Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Đẹp (Nguyễn Hiến Lê)
Vài lời thưa trước Trong Hồi kí (Nxb Văn học - 1993), cụ Nguyễn Hiến Lê nói về cuốn Một quan niệm về Sống Đẹp như sau: “Lâm Ngữ Đường viết cuốn Sống đẹp bằng tiếng Anh, nhan đề là The Importance of living từ 1937. Khoảng 1957 tôi được đọc bản dịch ra tiếng Pháp L’Importance de vivre của nhà Corrêa, thấy tác phẩm rất hay mà bản dịch kém. Mấy năm sau tôi thấy ở nhà xuất bản Á Châu một bản Việt dịch hình như của Vũ Bằng cũng tầm thường mà lại cắt bỏ nhiều quá, chỉ còn độ một phần ba, như vậy ý nghĩa của tác phẩm không còn gì cả. Từ đó tôi có ý dịch lại, muốn vậy phải có nguyên bản tiếng Anh và phải tra được những nhân danh, địa danh bằng chữ Hán. Năm 1964 tôi viết thư hỏi thẳng tác giả ở Mĩ. Ông hồi âm liền từ Thuỵ Sĩ, nơi ông đang du lịch, vui vẻ cho phép tôi dịch, và cho biết nguyên bản tiếng Anh không còn, nhưng có bản Hoa dịch nhan đề là Sinh hoạt đích nghệ thuật. May sao ông Giản Chi có bản này (do Việt Duệ dịch - nhà Thế giới Văn hoá xuất bản - 1940) và cho tôi mượn. Bản đó đầy đủ, chép hết những cổ văn, cổ thi Trung Hoa mà Lâm Ngữ Đường dẫn trong tác phẩm và nhiều khi chép thêm bản dịch những bài đó của Lâm nữa. Tìm mua: Sống Đẹp TiKi Lazada Shopee Thế là tôi có được hai bản của Hoa và Pháp. Tôi so sánh rồi khởi công dịch liền, cuối năm 1964 xong. Trong khi dịch, luôn ba hay bốn tháng, tôi thấy vui gần như hồi trước dịch cuốn Quẳng gánh lo đi, vì nhân sinh quan nhà tản của Lâm - mà chính là của Trung Hoa - vì tinh thần nghệ sĩ và hài hước của ông, vì giọng tự nhiên, thân mật, đôi khi như cười cợt, đùa bỡn nữa, không khác một cuộc đàm thoại chung quanh một bình rượu hay một ấm trà giữa những người bạn đồng điệu. Nhờ có những văn thơ bằng chữ Hán, khỏi phải dịch theo bản tiếng Anh hay Pháp, nên tôi biết chắc rằng bản dịch của tôi sẽ được hoan nghênh, độc giả sẽ thích hơn là đọc nguyên tác của Lâm. Cuốn Sống đẹp bán chạy. Nhà Tao Đàn in hai ba lần mỗi lần ít nhất 3.000 bản, lần đầu vào tháng 3 năm 1965. Nhiều độc giả khen là dịch khéo, trong số đó có Đông Hồ. Một độc giả tôi chưa hề quen, bác sĩ Trần Văn Bảng (học trường Bưởi trước tôi vài năm) thích quá, làm một bài thơ nhan đề là Sống đẹp gởi tặng tôi. Bài gồm 5 đoạn, tôi chép lại đây đoạn giữa: --- Đây tư tưởng chín tầng mây siêu việt Sang sảng nghe tiếng nói của thánh hiền Ngọc chuốt, châu gieo, lời vàng, ý thép Khiến tâm linh hoan lạc cõi vô biên --- Từ đó chúng tôi thành bạn thân”. (Hồi kí, trang 466-467). Ngô Văn Long, trong bài giới thiệu cuốn Sống đẹp viết như sau: “Đọc quyển này rồi thì có thể sau đó các bạn sẽ nghĩ khác đi, thậm chí sẽ sống hơi khác đi một chút. Lâm Ngữ Đường là học giả Trung Hoa từng học ở Harvard, Leipzig, sống cùng thời với những tên tuổi như Hồ Thích, Lỗ Tấn, sau qua sống ở Mỹ, viết nhiều sách bằng tiếng Anh giới thiệu Trung Hoa với phương tây. Một trong mấy cuốn đó rất nổi tiếng là The Importance of Living, bàn về cách sống, triết lý sống, tác giả thường so sánh hai nếp sống Mỹ và Trung quốc, tôi nghĩ các bạn, đặc biệt các bạn sống ở nước ngoài, có dịp nên đọc thử (…). Nguyễn Hiến Lê dịch cuốn này năm 1964, còn Lâm tiên sinh thì viết từ 1937, ở New York lận. Nguyễn Hiến Lê không có bản tiếng Anh, ông