Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công - Zig Ziglar

Hẹn Gặp Bạn Trên Đỉnh Thành Công

HẸN BẠN TRÊN ĐỈNH THÀNH CÔNG là tác phẩm rất ít lý luận, những tư tưởng, tiến trình và kĩ thuật đều phát sinh từ cuộc sống. Nó kết hợp mật thiết ba mươi năm buôn bán với kinh nghiệm phát triển của loài người, của một cá nhân chịu ảnh hưởng của muôn ngàn chuyên gia lỗi lạc thuộc mọi lãnh vực trên thế giới. Áp dụng tư tưởng và kĩ thuật trong sách là bạn đang học tập kinh nghiệm chứ không phải lý thuyết của người khác.

Đây chính là đường lối thực dụng duy nhất để phát triển vì học mọi thứ bằng những chứng nghiệm cá nhân tất sẽ chẳng mấy kết quả mà lại tốn kém quá nhiều thì giờ và tiền bạc.

Bạn có thể cầm sách lên đọc bất cứ trang nào cho tinh thần bạn được điểm tâm, đọc một chương cho tinh thần bạn được no thỏa hoặc đọc hết cả cuốn cho tinh thần bạn tìm ra một lối sống. Rồi bạn hãy đọc đi đọc lại, và nếu bạn đem những tư tưởng trong sách này ra áp dụng thì tôi sẽ “gặp bạn trên đỉnh thành công”.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Đông Lai Bác Nghị (Dương Tấn Tươi)
Nếu không có tài dàn xếp của bao sự ngẫu nhiên thì đâu có quyển Đông-Lai bác nghị nầy! Đầu tiên, một vị túc nho của chốn Thần kinh, lúc tản cư vào Sài-thành, ngẫu nhiên đến trú ngụ cạnh phòng khám bịnh của chúng tôi. Đó là việc hệ trọng: vì đối với chúng tôi, bực đại nhân ấy là một người thầy đáng kính, mặc dầu Cụ vẫn có nhã ý tự xem mình là bạn vong niên; vì đối với quyển sách này, bực lão thành ấy mới thật là người cha tinh thần, mặc dù Cụ ấy vẫn một mực chối từ không nhìn nhận. Vả lại, vì muốn giữ vẹn cốt cách của nhà ẩn dật, Cụ yêu cầu chúng tôi đừng nêu danh Cụ vào trong sách! Thật đáng phục thay đức tính khiêm tốn của bực nho phong, mà cũng khổ cho chúng tôi vì phải dài dòng nhắc lại tiểu sử của bổn dịch mà chỉ được phép dùng một chữ « Cụ » vỏn vẹn để kể cho tròn câu chuyện! Thì cũng bởi vai tuồng quan trọng của vị túc nho ấy trong khi phiên dịch cho nên chúng tôi xin độc giả niệm tình tha thứ khi thấy chúng tôi lắm lời nói về thân thế của một người đương cầu xin đời đừng nhắc đến tên. Sanh trưởng trong một thế gia của chốn đế đô, cha làm Thượng thơ bộ Lễ, thì khi vào sân Trình, Cụ chiếm bằng cử nhân, việc ấy, theo chúng tôi, cũng chưa đáng kể. Đáng nể là khi rời cửa Khổng để theo tân học, chỉ trong mấy năm Cụ theo kịp các bạn đồng niên nơi lớp tú tài « Tây »! Rồi sang Pháp để trau giồi học mới, rồi xông pha nơi bể hoạn, rồi cuối cùng nối được chức của cha, thì với sức học đó, với thông minh đó, âu cũng là một việc có thể đoán trước được. Tìm mua: Đông Lai Bác Nghị TiKi Lazada Shopee Ngày nay, đã chứng kiến bao cuộc bể dâu, Cụ chỉ còn giữ lại một ham muốn là tận hưởng chữ « nhàn » trong thời hưu trí. Muốn được thế, Cụ ẩn mình trong đám rừng người để thưởng thức một câu thơ đẹp với chén trà ngon hoặc cùng vài ba tri kỷ luận bàn về văn học. Cụ nhứt quyết chủ trương: « Lịch sử và địa dư đặt nước nhà vào giữa hai nguồn văn hóa, muốn trở nên một công dân đất Việt, chúng ta phải thâu thập cả đôi. Âu Tây giúp ta kỹ thuật, Á Đông cho ta nghệ thuật làm người ». Để