Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Ngày Của Tôi Có 48 Giờ (Noam Chomsky)

Một tháng trước, Trương Hằng phát hiện một ngày của mình bỗng có thêm 24 giờ.

Thứ thay đổi đầu tiên chính là đồng hồ đeo tay của hắn, đó là chiếc đồng hồ cơ Tissot Seastar III sản xuất tại Thụy Sĩ, do cha mẹ ở tận Iceland tặng hắn hôm sinh nhật mười tám tuổi.

Đặt hàng trên taobao cực kỳ qua loa, shop giao hàng mới phát hiện phần địa chỉ còn ghi sai.

Trương Hằng cũng chẳng muốn nói nữa, lúc hắn chưa tốt nghiệp tiểu học thì hai ông bà đã vội vàng dọn hành lý bay sang Châu Âu để bắt đầu cuộc sống mới.

Hai người quen nhau trong một buổi giao lưu học thuật, nghề nghiệp đều là nhà thần học, nghĩa cũng giống như tên, chính là chuyên gia nghiên cứu các tôn giáo thần thoại. Tất nhiên ở một đất nước theo chủ nghĩa duy vật này thì khó mà làm ăn gì được. Tìm mua: Một Ngày Của Tôi Có 48 Giờ TiKi Lazada Shopee

Nhưng khác với đám thầy bà giả danh lừa bịp, cha mẹ của Trương Hàng đúng là hàng thật giá thật. Một người thì tốt nghiệp đại học Oxford, chuyên nghiên cứu thần thoại Hy Lạp và Bắc Âu, người kia là nghiên cứu sinh học bằng thạc sĩ của đại học Durham, lấy thần thoại Cơ Đốc giáo làm đối tượng nghiên cứu, từng viết vài bài luận văn rất có sức ảnh hưởng trong nghề.

Kết quả, sau khi về nước lại không làm nên cơm cháo gì.

May sao thầy của ba Trương có một hạng mục đang thiếu người. Cả hai bàn bạc với nhau, ném Trương Hằng cho ông ngoại của hắn chăm sóc, sau đó bắt đầu cuộc sống nghiên cứu rày đây mai đó trên khắp thế giới.

Về sau thì cả năm mới về nhà một lần, nên lúc bé Trương Hằng chỉ sống cùng ông ngoại.

Có lẽ là do cảm thấy hổ thẹn với con trai, cho nên hai người không hề keo kiệt với ông cháu hắn về mặt tiền bạc.

Không tính các khoảng học phí với tiền thuê nhà, phí sinh hoạt một năm đại học của Trương Hằng đã là ba mươi ngàn, tuy không bằng đám nhà giàu khác, nhưng so với các học sinh bình thường thì đã là nhiều lắm rồi.

Quay lại vấn đề chính.

Chuyện chiếc đồng hồ nọ rât kỳ lạ, Trương Hằng ngủ một giấc dậy, giơ tay định xem giờ theo bản năng thì phát hiện chữ số khắc trên mặt đồng hồ đã từ mười hai biến thành hai mươi bốn.

Trương Hằng ngẩn tò te một lúc, tiếp theo hắn bình tĩnh đặt đồng hồ về chỗ cũ rồi trùm chăn ngủ tiếp.

Kết quả một tiếng rưỡi sau, đám anh em chung phòng nhắn tin đầy nuối tiếc báo rằng hắn đã bị điểm danh trong lớp toán cao cấp.

Không phải là mơ ư?

Trương Hằng mất chừng mười phút để vệ sinh cá nhân, đoạn hắn ngồi vào bàn học dưới giường rồi mở máy tính lên.

Đầu tiên hắn lên taobao, tìm “ đồng hồ đeo tay gấp đôi giờ, chơi khăm”, kết quả hiện ra là “Không tìm thấy kết quả phù hợp”.

Trương Hằng bèn xóa “ chơi khăm” ở phía sau đi.

Nhưng vẫn chẳng thấy bất kỳ kết quả phù hợp nào.

Không phải chơi khăm à?

Trương Hằng xoa cằm thầm nghĩ, nếu không nhìn mười hai vạch chỉ giờ đột nhiên xuất hiện thì thời gian trên đồng hồ cũng giống như máy tính. Vả lại, sau khi nhìn kỹ, cuối cùng Trương Hằng cũng xác định chiếc đồng hồ khắc hai mươi bốn vạch kia chính là chiếc Seastar mà hắn luôn đeo trước đây.