dịch theo bản tiếng Hoa và bản tiếng Pháp. Nhưng nhờ vậy bản tiếng Việt rất hay vì văn phong cổ kính theo kiểu phương Đông, không có “tây” quá, đặc biệt các nhân danh địa danh đều là từ ngữ Hán Việt quen thuộc, không có mấy ông Confucius, Laot’su, hay Pekin với Beijin mà chỉ có Khổng tử, Lão tử, Bắc Kinh thôi”. Về các nhân danh, địa danh, có lẽ ông Ngô Văn Long muốn nói rằng trong Sống đẹp không có những tên bị “Tây hoá” như ngày nay ta vẫn thỉnh thoảng thấy trên báo chí tiếng Việt vì tôi tin rằng ông Long cũng biết rõ cụ Nguyễn Hiến Lê đâu có chịu giữ nguyên các tên Confucius, Laot’su, Peking, Beijing trong nguyên tác mà không chuyển ra “từ ngữ Hán Việt quen thuộc”. Hơn nữa, nếu như trong Đắc nhâm tâm, cụ Nguyễn Hiến Lê cho bà Druckenbroad và ông Webb như người Việt, một người nuôi gà tàu, một người nuôi gà ta; thì trong Sống đẹp, cụ cho ta cái cảm tưởng rằng Lâm Ngữ Đường là người Việt, trong nhà cũng thích mặc bộ đồ “bà ba” như cụ vậy. Tôi cho rằng lời cụ tự nhận định về hai cuốn Đắc nhâm tâm và Quảng gánh lo đi cũng đúng với cuốn Sống đẹp này: “Chủ trương của tôi là dịch loại sách “Học làm người” như hai cuốn đó thì chỉ nên dịch thoát, có thể cắt bớt, tóm tắt, sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình miễn là không phản ý tác giả; nhờ vậy mà bản dịch của chúng tôi rất lưu loát, không có “dấu vết dịch”, độc giả rất thích” (Hồi kí, trang 303). Tuy nhiên, vì cuốn Sống đẹp được cụ dịch từ năm 1964, và vì dịch theo cách hiểu của Lâm Ngữ Đường nên có vài chỗ ta thấy lời của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử hoặc những truyện liên quan đến các triết gia đó không giống hẳn với những lời và những truyện mà của cụ Nguyễn Hiến Lê chép trong các cuốn Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử. Ngô Văn Long còn cho biết: “Tôi rất… ghiền quyển Sống đẹp của Lâm, sau 75 một lần ra chợ sách cũ, lúc đó còn dễ dãi, cho bán búa xua, tình cờ thấy quyển The Importance of Living, bản tiếng Anh đàng hoàng (ngay Nguyễn Hiến Lê cũng không có) bày dưới hè đường, cầm lên đặt xuống, thèm… chảy nước miếng mà không có tiền mua (lúc đó còn đem sách nhà đi bán lấy tiền xài, tiền đâu mà mua vô)”.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Đẹp PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Để Hạnh Phúc (Nguyễn Hoàng Ánh)
Mөc lөc 1. Born to be happy - Sống để hạnh phúc 2. Born to be happy - Sống để hạnh phúc 3. Speak English? Yes, You can! 4. Có nên học trường chuyên? Tìm mua: Sống Để Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee 5. Được và mất khi học trường chuyên 6. Bí quyết tranh luận trên mạng 7. Giao tiếp qua e-mail 8. Phần quan trọng nhất trong danh thiếp của bạn là gì? 9. Chuyên nghiệp hay là chết 10. Chuyện mù màu và tác hại khôn lường 11. Văn hóa thang máy 12. Một cách nhìn về tiêu cӵc trong giáo dục 13. Ngộ nhận về giáo dục 14. Hãy ước mơ 15. Du học trong mắt tôi (phần 1) 16. Du học trong mắt tôi (phần 2) 17. Du học trong mắt tôi (phần 3) 18. Du học ở Anh 19. Vì sao đi du học? 20. Vinh và nhục đời người hướng dẫn thesis 21. Chuyện buồn nghề giáo 22. I have a dream 23. Chứng khoán đại học 24. Định hướng nghề nghiệp 25. Học giỏi và thành công 26. Hàn Quốc “dại dột” 27. Hãy học sòng phẳng 28. Học hướng nghiệp