chứng minh lời nói, Cụ nhắc lại một gay cấn vừa xảy ra trong trường quốc tế, rồi chỉ rõ giải pháp của người xưa khi gặp cảnh ngộ tương tợ để bắt buộc kẻ đối thoại phải nhìn nhận: « Thiếu Hán học là một sự thiệt thòi rất lớn ». Sẵn có quan niệm ấy nên Cụ nhận lời ngay khi chúng tôi ngỏ ý cầu học. Lối dạy của Cụ thật là đặc biệt. thường ngày Cụ dùng tiếng Việt để giảng bài, nhưng khi gặp áng văn quá bóng-bảy hay huyền-diệu thì Cụ dùng cả tiếng Pháp để diễn-tả tư-tưởng, mượn triết-học Đức để so-sánh, đem học-thuyết Hy-Lạp để chứng minh, cốt-yếu là giúp học trò hiểu cho thấu đáo, tận-tường. Khi gặp tư-tưởng thanh-cao hoặc áng văn bất-hủ, chúng tôi lật đật ghi rồi chép lại trong giờ nhàn rỗi để trình lên cho Cụ xem-xét. Cụ dò từng câu, đối-chiếu từng chữ để phê-bình. Nhờ Cụ tiến dẫn, chúng tôi mới « nuốt hận » chép thơ của Tư-mã Thiên, sụt sùi thảo tờ biểu xuất-sư của Gia-Cát, băn khoăn đứng trên lầu Nhạc-Dương với Trọng-Yêm, ngạo nghễ biên thơ từ-chức cùng Tạ-Phùng-Đắc. * Ngẫu-nhiên khéo sắp cho chúng tôi gặp được một bực thầy đáng kính, thì cũng nhờ ngẫu-nhiên chúng tôi lại gặp quyển sách đáng yêu. Kẻ vừa nhập đạo thường không tiếc lời ca-tụng tôn-giáo mới của mình. Chúng tôi nào có tránh được thường tình đó trong khi hầu chuyện với ông Trương-Quan, một nhân vật mà giới mại bản Huê-kiều và làng « thanh sắc » bổn xứ vẫn còn nhớ tiếng. Nghe chúng tôi ca tụng nhân tánh của nền văn-hóa Trung-Hoa, Trương-quân đột-ngột hỏi: « Như thế chắc bác-sĩ đã đọc quyển Đông-Lai bác nghị rồi? » Chúng tôi phải thẹn thùng nhìn nhận: « Chẳng những chưa được đọc mà như phần đông người Việt-Nam, chúng tôi chưa từng nghe đến tên! » Vì bác-sĩ khen ngợi văn học cổ Trung-Hoa, trí tôi vùng nhớ lại câu chuyện hai mươi năm về trước khi còn thơ ngây cặp sách vào trường để ăn mày chữ. Trong những giờ các bạn được nghỉ ngơi hoặc nô đùa chạy giỡn thì chúng tôi bị ông bác ngồi kèm bên cạnh ép buộc đọc một vài trang Đông-Lai bác nghị. Đó là lời phê-bình về hành vi và hạnh kiểm của các nhân vật đời Đông-Chu. Câu văn huyền diệu, lập luận chặt chẽ, tâm lý sâu sắc là ba đặc điểm của tác phẩm bất hủ đó. Nhưng đối với bộ óc non nớt của đứa trẻ lên mười thì làm sao thưởng thức nổi vẻ đẹp của câu văn hay và sự điêu-luyện của bài luận khéo? Vậy mà, ông bác vẫn bắt buộc chúng tôi « ê » « a » đọc cho xong vì: « nơi trường, thầy dạy cháu làm văn; nơi đây, bác dạy cháu làm người ». Lời của bác thật là chí lý! Thời-đại Đông-Chu là khoảng đen tối nhứt của lịch-sử Trung-Hoa, vì lúc ấy, xã hội đương vươn mình thay đổi lốt, nên gây ra bao sự xáo trộn lớn lao. Bực thánh phải chung đụng với sát nhân, hiền triết phải ăn ở cùng gian tà, rồi tranh đấu chống chọi nhau nẩy sanh ra trăm ngàn việc, hay dở đều có. Tất cả hai mặt - tốt và xấu, thanh với tục - của con người đều phô bày. Nếu gặp một nhà phê-bình có cặp mắt tinh đời, có bộ óc sáng suốt, lại thông tâm lý, hiểu chánh trị, khảo sát thời kỳ ấy thì chắc chắn sẽ để lại cho đời một tác phẩm vô cùng hữu ích. Lữ Đông-Lai có đủ điều kiện ấy cho nên quyển Bác-nghị là một chiếc thuyền đã cắm sào ở ngoài dòng thời gian… Khi đọc quyển Đông-Lai, chúng ta