Kể cả vết xước dưới đáy đồng hồ với nếp hằn trên dây đeo, trừ chủ nhân là hắn ra, người khác chắc chắn sẽ không biết đến những chi tiết này.

Đương nhiên cũng không loại trừ vài chuyên gia làm giả có thể mô phỏng giống hệt hàng thật, nhưng ai lại ăn no rửng mỡ làm tới mức đó vì một trò đùa cơ chứ, có tay nghề và tinh thần thế này thì vào Cố Cung sửa văn vật không tốt hơn à?

Tóm lại, Trương Hằng đã biết là mình có chuyện rồi.

Người bình thường gặp phải hiện tượng thần bí thế này thì đã sợ mất mật rồi, nhưng Trương Hằng không phải là người bình thường, việc này phải cảm ơn hai vị phụ huynh cực phẩm của hắn.

Cha mẹ người ta đều kể chuyện cổ tích bé thỏ, bé sóc để dỗ con mình đi ngủ. Hai vị này lại khác, bọn họ không hề lãng phí kiến thức chuyên môn của bản thân, lúc Trương Hằng còn bé toàn được nghe thần thoại Bắc Âu với kinh thánh để đi ngủ.

Dù cuối cùng bản thân hắn không phụ chín năm giáo dục bắt buộc, trở thành một người theo chủ nghĩa duy vật vinh quang, nhưng dư âm lúc nhỏ vẫn còn đó.

Khả năng tiếp nhận những chuyện thế này của Trương Hằng cao hơn người bình thường rất nhiều.

Dùng khái niệm trong game “Tiếng gọi Cthulhu” khá hot hiện nay để giải thích thì chính là điểm tinh thần của hắn giảm xuống rất chậm.

Thay vì sợ hãi thì hắn lại vô cùng tò mò với việc xảy ra trên người mình.

Trên mặt đồng hồ bình thường chỉ khắc mười hai vạch, kim giờ quay hai vòng đại biểu hết một ngày, giờ chiếc Seastar bản giới hạn số lượng toàn cầu có hai mươi bốn vạch của hắn chỉ cần quay một vòng là hết ngày.

Nếu thế thì hình như cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, sau khi quen rồi thì sẽ thấy khá thú vị.

Nhưng Trương Hằng tin chắc, bất kể là ai làm chuyện này đi chăng nữa thì tuyệt đối sẽ không thỏa mãn với việc đơn giản như đổi mặt đồng hồ của hắn.

Trực giác nói cho Trương Hằng biết, chắc hẳn phải đợi sau khi kim giờ chạy hết một vòng thì chuyện thú vị thật sự mới bắt đầu.

Bây giờ vẫn còn 15 giờ mới hết ngày, tất nhiên Trương Hằng cũng chẳng định sẽ ngồi không trong khoảng thời gian này.

Lớp toán cao cấp buổi sáng không cần đi nữa, dù sao cũng bị điểm danh rồi, dựa theo quy định của giáo sư thì thành tích kiểm tra cuối kỳ sẽ tự động trừ đi 5 điểm.

Vụ này hết cứu nổi rồi.

Trương Hằng dứt khoát tới sân thể dục chạy bù cho buổi sáng.

Lúc bạn cùng lớp nhắc tới Trương Hằng đều cảm thấy tên này rất dị. Sau khi lên đại học, ai cũng ghét phải dậy sớm, chỉ có hắn vẫn kiên trì chạy bộ buổi sáng. Nhưng đại hội thể thao lại không thấy hắn tới đăng ký, mà các hoạt động tập thể khác hắn cũng ít khi tham gia. Nếu tiếp xúc với hắn thì lại phát hiện hắn chẳng lạnh lùng như vẻ ngoài, thậm chí còn rất hóm hỉnh.

Nhóm nữ sinh vẫn rỉ tai nhau rằng Trương Hằng đa tài, đa nghệ. Có người nghỉ sớm trở về trường nói rằng trông thấy một mình hắn ở trong phòng dạy đàn, đánh bản Grandes Etudes de Paganini “La Campanella”, đây là bản độc tấu piano do Franz Liszt soạn lại từ Concerto for violin No. 2, in B minor, Op. 7 của nhà vĩ cầm người Ý Paganini, nổi tiếng bởi độ khó, viết theo kiểu điệp khúc, mỗi một chủ đề đều thay đổi cách diễn tấu, thử thách kỹ thuật trình diễn của người đánh đàn.

