Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nhìn Về Toàn Cầu Hóa (George Soros)

Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội. Soros chỉ trích một “liên minh vô tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những người cực tả đang nỗ lực lên án toàn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

“Là một bản tổng hợp hùng hồn của những phê phán, chỉ trích dành cho các định chế toàn cầu... ngay cả nếu như bạn không đồng ý với những cải cách mà Soros đề ra.” - Business Week***

Mục đích tôi viết cuốn sách này không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó. Với mục tiêu này, tôi đã áp dụng một định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa: tôi đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là thu hẹp phạm vi thảo luận. Tôi có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa ngày nay đang bị mất cân bằng: Sự phát triển các tổ chức quốc tế đã không bắt kịp sự phát triển của những thị trường tài chính quốc tế và các dàn xếp chính trị quá tụt hậu so với quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Dựa trên lập luận này, tôi đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn.

Những điều thấy được từ khối liên minh bất đắc dĩ giữa những người theo chủ nghĩa thị trường chính thống cực Hữu và những người chống đối toàn cầu hóa cực Tả đã khuyến khích tôi bắt tay vào công việc này. Họ là những người cùng phe lạ lùng, nhưng họ đang cấu kết để làm suy yếu hoặc hủy hoại những tổ chức quốc tế chúng ta đang có. Mục đích tôi viết cuốn sách này là tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng. Phải thừa nhận rằng các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs)[1] cũng còn nhiều nhược điểm, nói chung tổ chức nào cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cải tiến, chứ không phải hủy hoại chúng.

Tôi tin rằng tôi có một số phẩm chất đáng chú ý cho chủ đề này. Tôi đã từng là người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, điều này giúp cho tôi có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Quan trọng hơn là tôi luôn chủ động tham gia vào nỗ lực biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi đã thành lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ cho ý tưởng xã hội mở. Tôi tin chắc hình thức hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay chính là sự biến dạng của một xã hội mở toàn cầu. Tôi chỉ là một trong những chuyên gia về thị trường tài chính nhưng sự quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai nhân loại đã làm tôi khác với họ. Tôi đã dành gần hết 5 năm vừa qua để nghiên cứu về nhược điểm của toàn cầu hóa và đã viết một vài cuốn sách và bài báo về chủ đề này. Tuy nhiên, cuốn sách cuối cùng của tôi, Xã hội mở: Cải cách chế độ tư bản toàn cầu[2], chưa được mạnh mẽ lắm trong việc đề xuất các giải pháp. Cuốn sách này, vì thế, sẽ là sự bù đắp cho khiếm khuyết ấy. Tìm mua: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa TiKi Lazada Shopee

Tôi vẫn thường nghe nói lợi nhuận và việc cải tổ thị trường tài chính toàn cầu luôn mâu thuẫn với nhau. Tôi không thấy vậy. Tôi thật sự mong muốn cải thiện hệ thống cho phép tôi thành công hơn, qua đó hệ thống có thể trở nên bền vững hơn. Niềm say mê của tôi đã có từ trước khi tôi tham gia vào thị trường tài chính. Sinh ra là một người Do Thái ở Hungary năm 1930, tôi đã sống qua thời kỳ Đức Quốc xã cũng như đế chế Xô-viết. Tôi sớm nhận ra tác động của thể chế chính trị thắng thế quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại của xã hội như thế nào. Khi còn là học sinh Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ học thuyết Karl Popper, tác giả cuốn Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các thế lực thù địch)[3]. Ngay khi thành công trong vai trò là quản lý của một quỹ đầu tư phòng vệ, tôi đã thành lập một quỹ hỗ trợ tên Quỹ xã hội mở (bây giờ là Viện xã hội mở) nhằm “mở mang những xã hội đóng, giúp những xã hội mở tồn tại và khuyến khích cách suy nghĩ phê bình.” Đó là vào năm 1979. Đầu tiên, quỹ hỗ trợ tập trung vào mở mang những xã hội đóng; tiếp đến, sau sự sụp đổ của đế chế Xô-viết, quỹ tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển thể từ xã hội đóng sang xã hội mở; và gần đây là giải quyết những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Cuốn sách này là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình cống hiến ấy.