có cảm giác đương nghe một tay thợ chuyên môn giải thích về các bộ phận trọng yếu của guồng « máy lòng » rồi chỉ cho chúng ta thấy các nguyên do thường làm cho động cơ ấy chạy. Cũng bởi « động cơ » và nguyên do ấy không thay đổi cho nên lời của Đông-Lai luận về một thời vẫn có thể giúp ích cho người trong muôn thuở. Vì lẽ đó, lúc trẻ, chúng tôi oán trách ông bác bao nhiêu, thì ngày nay, đã tránh được nhiều kinh nghiệm chua cay, chúng tôi lại cám ơn ông bác bấy nhiêu! Đáp lời yêu cầu, ông Trương-Quan phải nhờ người về tận Thượng-hải mua giùm cho chúng tôi một bổn. Của báu cầm tay, chúng tôi đến nhờ Cụ dẫn giải giùm điều thắc mắc: « Tại sao một tác phẩm giá trị dường kia, mà từ xưa, trong xứ ta chưa từng nói đến? » Cụ giảng: « Những sách Trung-Hoa được phiên dịch và truyền bá ở Việt-Nam phần nhiều vì ba cớ: Một là bởi có nhiều người bị bắt buộc phải đọc đến, cho nên bàn tới cũng nhiều, dịch ra không ít, đó là những sách có tên trong chương trình thi cử. Hai là các thứ sách quyến rủ người vì cốt chuyện, ấy là lịch sử tiểu thuyết tức là truyện. Còn về loại thứ ba là vận văn, vì đọc lên nghe êm tai, lại dễ nhớ, nên có nhiều người ưa thích. « Đông-Lai bác nghị không đứng vào ba hạng đó. Vì là văn phê bình nên đòi hỏi ở độc giả một trí phán đoán mà người đời ít hay dùng đến. Và là văn nghị luận nên khô khan mà bắt buộc người đọc phải suy xét mới thưởng thức. Không có vần, thiếu cốt chuyện hấp dẫn, lại không được ghi vào chương trình thi cử, như vậy ít người biết đến thì cũng là một chuyện không lạ. Nói thế không phải bảo sách ấy không có độc giả! Ngoài số thí sinh hiếu kỳ nên tìm Đông-Lai đọc trước khi vào đình thí, phần đông, các người mê thích sách đó toàn là những kẻ đã đỗ đạt, ra làm quan, ưa dùng quyển Bác-nghị để kiểm điểm hành động trong lúc chăn dân hay khi xử thế. Rồi đến lúc chiều tà bóng xế, khi đã mỏi mệt thì trí muốn yên nghỉ hơn là dịch sách? Vả lại đối với các bực tiền bối ấy, dịch hay viết sách là một sự ngoài tưởng tượng. Đối với họ, học là hành nghĩa là đem ra áp dụng, để làm tròn bổn phận của mình, chớ không dám học để truyền cho ai cả. » * Rồi theo lệ thường, Cụ giải thích, chúng tôi ghi chép. Cả thảy được tám mươi bốn bài. Mỗi bài là một sự ngạc nhiên. Trong văn chương Trung-Hoa, chúng ta thường bực mình vì gặp lời nhiều hơn ý. Với Lữ Đông-Lai, câu văn đẹp đẽ vẫn đi kèm với tư tưởng cao thâm. Lắm bài không đầy gang tấc mà chất chứa ý dài muôn vạn dặm. Càng suy xét, càng thấy sâu rộng. Về mặt tâm lý thực nghiệm và chánh trị thực hành, chưa chắc có quyển sách nào trong văn chương Âu-Mỹ sánh kịp Đông-Lai bác nghị. Ấy là chưa bàn đến lý luận, phần cốt yếu của sách. Mở đầu cho mỗi bài, tác giả nêu ra một tư tưởng căn-bản, nhiều khi không dính-líu với cốt chuyện đem ra phê-bình. Độc-giả còn tưởng nhà văn lạc đề, thì chỉ vài câu, đã móc dính đầu-đề với ý-niệm căn-bản. Rồi dùng câu chuyện đem phê-bình để chú-thích tư-tưởng chánh ghi trên đầu bài. Trước với sau, đầu với đuôi đều ăn khớp, các bộ-phận liên-lạc cùng nhau một cách tế-nhị làm cho độc-giả tưởng là đương nghe nhà toán-học khéo chứng-minh một định-lý của hình-học. * Rồi một