Còn có người bảo từng trông thấy hắn tới hội quán bắn cung ở ngoài trường, theo như cậu bạn cùng phòng với Trương Hằng lén tiêt lộ thì hình như hắn còn là thành viên của câu lạc bộ leo núi nào đó.

Mấy tin tức trên đều là sự thật, nhưng cũng không hẳn là sự thật.

Thực tế Trương Hằng không quái dị như mọi người vẫn đồn đãi, việc hắn chạy bộ buổi sáng là do ông ngoại ép, chạy mãi thành thói quen, nhưng tốc độ và sức bền chỉ hơn người bình thường một chút chứ chẳng thể bì được với mấy học sinh có sở trường thể dục được đặc cách tuyển thẳng.

Vụ bắn cung thì do gần đây hắn bỗng nổi hứng nên mới tập thử, vừa học được ba buổi, miễn cưỡng xem như người mới nhập môn. Còn leo núi thì sau khi đăng kí, nhận thẻ tập xong thì hắn lại hết hứng thú nên đã tạm biệt em nó rồi.

Duy chỉ có đàn piano thì hắn đã tập từ nhỏ, nhưng trình độ cũng thuộc dạng nghiệp dư cấp tám chín gì đó mà thôi. Bản Grandes Etudes de Paganini “La Campanella” kia thì hắn đã lưu sẵn trên điện thoại rồi mở nghe trong phòng nhạc, không ngờ lại tạo ra tin đồn này.

Vì thế cứ ngỡ Trương Hằng là người bất thường, nhưng thật ra hắn lại bình thường đến không tưởng.

Hắn thường sinh hứng thú với mọi thứ xung quanh, nhưng thời gian luôn công bằng với mỗi người.

Dù có quý trọng nó hay không, có định tranh thủ dùng từng phút một cách hiệu quả nhất hay không, hay chỉ muốn nằm ì trên giường thì mỗi người cũng chỉ có 24 giờ một ngày.

Không nhiều hơn hay ít hơn dù chỉ là một giây.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Ngày Của Tôi Có 48 Giờ PDF của tác giả Noam Chomsky nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi (Cal Newport)
Đã bao giờ bạn ngồi xuống để làm việc và sau đó, không hề nhận ra mình lại kết thúc bằng việc dành một (vài) tiếng đồng hồ lướt Youtube, Facebook, tin tức? Tất cả chúng ta đều đã từng làm vậy. Có vẻ như có quá nhiều thứ lôi kéo sự chú ý của chúng ta trong thời đại này, nên rất khó để thậm chí đạt đến trạng thái tinh thần giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trong Làm ra làm chơi ra chơi, tác giả Cal Newport nhấn mạnh chủ đề “làm việc sâu” (deep work) đang ngày càng được chú trọng. Học cách làm thế nào để làm việc sâu - khả năng tập trung vào một nhiệm vụ khó nhằn mà không hề bị sao lãng - là chìa khóa để tạo ra những kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn. Cuốn sách đưa ra hai mục tiêu, được chia làm hai phần. Phần 1 nhằm thuyết phục bạn rằng giả thiết về làm việc sâu là đúng. Phần 2 giới thiệu đến bạn một số cách để tận dụng làm việc sâu bằng cách rèn luyện não bộ và chuyển đổi thói quen làm việc sang hướng đặt làm việc sâu ở trung tâm sự nghiệp. Newport không hề đưa ra những lời khuyên xáo rỗng, mang tính lý thuyết hay giáo điều. Ông đề nghị chúng ta nên học cách làm quen với sự hời hợt và từ bỏ các công cụ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, (Thậm chí, nếu bạn không muốn làm vậy thì lý lẽ của ông cũng rất đáng đọc). Nếu bạn đã từng dành một ngày làm việc trong tình trạng bị sao lãng bởi đám email và thông báo hiện lên liên tục rồi băn khoăn bạn đã làm gì cả ngày thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi PDF của tác giả Cal Newport nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê (Cal Newport)
Trong quyển sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên "theo đuổi đam mê."Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước.Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm. Tìm mua: Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê PDF của tác giả Cal Newport nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)
Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như: - Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần? - Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không? - Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola? - Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy). *** Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội? Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ! *** Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì? “Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?” Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời. Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính…. Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc! Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe. Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)
Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như: - Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần? - Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không? - Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola? - Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy). *** Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội? Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ! *** Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì? “Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?” Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời. Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính…. Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc! Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe. Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.