Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Im Lặng (Susan Cain)
Lời người dịch Xin chào, tôi là Nguyễn Tiến Đạt. Bản dịch mà bạn đang đọc là dự án cá nhân lớn đầu tiên sau năm 20 tuổi của tôi. Cám ơn bạn vì đã đọc, hoặc thậm chí dẫu có thể chỉ là đang cân nhắc đến việc sẽ đọc nó. Tôi có may mắn được biết đến cuốn sách này từ khá sớm, vào cuối mùa hè năm 2012, không lâu sau thời điểm nó được ra mắt tại Mỹ. Và tôi đã lập tức bị hút vào nó. Đôi lúc trong đời bạn, sẽ có những cuốn sách xuất hiện và tác động rất mạnh đến cách nhìn cuộc sống của bạn, cấy vào trong đầu bạn một ý tưởng, cho bạn một lăng kính hoàn toàn mới để nhìn nhận cuộc sống và để nhìn nhận chính bản thân bạn. “Quiet” của Susan Cain đối với tôi là một cuốn sách như vậy. Và tôi không hề hối hận về việc mình đã bỏ ra hơn 6 tháng trời để dịch nó. Nó đã giúp thay đổi cuộc sống của tôi theo hướng tốt đẹp hơn nhiều, đến mức tôi nhận ra việc những người khác cũng được đọc nó sẽ có ý nghĩa lớn đến thế nào. Và tôi nhảy vào làm, mặc dù không phải tôi không nhận được những lời khuyên không nên. Một người anh tôi rất kính trọng cũng đã khuyên tôi như vậy. Nhưng tôi còn trẻ, tôi nghĩ mình có quyền phạm sai lầm và có quyền làm một thứ gì đó điên rồ một chút khi tôi còn đủ thời gian và nhiệt huyết. Vậy nên tôi làm. Cuốn sách này là một dự án cá nhân của tôi. Tôi nghĩ mình cần giải thích một chút cụm từ “dự án cá nhân”. Thứ nhất, nó có nghĩa là: Cuốn sách này là của tôi. Từ chữ cái đầu tiên đến cái dấu chấm cuối cùng, từ cách dịch, cách chọn từ, đến cách làm chú thích; từ cách trình bày bìa, đến màu bìa, thậm chí là việc thiết kế bìa. Tất cả những thao tác bạn có thể nghĩ ra để có thể làm ra được bản dịch này, tôi đã tự tay làm một mình hoàn toàn. Tất nhiên, việc dịch của tôi đứng trên đôi vai của rất nhiều kiến thức dịch và ngôn ngữ dịch của bao dịch giả tôi đã từng được đọc, được theo học, và tôi cũng đã cầu viện đến sự trợ giúp của rất nhiều các từ điển và các nguồn thông tin tham khảo khác nhau từ mạng Internet, nhưng người làm nhiệm vụ sử dụng tất cả những thứ nguyên liệu nguồn đó để tạo ra những dòng văn bản này là tôi, và chỉ mình tôi. Tôi chính là người chịu trách nhiệm, là người bạn sẽ muốn nhắm đến để khen ngợi, hoặc để ném đá. Thứ hai, nó có nghĩa là: Dự án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với riêng cá nhân tôi. Với tôi, việc phải đưa được những kiến thức trong cuốn sách này đến với nhiều người hơn nữa gần như là một sứ mệnh tôi tự giao cho mình, nó là một mục đích tôi hoàn toàn tin tưởng vào, và nó đã là động lực thúc đẩy tôi theo đuổi công việc này trong suốt quãng thời gian hơn 6 tháng vừa qua. Tôi không dịch cuốn sách này vì muốn nó được một nhà xuất bản nào để ý đến và trả tôi tiền để mua nó; tôi không làm nó để in ra và bán cho bất kỳ ai; và tôi cũng không làm nó để thể hiện gì trình độ của mình cả. Bạn có thể chọn tin lời tôi hoặc không, tôi không quan tâm, nhưng điều tôi muốn nói là: tôi chọn làm nó, vì tôi muốn bạn đọc nó. Tìm mua: Im Lặng TiKi Lazada Shopee Tôi biết việc chỉ hết sức khen ngợi cuốn sách này trong một dòng “trạng thái” vu vơ nào đó trên mạng xã hội, hay liên tục bỏ bom trang mạng cá nhân của bạn với những bình luận kiểu “hãy đọc nó đi, nó hay lắm…” là không đủ. Dù cho trình độ tiếng Anh của bạn có đủ tốt để biết được cuốn sách viết gì, rào cản ngôn ngữ vẫn sẽ là một nhân tố cản trở (dù có thể chỉ là rất nhỏ). Và dù nhân tố cản trở đó có thể rất nhỏ, nhưng nhân nó lên với dung lượng của cuốn sách này (bản điện tử mà tôi có là một bản