hôm, mấy người bạn tình-cờ đến viếng giữa giờ giảng dạy của cụ, đó là ngẫu nhiên thứ ba. Cũng như chúng tôi, các bạn đều bị câu văn trong-sáng và lập-luận huyền-diệu của Đông Lai hấp-dẫn nên mới khuyên chúng tôi cho xuất-bản. Từ-chối là sự dĩ-nhiên, vì bổn-tâm của chúng tôi là chỉ học cho mình… Lý-luận của các bạn thật cũng chặt-chẽ: « Hiện nay, quốc-văn đương nghèo… học-sanh thiếu món ăn tinh-thần, v.v…. Trong lúc các tiểu-thuyết khiêu-dâm chường mặt trên báo và trong hàng sách thì ôm giữ cho mình một tác-phẩm có giá-trị là một việc… ích kỷ, một tội to đối với nền học-vấn ». Không phương chối-cãi, đành phải nghe theo. Từ đây mới gặp bao nỗi khó … * Trước hết, nếu cho in vỏn-vẹn tám mươi bài nghị-luận của Đông-Lai mà chẳng có những đoạn Xuân-Thu, Tả-Truyện thì làm sao độc-giả lãnh-hội được? Vả lại, lắm khi, vì bắt-bẻ một câu hoặc một chữ của Tả-Truyện mà Đông-Lai viết thành bài « bác-nghị ». Vậy dịch Xuân-Thu và Tả-Truyện song-song theo « bác-nghị » là một sự tối-cần. Cũng là một điều quá khó. Các bạn chắc đều biết Xuân-Thu là một trong năm quyển kinh của Đức Khổng-tử. Đó là bộ sử nước Lỗ do Ngài sửa-định, chép từ đời Lỗ Ẩn-công cho đến Lỗ Ai-công gồm có 240 năm (từ 721 tới 481 trước tây lịch). Với quan-niệm hiện-tại về sử học khi chúng ta trịnh-trọng lật quyển Xuân-Thu thì sẽ vô-cùng ngạc-nhiên hay thất-vọng. Vì đó chỉ là một mớ sử liệu chép rời-rạc, dường như gặp chuyện thì ghi, không màng đến sự liên-lạc hay tương-quan. Lại có nhiều việc quan-trọng mà không chép. Khi chép thì quá vắn-tắt gần như đơn-sơ. Thí-dụ: bà Khương-thị vì thương con không đồng nên gây ra cuộc xung-đột giữa Trịnh Trang-công và em là Cung Thúc-Đoạn thì nào là quỷ-kế của anh, nào là tham-vọng của em, nào là lời bàn của bá-quan rồi đến trận đánh, với cuộc vây thành phá lũy, cho đến khi cùng đường Thúc-Đoạn chạy vào xứ Yển. Trịnh Trang-công giam mẹ, thật là bao nhiêu gây cấn mà trong Xuân-Thu chỉ có một câu: « Mùa hạ, tháng năm, Trịnh-bá thắng Đoạn tại Yển ». Có lúc còn vắn tắt hơn, như « Tề cứu Hình » hoặc « Địch đánh Vệ ». Vậy thì chân giá trị của bộ Xuân-Thu ở đâu mà vẫn được xem là quyển kinh để « định công luận, đoán án cho muôn đời »? Tại sao chính Đức Phu-Tử cũng yêu cầu người đời « biết cho ta » hay « buộc tội cho ta » thì nên do bộ Xuân-Thu? Như vậy, bực thánh và dư luận cổ kim đã lầm chăng? Hoặc giả, vì quan niệm về sử học của xưa với nay quá khác nhau mới có điều chinh lịch đó? Nếu thật thế thì tại sao một học giả của thời đại nầy, cụ Nguyễn-Văn-Tố, một người mà chưa ai dám ngờ vực về sức học uyên thâm, cũng chưa ai dám nghi đến sự thận trọng của ngòi bút, đã viết: « Muốn thưởng thức cái hay của bộ Xuân-Thu, phải nhận thấy hương nồng của triết lý, thơm ngát của luân lý, mùi vị của chánh trị ở trong kinh đó. » Làm sao những câu văn vắn-tắt sơ sài kia lại chứa được bao nhiêu mùi, hương và vị? Chỉ vì Đức Phu-Tử khéo dùng một phương pháp kín đáo: quên TÊN và VIỆC. Sự quên hữu ý, sự cố tâm quên có nghĩa là chê bai, là khiển trách. Như trong thí dụ trên, không chép tên Trịnh Trang-công chỉ gọi Trịnh-bá là chê lỗi chẳng biết dạy em. Như Thúc-Tôn Kiểu-Như, đại phu