Khi cố gắng xây dựng một liên minh nhằm cải cách và phát triển các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs), tôi gặp phải một khó khăn: Thường bao giờ cũng dễ kêu gọi công chúng chống lại hơn là ủng hộ điều gì. Một chương trình hữu ích phải mang tính chất chung bao quát tất cả mong muốn của mọi người, đồng thời cũng mang tính chất riêng cụ thể để một liên minh có thể thu hút các thành viên. Một chương trình như thế không thể xây dựng chỉ bởi một cá nhân. Vì vậy, tôi đã gửi bản thảo cuốn sách tới nhiều giới khác nhau và xin ý kiến của họ. Sau khi nhận được nhiều lời nhận xét và phê bình có giá trị, tôi đã tập hợp tất cả những đóng góp hữu ích đó để hoàn thành tác phẩm. Tôi tin là cuốn sách sau khi hoàn thành sẽ đưa ra một chương trình hữu ích được mọi người ủng hộ và các chính phủ trên thế giới có thể theo đó mà thi hành. Trọng tâm của cuốn sách nằm ở việc đề nghị sử dụng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) trong cơ cấu cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ không chữa trị được hết các căn bệnh toàn cầu, cũng như không có gì có thể làm được điều này, nhưng nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Trong lúc tôi đang chắt lọc để hoàn thành cuốn sách thì bọn khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sự kiện này đã thay đổi tình hình hoàn toàn. Tôi cảm thấy cuốn sách này vẫn chưa đầy đủ. Nó bị hạn chế bởi những ý kiến tôi cho là thực tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, và không giải thích thấu đáo được một tầm nhìn về xã hội mở toàn cầu. Với thực trạng hiện tại, khái niệm về xã hội mở có triển vọng được mọi người biết đến hơn. Tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thôi chưa đủ, nhân loại còn cần một tầm nhìn tích cực về một thế giới tốt đẹp hơn phía trước.

Sự kiện ngày 11/9 đã gây sốc cho toàn dân Mỹ, họ nhận ra rằng suy nghĩ của những người khác trên thế giới về họ hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ về bản thân. Bây giờ họ sẵn sàng xem xét đánh giá lại tình hình thế giới và vai trò của nước Mỹ trong thế giới này. Điều này đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để mọi người cùng suy nghĩ cũng như cùng định hình lại thế giới một cách sâu sắc hơn so với trước khi sự kiện 11/9 xảy ra.