PDF chữ nhỏ li ti mà cũng đã 139 trang); cùng với chủ đề có vẻ thiếu hấp dẫn của nó (“tâm lý học”, “tính cách”, “người hướng nội”); lại nữa, hãy nghĩ đến cả thể loại của nó (“non-fiction” và “self-help”) vốn là thứ tôi không nghĩ được số đông trong các bạn ưa thích. Hãy thành thực mà nói đi, bạn thử nghĩ đến những thứ này mà xem, nếu nó không phải là một tài liệu học tập bắt buộc hoặc một cuốn sách nghiên cứu buộc-phải-có kinh điển cần thiết cho công việc, bao nhiêu trong số các bạn sẽ bị hấp dẫn đến với một cuốn sách với dung lượng, chủ đề và thể loại như thế? Tôi nghĩ là không nhiều. Tôi cũng phải thú thật là kể cả tôi có lẽ cũng sẽ không tìm đến với một thứ như thế đâu, nếu tôi đã được biết đến nó theo cách này. Nhưng tôi biết đây là một cuốn sách rất đáng đọc. Và TÔI MUỐN CÁC BẠN ĐỌC NÓ. Thành thực mà nói, bạn có thể dùng việc này để đánh giá tôi đấy. Tôi đang làm cái việc mạo hiểm là đem uy tín của mình ra để đảm bảo cho cuốn sách này. Nếu bạn đọc thử và không thấy nó đáng đọc như lời tôi tâng bốc, vậy thì tôi coi như mất sạch sẽ uy tín với bạn nhỉ. Từ nay về sau mọi lời tôi nói sẽ không còn mấy sức nặng với bạn nữa. Nhưng kể cả khi biết điều đó, tôi vẫn tin chắc và vẫn sẽ nói cho bạn biết, rằng: TÔI TIN ĐÂY LÀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÁNG ĐỌC. Việc dịch cuốn sách này là cố gắng của tôi để đạp đổ rào cản ngôn ngữ. Việc tôi sử dụng trang cá nhân của mình và đăng tải những đoạn trích tôi thấy hay trong cuốn sách này là những nỗ lực nhỏ của tôi để thu hút sự quan tâm của mọi người tới với chủ đề của cuốn sách. Và bằng việc thực sự trở nên tự tin hơn, sống tốt hơn, thể hiện ra qua cuộc sống thực ngoài đời và qua những gì tôi giao tiếp với mọi người xung quanh cả trên mạng lẫn trong đời thực, bất chấp việc là một người hướng nội nhút nhát, tôi hy vọng rằng mình đã có thể chứng minh cho các bạn—những ai biết tôi—thấy rằng cuốn sách này, dù là sách self-help, dù là sách non-fiction, nhưng nó vẫn thực sự đáng giá, vì nó có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn theo những nghĩa tốt hơn. Tôi là một bằng chứng cho điều đóĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Im Lặng PDF của tác giả Susan Cain nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chinh Phục Mục Tiêu (Brian Tracy)
ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC Chưa bao giờ có nhiều vận hội cho con người như thời đại ngày nay. Dù vẫn còn những vấn đề nan giải, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng hơn bất cứ thời đại nào trước đây trong lịch sử nhân loại. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ có khoảng 5.000 triệu phú. Đến năm 2000, con số ấy tăng lên rất nhiều và hầu hết những người này đều tự lực cánh sinh trên con đường đến đỉnh vinh quang của mình. Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng trong hai thập niên tiếp theo sẽ xuất hiện thêm khoảng 10.000 - 20.000 triệu phú nữa. Bạn nghĩ mình có thể bứt phá để có mặt trong bản danh sách này không? Bạn có lập ra những mục tiêu lớn lao cho cuộc đời mình? Những mục tiêu này liệu có phải là một điều gì đó quá viển vông? “Chinh phục mục tiêu” sẽ giúp bạn tìm được cách thức phù hợp nhằm hiện thực hóa điều này. VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN Ở tuổi 18, tôi rời trường trung học mà vẫn chưa có mảnh bằng tốt nghiệp trong tay. Tôi lao vào làm đủ mọi công việc. Đầu tiên là rửa bát đĩa ở một khách sạn nhỏ, sau đó, tôi rửa xe hơi ở một ga-ra, rồi làm nhân viên lau sàn nhà cho một dịch vụ vệ sinh. Vài năm sau, tôi phiêu