nước Lỗ chuyên chế mạng lịnh qua rước vợ ở nước Tề thì Xuân-Thu chép: « Vợ Kiểu-Như tên Phụ-Hỉ ở Tề về. » Như vua của nước Châu, tên Thiệt, chức là công, thường gọi là Châu-công, vì sợ loạn nên bỏ xứ trốn qua Tào, sau cùng qua triều Lỗ, Xuân-Thu chỉ chép: « Thiệt đến ». Còn vua nước Kỷ, tước là bá, khi qua triều Lỗ lại dùng lễ của man di, Xuân-Thu chỉ biên: « Kỷ đến triều ». Chẳng những thiếu là chê, có khi thừa cũng là khiển trách, như thêm tên tộc của các vị vua có lỗi. Muốn chỉ trích vua Vệ dùng kế tiểu nhơn để chiếm nước Hình thì Xuân-Thu ghi: « Mùa xuân, tháng giêng, ngày bính ngọ, Vệ-hầu tên Hủy diệt Hình. » Khi muốn tỏ sự hư hèn của Tống Chiêu công thì chép: « Mùa đông, tháng mười một, người Tống giết vua tên là Chử-cữu. » Nhưng phần nhiều khi Xuân-Thu thêm tức là khen, nếu ghi cả chức tước. Muốn nêu tấm lòng trung của hai bề tôi nước Tống - công tử Ấn và Đãng Ý-Chư - Xuân-Thu chép: « Người Tống giết quan đại tư mã. Quan đại tư thành trốn qua Lỗ ». Như câu: « Mùa thu, tháng tám, ngày giáp ngọ, tên Vạn của Tống giết vua tên Tiệp và quan đại-phu Cừu Mục » là dụng-ý phạt Nam-Cung Trường-Vạn, một kẻ thí chúa, lại chê vua Tống vì tánh ham đùa-bỡn với bề tôi, phải mua lấy cái chết thảm-khốc, còn khen quan đại-phu tuy yếu-đuối mà dám cầm hốt đánh một tên võ phu, coi thường cái chết. Chỉ thêm bớt vài chữ, Đức Phu-tử đã tỏ sự khen chê, ban điều thưởng phạt. Mà khen với chê, thưởng và phạt, khi đã trưng nhiều lượt, sẽ tỏ bày một luân-lý và một đường chánh-trị. Cả hai là sản-phẩm của quan niệm về cuộc đời, về vũ-trụ tức là triết-lý. Phương-pháp kín đáo ấy chẳng những bày tỏ được mấy nguồn văn hoá mà còn gây một ảnh-hưởng, một hiệu lực phi thường: được một tiếng khen của Xuân-Thu là hưởng giọt mưa Xuân đầm-ấm, bị một câu trách là chịu ngọn nắng Thu gay gắt. Thật là kết quả mỹ-mãn, nhờ bởi tay thợ thánh khéo dùng một khí cụ thô sơ. Và cũng vì thế, sự phiên dịch Xuân-Thu chất chứa bao nhiêu nỗi khó: phải cân nhắc từng chữ, phải theo đúng nghĩa mà còn lo-sợ thừa lời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Lai Bác Nghị PDF của tác giả Dương Tấn Tươi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Ông Giấu Phụ Nữ Điều Gì Trong Kinh Doanh (Christopher V. Flett)
Nếu đọc các cuốn sách về kinh doanh hiện nay, bạn sẽ thấy đàn ông kể những câu chuyện về quá trình và cách thức họ xây dựng công ty của mình. Họ kể về hào quan của thành công và vẻ vang khi trở thành số 1 trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những người đàn ông khác sẽ đọc những câu chuyện thành công này và khác khao trở thành người như vậy. Mặt khác, phụ nữ lại viết sách về cách thức để có thể hiểu được đàn ông trong kinh doanh và cách bơi cùng "những con cá mập" này. Sách của các tác giả nữ mà mọi người đã từng đọc thường tốn nhiều giấy mực để khuyên phụ nữ tiến về phía trước trong kinh doanh bằng cách tránh xa các Alpha Male. Tuy nhiên, khi tránh những mối quan hệ công việc với người thành đạt và quyết tâm hoàn thành công việc thì thành công mà bạn từng mong cũng đồng thời trôi tuột ra khỏi tay bạn. Cuốn sách này không phải là một câu chuyện vinh quang. Nó cũng không phải là một câu chuyện cổ tích của thế kỷ XXI, nơi những thiếu nữ trong cảnh nghòe khó lại trở thành giám đốc doanh nghiệp (CEO). Cuốn sách này mô tả xác thật cách một người đàn ông quan niệm về kinh doanh và người phụ nữ trong kinh doanh. Đây không phải là một bài phê bình hay một danh sách những gợi ý phụ nữ cần thay đổi như thế nào.