để khỏi thất nghiệp 29. Làm việc ở đâu? 30. Nghịch lý phụ huynh Việt 31. Nghĩ về tình nguyện 32. Trước thềm AEC nhìn lại giáo dục Việt Nam 33. Kỳ Duyên, đừng sợ! 34. Tung hô Obama và ném đá Kỳ Duyên - logic kỳ quặc của người Việt 35. Đau đầu vì văn hóa ứng xử 36. Hallyu14 và chủ nghĩa thần tượng ở Việt Nam 37. Khổng Tử và Google 38. Người Việt tệ - vì sao? 39. Sa mạc hóa tâm hồn 40. Tử tế là… 41. Chú thíchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Để Hạnh Phúc PDF của tác giả Nguyễn Hoàng Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn (Nick Vujicic)
Sau hai cuốn tự truyện gây sốt cho độc giả: Cuộc Sống Không Giới Hạn và Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng, một lần nữa độc giả Việt Nam lại được hội ngộ cùng Nick Vujicic thông qua tác phẩm Limitless - Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn. Tựa sách được đặt từ ý nghĩa của bài hát nổi tiếng nhất của Nick Something More. Sinh ra không có một cơ thể lành lặn, Nick chào đời trong tình trạng không tay không chân. Từng có ý định tự tử, tuyệt vọng đến mức tin rằng cuộc sống của mình sẽ chẳng có giá trị gì hết và anh sẽ mãi mãi là gánh nặng cho những người mà anh yêu thương. Nhưng qua thời gian, Nick đã tự nhận thức được về ý nghĩa đặc biệt của sự khuyết thiếu tay chân khi anh được sinh ra, đó là sứ mạng trở thành người truyền cảm hứng và khích lệ tinh thần tất cả những người khác trên trái đất này. Nick nhận ra: “Cuộc sống không có giới hạn nào ngoài những giới hạn ta tự đặt ra cho chính bản thân mình”. CHÌA KHÓA MỞ CỬA TÂM HỒN Trong cuốn sách lần này, khi đã nhận diện được bản thân và vượt qua giới hạn mà bản thân mình đặt ra, Nick đề cao sức mạnh của sự hy vọng. Hy vọng giống như một phương thuốc tinh thần hữu hiệu, không chỉ xoa lành những buồn đau, tuyệt vọng mà còn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Tìm mua: Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn TiKi Lazada Shopee Nick cho rằng “Mất hy vọng còn tồi tệ hơn mất chân tay” và khuyên bạn “Hãy hy vọng về những điều tưởng chừng như không thể”. Bởi vì “Hy vọng là nơi những ước mơ bắt đầu. Hy vọng là món quà quý báu mà tạo hóa dành cho chúng ta, một cánh cửa hướng tới tương lai”. Nhờ đó, cậu bé thất vọng ngày ấy giờ đây đã trở thành một người đàn ông có cuộc sống tràn ngập hành phúc và sự bình yên. Nick chia sẻ: “Khi còn là một cậu bé mười tuổi tôi không thể tin rằng mười năm sau, tôi đi khắp thế giới diễn thuyết trước hàng triệu người khích lệ tinh thần họ và dẫn dắt họ bước tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó tôi cũng không thể biết được tôi sẽ được đón nhận tình yêu của một người con gái xinh đẹp, thông minh, tràn đầy đức tin và lòng can đảm, một tình yêu sánh ngang thậm chí vượt trên tình yêu của gia đình tôi và người con gái đó giờ đây đã trở thành vợ của tôi”. Trong cuốn sách Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn, bạn đọc không chỉ bị chinh phục bởi Nick Vujicic mà còn bởi những người mà anh đã gặp gỡ và tiếp xúc. Đó là Helen Keller bị mù và bị điếc do mắc bệnh từ khi bà chưa tròn hai tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn sống trọn vẹn với hạnh phúc của mình vì “trung thành với mục đích xứng đáng”. Là những em nhỏ bị mồ côi