Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khi Chiếc Yếm Rơi Xuống - Trương Tửu (NXB Minh Phương 1940)

Ông Lê Ta tức Nguyễn Thứ Lễ tức Thế Lữ, thi sĩ đáng kính của phong trào thơ Mới, vào những năm 1938, 1939 đã đăng trên báo Ngày nay – cơ quan của Tự Lực văn đoàn mà ông là thành viên, vài mẩu tin “văn…vắn” rất thú vị. Bằng cái giọng tưng tửng, châm biếm nhẹ nhàng, Lê Ta nêu đích danh một số hiện tượng phổ biến trong làng văn chương sách vở thời đó mà ông đặt câu hỏi là “dấu hiệu của thời đại đó chăng ?” Hiện tượng đầu tiên là việc các nhà văn thi nhau đặt tên sách “phải thực kêu” nhằm hút mắt độc giả. Lê Ta dẫn ra một vài ví dụ: – Người đàn bà trần truồng – Bão táp trong chiếc quần đùi – Mốt áo pardessus – Sự thổn thức của quả tim non – Đùa với ái tình – Khi chiếc yếm rơi xuống.

Nhìn qua thì thấy, thời đó, xu hướng đặt tên sách cũng đánh mạnh vào thói háo sexy lắm thay! Xã hội An Nam hẳn đang trải qua cơn bão Âu hóa, thời trang và tình ái là những thiết chế bị/được cái mới nâng lên thành sản phẩm thời thượng, phù hợp với tâm thế của “con nhà tân thời” vui vẻ trẻ trung đang trên đà thắng lợi. Sức hấp dẫn của văn chương, vì vậy, không thể tránh khỏi chuyện yêu đương, áo quần, thể thao… và đặc biệt là cái nhìn mới/khác về cơ thể người nữ. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm văn chương thời đó, kể cả xu hướng “tả chân tiểu thuyết” hay “ái tình tiểu thuyết”, đều hướng đến việc xây dựng câu chuyện liên quan đến người nữ với các mã số quen thuộc: vẻ đẹp cơ thể, tình yêu, tình dục, cuộc đấu tranh giữa đức hạnh nề nếp cũ và tinh thần giải phóng tự do… Nếu Lê Ta công bằng hơn thì cũng có thể nêu ra một vài cái tên như Đời mưa gió, Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa của TLVĐ… “kêu” chẳng kém gì Kĩ nghệ lấy Tây hay Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng mà ông khéo léo nhắc tới.

Khi Chiếc Yếm Rơi Xuống

NXB Minh Phương 1940

Trương Tửu

54 Trang

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tuồng cải lương Bá Ấp Khảo [pdf]
Diễn theo truyện Phong thần. Diễn theo truyện Phong thần.Diền tử Bá Ấp Khảo dưng bữu vật xin thục tội cho cha cho đến Châu Văn Vương ăn thịt con.Đây là một tuồng trong tuồng hát cải lương.
Cánh Buồm Máu Số 8 (NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935) - Trần Hồng Giang
CÁNH BUỒM MÁU là một bức tranh vẽ rõ rệt cái đời bấp bênh đeo neo khổ cực, sống hôm nay chưa chắc có ngày mai của con nhà chài, của các nhà thông thương gửi thân với cả gia-đình dưới một cánh buồm, xông pha trong những ngày bão bùng ghê gớm để tranh dành tìm cái sống và lại là bài thơ than cho vết thương đau của nhân loại: nghề bắt cóc và buôn người. Tác giả lại giới thiệu với các bạn: Hải-Bằng, một phóng viên trinh- thám, ra phiêu lưu mạo hiểm, đã sục sạo các hang đả trừ hại giặc bể, với một chiếc mành, với một tấm lòng quả cảm, chàng vẫy vùng vượt trên mặt sóng nghiêng trời... Cánh Buồm Máu Số 8NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935Trần Hồng Giang16 TrangFile PDF-SCAN
Giấc Mộng Đêm Hè - Thạch Sĩ Bia (NXB Hà Nội 1937)
Một buổi đêm hè, trong khu rừng bên ngoài thành Athens nổ ra một cuộc cãi vã giữa chúa tể và nữ vương các thần tiên. Xung đột giữa hai người vô tình lôi kéo cả hai đôi tình nhân, mấy bác thợ thủ công chất phác vào những trò hỗn loạn chưa từng thấy. Vui nhộn, huyền hoặc, Giấc Mộng Đêm Hè là nguồn giải trí tuyệt vời cho những người có trí tưởng tượng phong phú. Giấc Mộng Đêm HèNXB Hà Nội 1937Thạch Sĩ Bia111 TrangFile PDF-SCAN
Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1,2 (NXB Đông Kinh 1926) - Nguyễn Hữu Tiến
Thơ từ của Xuân-Hương truyền lại cũng nhiều, xem ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất-tính tự nhiên; mà đáng là một bậc tài-nữ ở trong đám thi-xã. Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết sự-tích, thì thơ-từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói truyện sự-tích, mà không thuộc hết bài thơ, thì sự-tích cũng mập-mờ. Thậm chí tam sao thất bản, cũng có bài thì thiếu, cũng có câu thì sai, sự-tích đã mập mờ, nên văn thơ lại càng lẫn lộn, lắm người lại cho là giọng thơ đĩ thõa, thế chẳng an mất tiếng người tài-nữ lắm ru! Nay tôi lục xem các di-cảo, mà xét thấy thơ từ và sự-tích của Xuân-Hương khi trước, phong tình cổ-lục còn truyền sử xanh. Vậy mới diễn ra truyện này, chia làm 8 đoạn, gọi là: Giai-nhân di mặc. để ai xem cũng được hiểu sự-tích, thì lại càng rõ ý thơ hay; trước là làm một truyện kỉ-niệm người tài-nữ nước Nam mình; sau là ghi chép lấy những bài văn thơ hay, để cho biết lối văn-chương nôm nước mình, cũng lắm điệu tài tình xuất sáo.Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1 + 2NXB Đông Kinh 1926Nguyễn Hữu Tiến86 TrangFile PDF-SCAN