***Nếu đọc các cuốn sách về kinh doanh hiện nay, bạn sẽ thấy đàn ông kể những câu chuyện về quá trình và cách thức họ xây dựng công ty của mình. Họ kể về hào quang của thành công và sự vẻ vang khi trở thành Số 1 trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những người đàn ông khác sẽ đọc những câu chuyện thành công này và khát khao trở thành người như vậy. Chúng tôi cố gắng trèo lên đỉnh núi, dừng lại trong giây lát để tận hưởng cảm giác được nhìn ngắm quang cảnh, rồi lại tìm kiếm một đỉnh núi khác để chinh phục. Đàn ông gặp khó khăn khi chỉ chú tâm vào quá trình thực hiện. Bởi lẽ, đối với chúng tôi, mục tiêu là tất cả chứ không phải quá trình thực hiện. Chúng tôi không quan tâm đến người khác thực hiện mục tiêu như thế nào. Chúng tôi chỉ muốn biết cảm giác thành công và chúng tôi sẽ chỉ ra cách chúng tôi đi đến đó trong những phần sau. Mặt khác, phụ nữ lại viết sách về cách thức để có thể hiểu được đàn ông trong kinh doanh và cách bơi cùng những “con cá mập” này. Sách của các tác giả nữ mà tôi đã đọc thường tốn nhiều giấy mực để khuyên phụ nữ tiến về phía trước trong kinh doanh bằng cách tránh xa các Alpha Male(1). Tuy nhiên, khi tránh những mối quan hệ công việc với người thành đạt và quyết tâm hoàn thành công việc thì thành công mà bạn từng mong muốn cũng đồng thời trôi tuột khỏi tay bạn. Tìm mua: Đàn Ông Giấu Phụ Nữ Điều Gì Trong Kinh Doanh TiKi Lazada Shopee Những tác giả đề xuất cách thức tránh xa dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ cũng như cách nhìn nhận của họ về những trải nghiệm này. Người ta có thể hiểu được quan điểm này, đặc biệt kể từ cách đây một thế hệ, khi phụ nữ mới phát hiện ra họ có thể giữ những vị trí nào trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, những tác giả này cũng như quan điểm của họ rơi vào thế bất lợi do họ là phụ nữ và họ không biết đàn ông thực sự nghĩ gì. Và đó chính là điều mà tôi muốn nói. Dù quan điểm của tôi cũng có được từ trải nghiệm cá nhân nhưng tôi phải thú nhận rằng, tôi chính là người đàn ông mà trong ngôn ngữ của các tác giả nữ kia thì bạn nên tránh xa. Các Alpha Male có những định kiến về vai trò của người phụ nữ trong công việc, nhưng chính những người phụ nữ mới là người khiến những định kiến ấy không thay đổi. Bằng cách phá vỡ hình mẫu phụ nữ không quan tâm đến quyền lực và ngừng công kích những người phụ nữ khác, một người phụ nữ không chỉ nhận được sự bình đẳng tại nơi làm việc mà còn có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo bỏ trống của một Alpha Male trong mô hình kinh doanh cũ. Đối với phụ nữ, kẻ thù lớn nhất của họ trong kinh doanh chính là những người phụ nữ khác, đặc biệt là những phụ nữ cố ý công kích nhau để đạt được thành công trong công việc như nam giới và những người phụ nữ vẫn