Theo đó, tôi đã quyết định thêm phần kết luận vào cuốn sách để phác thảo tầm nhìn của mình về xã hội mở toàn cầu. Phần này khác hẳn với kết cấu của những phần còn lại của cuốn sách. Đây giống như một bài bút chiến hơn là một bản báo cáo đáng cân nhắc về những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu; một tầm nhìn trừu tượng hơn là một hệ thống kế hoạch thực tế. Tôi dự định sẽ mổ xẻ vấn đề cặn kẽ hơn theo trình tự của nó và quan trọng hơn là phần kết luận này cần được trải qua những nhận xét phê bình như các phần còn lại của cuốn sách. Thực sự, điều này rất cần thiết vì phần này bàn về lĩnh vực mà tôi không thông thuộc như lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Tôi rất lưỡng lự trong việc thêm phần kết luận vì mục đích của cuốn sách là xây dựng một sự đồng thuận rộng rãi, và phần kết luận này có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu đó. Đề xuất về SDR đặc biệt cần sự ủng hộ của nước Mỹ để được thực thi, nhưng phần kết luận của tôi lại chỉ trích cách tiếp cận các vấn đề quốc tế mang tính bá quyền, đơn phương của chính phủ Bush. Cuối cùng, tôi quyết định đặt lòng tin vào công chúng mà tôi hy vọng sẽ được họ động viên. Mọi người không cần đồng ý với tất cả các quan điểm của tôi về việc sử dụng SDR, và nếu mọi người ủng hộ điều này thì một chính phủ dân chủ phải tôn trọng ý chí của người dân cho dù chính phủ đó không thích những lời chỉ trích của tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhìn Về Toàn Cầu Hóa PDF của tác giả George Soros nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nguyên Lý 80-20 (Richard Koch)
Mục lục PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20 2.Tư duy theo Nguyên lý Phần 2 Tìm mua: Nguyên Lý 80-20 TiKi Lazada Shopee THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ MỘT ĐIỀU HUYỀN BÍ 3.Ngấm ngầm một làn sóng 4.Tại sao chiến lược của bạn sai lầm? 5.Đơn giản là tốt đẹp 6.Câu đúng đối tượng khách hàng 7.Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của Nguyên lý 80/20 8.Quí hồ tinh! “Số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn Phần 3 LÀM ÍT, THU VÀ “THỤ” NHIỀU HƠN 9.Tự Do 10.Cách mạng thời gian 11.Bao giờ bạn 12.Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu 13.Thông minh và lười nhác 14.Tiền, tiền, tiền 15.Bảy thói quen mang đến hạnh phúc Phần 4 MỞ RỘNG ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ 80/20 TRONG CUỘC SỐNG 16.“Lấy lại phong độ”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý 80-20 PDF của tác giả Richard Koch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Lý 80-20 (Richard Koch)
Mục lục PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20 2.Tư duy theo Nguyên lý Phần 2 Tìm mua: Nguyên Lý 80-20 TiKi Lazada Shopee THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ MỘT ĐIỀU HUYỀN BÍ 3.Ngấm ngầm một làn sóng 4.Tại sao chiến lược của bạn sai lầm? 5.Đơn giản là tốt đẹp 6.Câu đúng đối tượng khách hàng 7.Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của Nguyên lý 80/20 8.Quí hồ tinh! “Số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn Phần 3 LÀM ÍT, THU VÀ “THỤ” NHIỀU HƠN 9.Tự Do 10.Cách mạng thời gian 11.Bao giờ bạn 12.Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu 13.Thông minh và lười nhác 14.Tiền, tiền, tiền 15.Bảy thói quen mang đến hạnh phúc Phần 4 MỞ RỘNG ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ 80/20 TRONG CUỘC SỐNG 16.“Lấy lại phong độ”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý 80-20 PDF của tác giả Richard Koch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Đời Như Kẻ Tìm Đường (Phan Văn Trường)
