên niên về các nghệ sĩ phương Tây. Sự thiên vị trong lối thông giải về chủ thể sẽ mở ra những câu hỏi về tầm quan trọng của quy điển trong lịch sử nghệ thuật và cách chúng ta nhìn nghệ thuật phi biểu hình (non-figurative), nguyên thủy (primitive), và ngây thơ (naϊve). Tầm quan trọng của phòng tranh hoặc bảo tàng - hoặc tổng quát hơn của những cung cách giới thiệu về lịch sử nghệ thuật - được bàn tới trong Chương 3, phác họa sự phát triển của các bộ sưu tập từ những tủ trưng bày các vật hiếu kỳ (cabinet of curiosities) đến các nhà bảo trợ và nhà sưu tập tư nhân ngày nay. Cùng với điều này, tôi thảo luận về sự tác động mà việc thu thập những đối tượng đã có trên giá trị được nhận biết của chúng và trên cách viết về những đối tượng có thể ảnh hưởng đến ‘giá trị’ của chúng. Câu hỏi về quy điển của lịch sử nghệ thuật quay trở lại trong chương này trong tương quan với khả năng của phòng tranh hoặc bảo tàng hoặc ủng hộ hoặc thách thức quy điển ấy. Tôi xem xét điều đó với sự quy chiếu đặc biệt về tầm quan trọng của nhân dạng nghệ sĩ trong việc trưng bày ở phòng tranh và trong lời đáp cho câu hỏi ‘có dị biệt nào tạo ra cho sự giới thiệu về lịch sử nghệ thuật nếu nghệ thuật được giới thiệu với công chúng như một sự thăm dò về chủ thể hoặc như một sự kế tục mang tính biên niên?’ Điều đó cũng làm sung mãn cứu xét của tôi về cung cách những cuộc triển lãm “lớn” đã thay đổi chiều hướng lịch sử nghệ thuật, chẳng hạn triển lãm hậu-ấn tượng/ Post-Impressionism exhibition vào năm 1912 đã tạo ra tên gọi cho phong trào nghệ thuật này. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tư duy có thể là một quan hệ phức hợp, và trong Chương 4, tôi thảo luận về tác động mà những trường phái triết học đa dạng và lí thuyết phân tâm học đã có trên cung cách chúng ta suy nghĩ về lịch sử nghệ thuật và về vai trò, ý nghĩa, và sự thông giải nghệ thuật. Tôi giới thiệu những ý niệm của các nhà tư tưởng then chốt như Hegel, Marx, Freud, Foucault, và Derrida để cho thấy họ đã tương tác như thế nào với lịch sử nghệ thuật, ít nhất là đối với sự hiện xuất của những lịch sử xã hội về nghệ thuật. Chương 5 tiếp tục thảo luận về ý nghĩa trong nghệ thuật, đặc biệt là về phẩm chất và chủng loại của sự tái hiện, về khoa ảnh tượng kí (iconography), hoặc biểu tượng học, trong các nghệ phẩm qua suốt lịch sử. Trong Chương 6, tôi xem xét những phương tiện truyền thông và những kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng để tạo ra nghệ thuật. Cùng với việc giới thiệu những cung cách suy nghĩ về nghệ thuật và lịch sử của nó, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ khích lệ việc thưởng thức và thấu hiểu tự thân các nghệ phẩm và tái củng cố tầm quan trọng của đối tượng nghệ thuật như là bằng chứng hàng đầu của chúng ta, hoặc là điểm khởi đầu, đối với lịch sử nghệ thuật. Nhằm mục đích ấy, chương cuối cùng đưa chúng ta quay lại với bản thân tác phẩm, chú ý tới những đường lối chúng ta có thể đọc tính vật thể của đối tượng trong những hạn từ về kĩ thuật và phương tiện được sử dụng để sáng tạo ra nó, cũng như những phương pháp khác chúng ta có thể dùng để đọc “cái nhìn”. Cuốn sách này nhằm đến những lợi ích tổng quát cho người đọc, cho người đi xem phòng tranh, và đặt nền tảng cho những khía cạnh của văn hóa thị giác cho những ai học về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học, và văn hóa học. Tôi cố gắng để không sử dụng nhiều từ chuyên môn, nhưng có một số những từ kĩ thuật và thuật ngữ thiết yếu phải sử dụng để nhận biết. Để tâm tới điều này và tính chất dẫn nhập của sách, tôi đã đưa vào một bản từ vựng các từ ngữ về nghệ thuật và một danh sách những địa chỉ mạng về các phòng tranh và các viện bảo tàng để cung cấp một điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật và những bộ sưu tập quan trọng. Để đưa ra một thảo luận trong sáng, súc tích về những tranh biện đa phức bên trong lịch sử nghệ thuật, tôi cũng muốn mang lại cho người đọc những công cụ cơ bản thiết yếu cho việc khảo sát chủ đề qua một tầm nhìn bao quát theo thời gian và đề án về một phạm vi rộng mở những đề xuất được kết nối với bộ môn này. Nhưng, quan trọng nhất, cuốn sách là một nỗ lực để chuyển tải việc chúng ta có thể học biết được những gì từ nghệ thuật và để gợi ý một sự đa dạng các đường lối, trong đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu mối quan hệ của con người với nghệ thuật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật PDF của tác giả Dana Arnold nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dẫn Luận Về Jung (Anthony Stevens)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dẫn Luận Về Jung PDF của tác giả Anthony Stevens nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân (Sơn Táp)