tiếp tục hài lòng với việc trao quyền của họ cho đàn ông và hành xử như những tấm gương để những người phụ nữ khác noi theo. Cuốn sách này không phải là một câu chuyện vinh quang. Nó cũng không phải là một câu chuyện cổ tích của thế kỷ XXI, nơi những thiếu nữ trong cảnh nghèo khó lại trở thành giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO). Cuốn sách này mô tả xác thực cách một người đàn ông quan niệm về kinh doanh và về người phụ nữ trong kinh doanh. Đây không phải là một bài phê bình hay một danh sách những gợi ý phụ nữ cần thay đổi như thế nào. Thay vào đó, tôi muốn chia sẻ với phái đẹp về cách phái mạnh suy nghĩ và cư xử trong kinh doanh cũng như phái mạnh hiểu về cách hành xử của phái đẹp như thế nào. Đây không phải là một cuộc chiến, đúng ra nó là một cuộc đàm luận muộn mằn. Tôi không hề cảm thấy hối tiếc khi viết cuốn sách này. Điều này có nghĩa rằng cuốn sách chỉ là phần mở đầu chứ không phải là toàn bộ cuộc đàm luận. Tôi đảm nhận trách nhiệm nhóm lửa, nhưng duy trì ngọn lửa là việc của bạn. Một khi bạn đã biết, bạn không thể gạt bỏ những tri thức đó, và tôi hi vọng cuốn sách này sẽ thay đổi cách làm việc của bạn cũng như những người phụ nữ bạn gặp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông Giấu Phụ Nữ Điều Gì Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Christopher V. Flett nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cổ Nhân Đàm Luận (Cầm Đài)
NHỜI NÓI ĐẦU Người xưa dẫu khuất, truyện cũ còn ghi. Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn chơ chơ. Nói một câu mà muôn đời sử sanh còn chép, luận một nhẽ mà mấy kiếp miệng thế còn chuyền. Nhất ngôn hưng bang nhất ngôn táng quốc, một nhời nói ra mà nước vững nhà yên, một nhời nói ra mà bể dao núi động. Quan-hệ thay là lời nói! Xét ra các bậc đế-vương, vĩ-nhân, anh-hùng, hào-kiệt; chí-khí hiên ngang, công-danh cái thế, sự-nghiệp ngang-tàng, non song chung đúc, kể đã bao phen vật đổi sao dời, mà tiếng tăm còn lừng-lẫy, muôn thuở nào quên. Ấy chẳng phải là những người đã dìu-dắt dậy khôn cho hậu-sinh dư! Gương sáng ví tầy nhật nguyệt, khí thiêng tựa với càn khôn; những nhời vàng tiếng ngọc đó, ta há nỡ quên sao? Vậy nên lưu chữ lấy mà mở mang chí-khí, mà nghiền mà nghĩ cho kỹ-càng cho thấm-thía, họa may óc non dổi nên sắt đá, khỏi phải như sáp, mà muốn nận vuông nên vuông, nận tròn nên tròn, mang tiếng nhược-nhu. Vậy thì anh em ta, đang lúc ở vào buổi Âu Á dao thời này, cũng nên đọc mấy câu cổ ngữ sau đây chẳng cũng là một phương thể thao cho tinh-thần dư? Mong thay! Mong lắm thay!Ngày mồng 3 tháng chạp năm Mậu-Thìn (13 Janvier 1929) T. T. V. *** Tìm mua: Cổ Nhân Đàm Luận TiKi Lazada Shopee Cống-Chỉnh là một tay dan hùng đời Lê, trước sau không một, chỉ biết lợi mình. Khi bỏ ngoài Bắc vào theo Tây-Sơn, rồi dắt quân Tây-Sơn ra Bắc sâm lấn, làm lắm điều tàn bạo. Chỉnh có một người bạn thân tên là Thế-Long. Một hôm hai người nói truyện việc nước, Chỉnh có ý thương tiếc chúa Trịnh; Thế-Long nhân dịp muốn toan mưu dúp đỡ nhà Chúa mới nói rằng: « Ông tuy nói thì nhân nghĩa mà bụng ông thì tàn-bạo. Trước ông xuất thân, được danh giá cũng nhờ có