Một đời như kẻ tìm đường Tác giả: Phan Văn Trường Hai cuốn sách đầu tay - Một Đời Thương Thuyết cùng Một Đời Quản Trị - là sự chắt lọc từ những trải nghiệm trong suốt nhiều năm tháng nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, với cuốn sách này tôi lại muốn dành một khoảng không gian riêng để có thể phản ảnh những cảm nhận cá nhân về cuộc sống với góc nhìn từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến độ tuổi xế chiều này. Nói đến cuộc sống, đương nhiên chúng ta không thể quên những khoảnh khắc của sự lựa chọn, của những ngã rẽ - lúc mà mỗi cá nhân phải mạnh mẽ lấy những quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến việc tiến thân. Không một ai thoát khỏi những phân vân, những lần lựa, những ưu tư và đôi khi cả những nuối tiếc. Khoảnh khắc khó chịu nhất có lẽ là khi mình đã lỡ chọn một hướng đi, nhưng ngộ được rằng con đường này nhiều chông gai, lắm rào cản và lại còn không phù hợp. Trong lòng, lúc ấy chỉ muốn được quay trở lại để bắt đầu, để lựa chọn lại một hướng khôn ngoan hơn. Tìm mua: Một Đời Như Kẻ Tìm Đường TiKi Lazada Shopee Việc lựa chọn tất nhiên đòi hỏi nhiều sáng suốt, nhưng trên hết người lựa chọn phải hiểu rõ thế giới mà mình đang sống và biết rõ chính mình muốn gì, và một mặt khác phải sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm trong sự lựa chọn. Nói một cách hoa mỹ hơn, mình chỉ tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp cho bản thân nếu thấu hiểu rõ bản năng, bản ngã và cả tiềm thức của chính mình, cùng một tinh thần luôn sẵn sàng đối mặt với những hệ quả tốt và xấu từ sự lựa chọn ấy. Trong một đời người, có đến hàng chục thời điểm phải lựa chọn cho đúng. Ví dụ như chọn môn học, chọn nghề, chọn cho mình người bạn trăm năm hay là chọn nơi để lập nghiệp, rồi để ổn định đời sống gia đình. Có một sự lựa chọn chúng ta cần phải đối diện mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây, đó chính là chọn sự thay đổi. Từ những thay đổi rất nhỏ như một thói quen, một mái tóc hay thay đổi nơi làm việc đang gây ra sự nhàm chán, hoặc mạnh dạn hơn thế nữa là đổi hẳn nghề nghiệp. Rồi đôi khi phải ngậm ngùi thay đổi người bạn đời đầu ấp tay gối, chọn cả ly hôn hay tái hôn. Không chỉ có vậy, từ những chuyện thường tình như lụa bạn mà chơi cũng là một sự lựa chọn phải biết đắn đo cân nhắc. Có đôi lúc trớ trêu hơn, cuộc đời đặt mình vào một tình huống éo le, mình muốn đổi hẳn đời nhưng phải đánh đổi quá nhiều thứ thân thuộc. Những lúc ấy, áp lực phải chọn lấy một quyết định khôn ngoan quả thật nhức nhối. Vào khoảnh khắc này, tâm hồn mình mới cảm nhận rõ sự mông lung và vô thường của cuộc sống. Số đông chúng ta thường đi tìm ánh sáng của Đấng Trên cao, của tâm linh, hay thấp hơn là ý kiến của cha mẹ, bạn bè thân thuộc. Mình bỗng cảm thấy cần tìm hiểu lại bản thân, rằng mình là ai, mình muốn gì, mình có còn là đúng con người mình những năm về trước không. Nếu làm xong được việc tự soi xét chăng nữa, thì ngay sau đó mình phải khẳng định lại cho bản thân biết rõ những thứ gì là chính nên được ưu tiên, còn những thứ gì chỉ là phụ. Ngày nay, không như xưa kia, quyết định nào cũng mang tính cá nhân, nhưng lại có ảnh hưởng rộng rãi trên toàn tập thể. Xưa kia, mỗi khi cần lựa chọn, nhiều gia đình họp nhau lại để cùng bàn luận và giúp cho thêm ý kiến, nhưng ngày nay không còn như thế nữa. Mình có bao nhiêu gia đình, bằng hữu chăng nữa, quyết định vẫn là của mình, một mình trơ trọi. Tại sao thế? Thứ nhất vì thế giới ngày hôm nay đa dạng hơn xưa nhiều, và những cảm nhận về cuộc sống giữa những người thân thậm chí cũng hoàn toàn khác nhau. Không ai có thể lý luận thay mình, và tất nhiên những ý kiến của mọi người chung quanh đưa ra chỉ phản ảnh những kinh nghiệm mà họ đã từng trải, khó có thể áp dụng lên bất kỳ ai. Thứ hai vì trách nhiệm trong sự quyết định là hoàn toàn cá nhân, ai chơi người ấy chịu. Iỳ dụ như có rủi ro xuất hiện, không ai khác ngoài bản thân đơn độc cần phải chấp nhận hậu quả với cuộc chơi mà mình điều khiển. Vào đúng lúc đó, không có một người bạn thật sự nào sẽ can thiệp hay chịu đòn cùng, vì họ biết rằng chẳng thể nào tự cho cái quyên tước đi những kinh nghiệm hay những bài học bạn cần phải có. Thành thử, xã hội ngày nay buộc mỗi cá nhân phải tự nhận lấy việc cáng đáng bản thân một mình. Tình huống này lại không phù hợp với văn hóa cố hữu của Việt Nam chúng ta, bất cứ cái gì là gia đình cũng can thiệp, cha mẹ mắng mỏ con cái, vợ chồng khiển trách nhau, anh chị em chỉ trích đan xen lẫn lộn. Trong khi bản chất của mỗi quyết định là hoàn toàn ở phạm vi cá nhân.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Đời Như Kẻ Tìm Đường PDF của tác giả Phan Văn Trường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Làm Chủ Cuộc Chơi, Thay Đổi Cuộc Đời (Weldon Long)