Đàn cổ cầm khỏa thân’ của Shan Sa (Sơn Táp) xuất bản năm 2010 tại Pháp và lọt vào Top 10 cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất châu Âu cùng năm. Tiểu thuyết lấy bối cảnh Trung Hoa từ năm 420 đến 585, trong thời kỳ hỗn loạn về chính trị. Đế quốc Trung Hoa bị chia làm hai miền Nam Bắc. Một cô gái thuộc tầng lớp quý tộc, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, được bao quanh bởi nghệ thuật và thi ca, đã bị bắt cóc và buộc phải kết hôn với một người lính của miền Nam. Cô gái cuối cùng đã yêu kẻ bắt cóc mình và mang thai đứa con của ông. Họ cùng đến Tử Cấm Thành, vượt qua bao nhiêu khó khăn, anh lính năm xưa trở thành hoàng đế của Trung Hoa, còn cô gái thành hoàng hậu. 200 năm sau, một nghệ nhân làm đàn Cổ cầm đột nhập ngôi mộ của hoàng đế, lấy gỗ từ ngôi mộ của ông làm nên một cây đàn. Khi tiếng đàn cất lên, nó đã đánh thức linh hồn của vị hoàng hậu năm xưa, đưa mối tình ngủ sâu hai thế kỷ sống lại. Cuốn tiểu thuyết được đặt trong một không gian đậm chất nghệ thuật và cổ điển, với yếu tố tình dục được miêu tả khéo léo, yếu tố ấm nhạc như một phần không thể thiếu, len lỏi trong từng con chữ.***Shan Sa (Sơn Táp) là bút danh của Diêm Ni, sinh ngày 26/10/1972, một nhà văn người Pháp gốc Hoa nổi tiếng. Cô sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh và rời Trung Quốc để đến Paris năm 1990. Năm lên 8, cô đã có thơ in thành tuyển tập. Năm 14 tuổi, cô được giải thưởng văn học thiếu nhi toàn quốc và xuất bản bốn tập thơ khi còn ở trong nước. Năm 1997, với bút danh Sơn Táp, cô từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris. Tiểu thuyết "Thiếu nữ đánh cờ vây" xuất bản năm 2001, giành được bốn đề cử giải văn học lớn của Pháp và đoạt giải thưởng văn học Goncourt dành cho giới trẻ.*** Tìm mua: Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân TiKi Lazada Shopee “Đàn cổ cầm khỏa thân" là một cuốn tiểu thuyết về thời gian. Với thời gian, vật đổi sao dời. Thông qua số phận của đàn cổ cầm, Sơn Táp kết nối các điểm thời gian với nhau, xen lẫn chúng, hòa chúng với nhau: thế gian hàng trăm năm, hàng nghìn năm, đổi thay như một bản nhạc cô độc đang suy tư về chính cuộc đời. Đó là thế giới “thượng lưu”, tầng lớp quý tộc cao cấp nhất ở Trung Nguyên, nay đã không còn tồn tại. Từ thế giới đó bước ra một cô gái gia giáo, tài sắc cùng người cha nghệ sĩ giao du với các tầng lớp thấp hèn bị gia phong cấm kỵ. Tiếng đàn dịu ngọt từ đôi bàn tay thiếu nữ còn chưa tắt thì chiến tranh đến, trong một buổi sáng “mặt trời ném xuống cửa sổ một tấm mạng đỏ rực”, buổi sáng đã lấy đi cái đầu của cha nàng ngay giữa sân nhà. Cái tấm mạng đỏ rực của chiến tranh ấy còn mang cuộc đời nàng đi đến đâu? Phải chăng số phận nàng là sự lặp lại của số phận người con gái năm xưa - chủ nhân cây đàn cổ gia bảo của gia đình nàng? Đi đến tận đâu để rồi nàng gặp một người con trai mà nàng chỉ được thấy dáng người thấp thoáng trong bức tranh chính nàng vẽ ra? Đó là chàng Thẩm Phong của gần hai trăm năm sau, đứa con trai mồ côi sống cùng thầy là thợ làm đàn vào thời buổi cái nghề đang rơi vào vận mạt. Chàng thanh niên mới lớn đắm chìm trong đam mê âm nhạc, ngây thơ trộm mộ trong chùa để cứu sống bạn, để rồi bị triều đình truy đuổi, khép tội chết. Lịch sử vốn dĩ nghiệt ngã với mọi cuộc đời, nhưng dường như có những cuộc đời mà điểm bắt đầu và kết thúc rất khó nhận ra. Thẩm Phong sinh ra từ đâu? Chàng có chết không? Người con gái kinh qua bão táp lịch sử có chết không? Kết cục câu chuyện về họ thế nào? Đặt những câu hỏi này cũng giống như đặt ra câu hỏi: “Âm nhạc bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?” vậy… Tiếng đàn dìu dặt mãi không thôi, những trang cuối cùng vẫn chưa phải là giới hạn. Ở ngã ba lịch sử, văn minh, nghệ thuật của quê hương mình, Sơn Táp vẽ ra những bức tranh tỉ mỉ bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, với những chất liệu đầy kỳ thú, tất nhiên, nhưng cũng với những điều đơn giản thường nhật mà chỉ có nhà văn mới đem lại độ căng trên từng con chữ nữa. Cả thế gian dồn nén lại trong cuốn tiểu thuyết, như thời gian, như âm nhạc, như độ dày ẩn trong khoảnh khắc không nói nên lời của một người yêu đàn được ngắm một cây đàn cổ cầm. Khỏa thân.CÉNACLE AĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân PDF của tác giả Sơn Táp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.