chúa Trịnh, nay ông lại dúp Tây-Sơn mà diệt Trịnh, kể tội chúa Trịnh là hiếp vua, sao ông không xét công chúa Trịnh phù Lê hơn 200 năm. Ông theo người mới hại người cũ là bất nghĩa; kể tội người, không kể công người là bất nhân. Làm đời trượng-phu mà lại đeo tiếng ấy sao? » Cống-Chỉnh nghe song thẹn nói rằng: « Tôi vì đạo nhớn thiên-hạ mà diệt Trịnh tôn Lê, đó là rất nhân-nghĩa, sao gọi được là tàn-bạo. » Thế-Long nói: « Vua Lê vẫn tôn mà nước vẫn yên, can gì phải nhờ đến ông dúp, chẳng qua ông chỉ mượn tiếng là tranh cướp. Ông đưa quân Tây-Sơn về hại dân hại chúa, cả nước ai cũng cho ông là thú dữ, tôi nói tàn bạo là còn nể ông đấy ông đừng dữ mãi lỗi cáo đội lốt cọp mà rồi nhân tâm ngày một thêm thù oán. Ông sẽ là người có tội với cả nước, thì rồi cả nước dong ông làm sao được, » Cống-Chỉnh nghe xong giận quá, nhưng mà cứ điềm nhiên nói rằng: « Thôi anh đã chót bạn với thú dữ thì nên nghĩ mưu gì hộ thú dữ với! » Thế-Long nói: « Nay ông dẹp bọn kiêu binh đã song, chỉ nên điều-đình với Tây-Sơn cho rút quân về, rồi tìm người hiền nhà Trịnh lập lên là yên. » Chỉnh nói: « Thế thì anh cứ về xem có người hiền nhà Trịnh nào, sẽ đem nhời ra nói mà kiếm đường tiến thân nhé! » Thế-Long từ dở ra, Chỉnh nói một mình rằng: « Tên nó là Long, long là rồng, rồng nên cho nó xuống nước mới được, kẻo để trên cạn nó hại người! » Nói song mật sai người ra đón Long ở ngoài cổng, bắt chói quăng xuống sông Nhị Hà.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cổ Nhân Đàm Luận PDF của tác giả Cầm Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chó Sủa Nhầm Cây (Eric Barker)
Bạn có biết: - Các thủ khoa hiếm khi trở thành triệu phú, và nhược điểm lớn nhất có khi lại là ưu điểm tuyệt vời nhất mà ai ai cũng khao khát sở hữu. - Ở công ty, sự chăm chỉ đang bị thổi phồng quá mức, còn những trò nịnh bợ lại thường mang đến kết quả tốt, và liệu đề cao chính nghĩa hay sa vào tà đạo mới là con đường dẫn đến thành công? - Những người lính Navy SEAL và những nhân viên bán bảo hiểm có một điểm chung quan trọng, và cách sử dụng nguyên tắc WNGF trong thiết kế trò chơi để biến đống bài tập chán ngắt thành những trò chơi hấp dẫn. Rất nhiều lời khuyên về thành công rất logic, đầy cảm hứng, và sai bét. Bằng cách nhìn qua lăng kính khoa học để xem những người cực kỳ thành công khác với mình ở những điểm nào, ta học được cách để trở nên giống họ—và nhận ra trong vài trường hợp, không được như họ hóa ra lại tốt hơn. Tìm mua: Chó Sủa Nhầm Cây TiKi Lazada Shopee CHÓ SỦA NHẦM CÂY - BARKING UP THE WRONG TREE - là quyển sách gây tiếng vang, liên tục nằm trong danh sách bestseller Amazon của tác giả kiêm chủ trang blog Barking up the wrong tree - Eric Barker. Xuyên suốt nội dung sách, Eric sẽ cùng chúng ta lý giải một cách đầy hóm hỉnh nhưng không kém phần chặt chẽ những quan niệm khác nhau về thành công từ trước đến nay. Và ở cuối con đường đó, mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy ngưỡng cửa thành công cho riêng mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chó Sủa Nhầm Cây PDF của tác giả Eric Barker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.