Mục lục 1. Lời cảm ơn 2. Giới thiệu 3. 1. Tư duy đúng đắn 4. 2. Chúc mừng! bạn đúng… ngay cả khi bạn sai! Tìm mua: Làm Chủ Cuộc Chơi, Thay Đổi Cuộc Đời TiKi Lazada Shopee 5. 3. Thấu hiểu sức mạnh của sự tập trung và tiềm thức 6. 4. Bước 1: Tập Trung 7. 5. Bước 2: Cam kết về mặt cảm xúc 8. 6. Bước 3: Hành động 9. 7. Bước 4: Trách nhiệm 10. 8. Vấn đề không phải kiến thức, mà là sự nhất quán! Lời cảm ơn Tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt đến Giám đốc Vận hành (COO) của tôi, Doug Wyatt, người đã là cái tôi khác của tôi trong suốt 6 năm qua, vừa chịu đựng tính khí thất thường của tôi, vừa giúp tôi trở nên thông minh và tỉnh táo. Đó là thách thức không hề nhỏ, nhưng anh đã thực hiện rất xuất sắc. Xin dành rất nhiều lời cảm ơn đến đội ngũ tiếp thị và sản xuất video thông minh và tài năng của tôi, bao gồm Dale Warner và Andy Mitchell, vì đã khiến tôi trông như biết mình đang làm gì. Xin đặc biệt tri ân Kevin Small ở Result Source và tất cả những người tuyệt vời tại John Wiley & Sons vì đã giúp xuất bản cuốn sách này. Vô cùng cảm ơn “diễn giả mang giày thể thao” David Behr vì đã thực hiện các sự kiện phát sóng trực tiếp của chúng tôi trên khắp đất nước. Tôi nợ cố Tiến sĩ Stephen R. Covey một ân tình vô hạn vì lòng tốt, sự hào phóng và cuốn sách 7 Habits of Highly Effective People (tựa Việt: 7 Thói quen của người thành đạt) của ông. Cuốn sách đã thay đổi vận mệnh của tôi mãi mãi. Còn sự ra đi của ông đã khiến cho hàng triệu người yêu mến ông trên khắp thế giới vô cùng thương tiếc. Tiến sĩ Covey là một trong những nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Ông đã tác động sâu sắc đến cuộc đời tôi và ngăn tôi hủy hoại bản thân thông qua tác phẩm của mình. Vào năm 2009, tôi đã có đặc quyền được gặp gỡ và cộng tác với Tiến sĩ Covey sau khi ông giới thiệu cuốn sách đầu tiên của tôi - The Upside of Fear (tạm dịch: Mặt tốt của nỗi sợ hãi). Ở đâu đó trên kia, Tiến sĩ Covey đang giúp các thiên thần trở thành những nhà lãnh đạo giỏi giang hơn. Nhất định, ông đang yên nghỉ sau khi biến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn nhiều so với lúc ông vừa tìm thấy nó. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Laura Oien, Judy Slack, Michael Hansen và mọi người ở Tom Hopkins International vì sự giúp đỡ và ủng hộ của họ. Tất nhiên, xin dành lời cảm ơn đặc biệt đến huyền thoại Tom Hopkins vì sự ủng hộ của anh. Anh chính là ví dụ về nhận thức và cư xử với tư cách một người thật sự chuyên nghiệp. Cảm ơn Tom, anh chắc chắn là một chuyên gia đích thực. Như luôn luôn vẫn thế, xin cảm ơn mẹ tôi, Mary Goodeau, và Eloise Ilgen (hay Nana) vì sự yêu thương và ủng hộ của hai người. Cảm ơn cả hai đã luôn nghe máy mỗi khi tôi gọi đến từ nhà giam bằng dịch vụ người nghe trả phí. Bên cạnh đó, sẽ thật thiếu sót nếu không công nhận Janet Cole vì những hỗ trợ của cô suốt nhiều năm qua, mà nếu thiếu nó, có lẽ câu chuyện cuộc đời tôi đã trở nên rất khác. Janet, cô là minh chứng tiêu biểu về một người phụ nữ luôn giữ vững phẩm cách và đẳng cấp bất kể thăng trầm trong cuộc sống. Xin gửi tình yêu, sự tận tụy và lòng biết ơn của tôi đến với Taryn và Skylar, những người đã mang tới mảnh ghép còn thiếu trong bộ xếp hình cuộc đời tôi. Các bạn đã truyền cảm hứng mỗi ngày để tôi trở thành con người mà Chúa đã định cho tôi. Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn vô cùng đặc biệt cho con trai tôi, Hunter, nguồn cảm hứng thường trực và kiên định của tôi, người khiến tôi rất đỗi tự hào khi được trở thành cha của cậu. Con trai, con khiến cha trở thành một người tốt đẹp hơn và cha yêu con nhiều hơn mọi lời có thể diễn tả. Matti là một cô gái rất may mắn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Chủ Cuộc Chơi, Thay Đổi Cuộc Đời PDF của tác giả Weldon Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.