trong trận động đất ở Tứ Xuyên nhưng vẻ mặt vẫn hân hoan, rạng ngời, niềm vui vẫn lấp lánh trong ánh mắt khi biểu diễn trong tiết mục nghệ thuật thuộc chương trình Olympic. Đó còn là Bethany Hamilton, một vận động viên lướt sóng đẳng cấp quốc tế đã bị cá mập tấn công và cắn đứt một cánh tay khi cô mười ba tuổi đang lướt sóng ở Hawaii. Và mặc dù chỉ còn một cánh tay nhưng trong cuộc thi dành cho các vận động viên lướt sóng hàng đầu thế giới cô giành vị trí thứ ba… Còn nhiều, rất nhiều những tấm gương như vậy mà Nick đã gặp hoặc đã khắc ghi vào tâm trí mình qua những câu chuyện được nghe, được đọc. Giống như Nick, những tấm gương đó mỗi người đều có một thách thức riêng nhưng điều quan trọng là họ đã vượt qua được giới hạn của bản thân để hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn và để chia sẻ với cộng đồng, với những người xung quanh mình. Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn gồm 46 chương, mỗi chương với dung lượng từ 3-4 trang, được xem như những chiếc chìa khóa để độc giả có thể mở cửa một tâm hồn vô cùng cao đẹp, để từ đó có dịp soi chiếu lại mình, để tin dù mình là ai, làm công việc gì, lành lặn hay tật nguyền thì mình vẫn có một tâm hồn đáng quý như thế. Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn được Nick viết giản dị nhưng vẫn có tính triết lý, không khó để bạn đọc có thể thấy được chiều sâu của thông điệp mà Nick gửi gắm trong những câu chuyện của mình. Cuốn sách sẽ là món quà tinh thần quý giá cho những người đang gặp bất hạnh, đang tìm một hướng đi để sống cho điều ý nghĩa hơn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nick Vujicic":Cuộc Sống Không Giới HạnĐừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát VọngĐứng Dậy Mạnh MẽSống Cho Điều Ý Nghĩa HơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn PDF của tác giả Nick Vujicic nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn (Nick Vujicic)
Sau hai cuốn tự truyện gây sốt cho độc giả: Cuộc Sống Không Giới Hạn và Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng, một lần nữa độc giả Việt Nam lại được hội ngộ cùng Nick Vujicic thông qua tác phẩm Limitless - Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn. Tựa sách được đặt từ ý nghĩa của bài hát nổi tiếng nhất của Nick Something More. Sinh ra không có một cơ thể lành lặn, Nick chào đời trong tình trạng không tay không chân. Từng có ý định tự tử, tuyệt vọng đến mức tin rằng cuộc sống của mình sẽ chẳng có giá trị gì hết và anh sẽ mãi mãi là gánh nặng cho những người mà anh yêu thương. Nhưng qua thời gian, Nick đã tự nhận thức được về ý nghĩa đặc biệt của sự khuyết thiếu tay chân khi anh được sinh ra, đó là sứ mạng trở thành người truyền cảm hứng và khích lệ tinh thần tất cả những người khác trên trái đất này. Nick nhận ra: “Cuộc sống không có giới hạn nào ngoài những giới hạn ta tự đặt ra cho chính bản thân mình”. CHÌA KHÓA MỞ CỬA TÂM HỒN Trong cuốn sách lần này, khi đã nhận diện được bản thân và vượt qua giới hạn mà bản thân mình đặt ra, Nick đề cao sức mạnh của sự hy vọng. Hy vọng giống như một phương thuốc tinh thần hữu hiệu, không chỉ xoa lành những buồn đau, tuyệt vọng mà còn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Tìm mua: Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn TiKi Lazada Shopee Nick cho rằng “Mất hy vọng còn tồi tệ hơn mất chân tay” và khuyên bạn “Hãy hy vọng về những điều tưởng chừng như không thể”. Bởi vì “Hy vọng là nơi những ước mơ bắt đầu. Hy vọng là món quà quý báu mà tạo hóa dành cho chúng ta, một cánh cửa hướng tới tương lai”. Nhờ đó, cậu bé thất vọng ngày ấy giờ đây đã trở thành một người đàn ông có cuộc sống tràn ngập hành phúc và sự bình yên. Nick chia sẻ: “Khi còn là một cậu bé mười tuổi tôi không thể tin rằng mười năm sau, tôi đi khắp thế giới diễn thuyết trước hàng triệu người khích lệ tinh thần họ và dẫn dắt họ bước tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó tôi cũng không thể biết được tôi sẽ được đón nhận tình yêu của một người con gái xinh đẹp, thông minh, tràn đầy đức tin và lòng can đảm, một tình yêu sánh ngang thậm chí vượt trên tình yêu của gia đình tôi và người con gái đó giờ đây đã trở thành vợ của tôi”. Trong cuốn sách Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn, bạn đọc không chỉ bị chinh phục bởi Nick Vujicic mà còn bởi những người mà anh đã gặp gỡ và tiếp xúc. Đó là Helen Keller bị mù và bị điếc do mắc bệnh từ khi bà chưa tròn hai tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn sống trọn vẹn với hạnh phúc của mình vì “trung thành với mục đích xứng đáng”. Là những em nhỏ bị mồ côi trong trận động đất ở Tứ Xuyên nhưng vẻ mặt vẫn hân hoan, rạng ngời, niềm vui vẫn lấp lánh trong ánh mắt khi biểu diễn trong tiết mục nghệ thuật thuộc chương trình Olympic. Đó còn là Bethany Hamilton, một vận động viên lướt sóng đẳng cấp quốc tế đã bị cá mập tấn công và cắn đứt một cánh tay khi cô mười ba tuổi đang lướt sóng ở Hawaii. Và mặc dù chỉ còn một cánh tay nhưng trong cuộc thi dành cho các vận động viên lướt sóng hàng đầu thế giới cô giành vị trí thứ ba… Còn nhiều, rất nhiều những tấm gương như vậy mà Nick đã gặp hoặc đã khắc ghi vào tâm trí mình qua những câu chuyện được nghe, được đọc. Giống như Nick, những tấm gương đó mỗi người đều có một thách thức riêng nhưng điều quan trọng là họ đã vượt qua được giới hạn của bản thân để hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn và để chia sẻ với cộng đồng, với những người xung quanh mình. Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn gồm 46 chương, mỗi chương với dung lượng từ 3-4 trang, được xem như những chiếc chìa khóa để độc giả có thể mở cửa một tâm hồn vô cùng cao đẹp, để từ đó có dịp soi chiếu lại mình, để tin dù mình là ai, làm công việc gì, lành lặn hay tật nguyền thì mình vẫn có một tâm hồn đáng quý như thế. Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn được Nick viết giản dị nhưng vẫn có tính triết lý, không khó để bạn đọc có thể thấy được chiều sâu của thông điệp mà Nick gửi gắm trong những câu chuyện của mình. Cuốn sách sẽ là món quà tinh thần quý giá cho những người đang gặp bất hạnh, đang tìm một hướng đi để sống cho điều ý nghĩa hơn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nick Vujicic":Cuộc Sống Không Giới HạnĐừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát VọngĐứng Dậy Mạnh MẽSống Cho Điều Ý Nghĩa HơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn PDF của tác giả Nick Vujicic nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.