bạt khắp nơi và làm đủ mọi công việc chân tay để kiếm sống, từ làm việc trong xưởng cưa, bốc xếp hàng hóa trong nhà máy hay các nông trường và trang trại chăn nuôi, đến việc đốn gỗ trong rừng và đi đào giếng khi mùa khai thác gỗ kết thúc. Tìm mua: Chinh Phục Mục Tiêu TiKi Lazada Shopee Câu chuyện về cuộc mưu sinh vất vả của tôi không dừng lại ở đó. Có một thời gian tôi còn làm thợ nề, làm người phụ việc trên những chuyến tàu chở hàng của Na Uy ở vùng Bắc Đại Tây Dương. Đến tuổi 23, tôi vẫn là một kẻ làm thuê theo thời vụ. Phải, tôi là một người không được học hành đến nơi đến chốn và không có một nghề ổn định. Khi hết thời vụ, những công việc chân tay không còn ai thuê, tôi xin làm nhân viên bán hàng, chủ yếu là đến gõ cửa các văn phòng hay hộ gia đình để bán sản phẩm và hưởng hoa hồng trên số hàng bán được. Vâng, đó chắc chắn không phải là một khởi đầu suôn sẻ trong cuộc đời của bất cứ ai!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian Tracy":Thuật Hùng BiệnChinh Phục Mục TiêuThuật Quản Lý Thời GianTư Duy Tích Cực Đánh Thức Tiềm Năng12 Tuyệt Kỹ Bán HàngBí Quyết Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Người TàiLàm Giàu Theo Cách Của BạnThuật Đàm PhánThuật Marketing14 Nguyên Tắc Thành CôngThành Công Tột ĐỉnhKết Thúc Bán Hàng Đòn Quyết ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chinh Phục Mục Tiêu PDF của tác giả Brian Tracy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chinh Phục Mục Tiêu (Brian Tracy)
ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC Chưa bao giờ có nhiều vận hội cho con người như thời đại ngày nay. Dù vẫn còn những vấn đề nan giải, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng hơn bất cứ thời đại nào trước đây trong lịch sử nhân loại. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ có khoảng 5.000 triệu phú. Đến năm 2000, con số ấy tăng lên rất nhiều và hầu hết những người này đều tự lực cánh sinh trên con đường đến đỉnh vinh quang của mình. Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng trong hai thập niên tiếp theo sẽ xuất hiện thêm khoảng 10.000 - 20.000 triệu phú nữa. Bạn nghĩ mình có thể bứt phá để có mặt trong bản danh sách này không? Bạn có lập ra những mục tiêu lớn lao cho cuộc đời mình? Những mục tiêu này liệu có phải là một điều gì đó quá viển vông? “Chinh phục mục tiêu” sẽ giúp bạn tìm được cách thức phù hợp nhằm hiện thực hóa điều này. VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN Ở tuổi 18, tôi rời trường trung học mà vẫn chưa có mảnh bằng tốt nghiệp trong tay. Tôi lao vào làm đủ mọi công việc. Đầu tiên là rửa bát đĩa ở một khách sạn nhỏ, sau đó, tôi rửa xe hơi ở một ga-ra, rồi làm nhân viên lau sàn nhà cho một dịch vụ vệ sinh. Vài năm sau, tôi phiêu bạt khắp nơi và làm đủ mọi công việc chân tay để kiếm sống, từ làm việc trong xưởng cưa, bốc xếp hàng hóa trong nhà máy hay các nông trường và trang trại chăn nuôi, đến việc đốn gỗ trong rừng và đi đào giếng khi mùa khai thác gỗ kết thúc. Tìm mua: Chinh Phục Mục Tiêu TiKi Lazada Shopee Câu chuyện về cuộc mưu sinh vất vả của tôi không dừng lại ở đó. Có một thời gian tôi còn làm thợ nề, làm người phụ việc trên những chuyến tàu chở hàng của Na Uy ở vùng Bắc Đại Tây Dương. Đến tuổi 23, tôi vẫn là một kẻ làm thuê theo thời vụ. Phải, tôi là một người không được học hành đến nơi đến chốn và không có một nghề ổn định. Khi hết thời vụ, những công việc chân tay không còn ai thuê, tôi xin làm nhân viên bán hàng, chủ yếu là đến gõ cửa các văn phòng hay hộ gia đình để bán sản phẩm và hưởng hoa hồng trên số hàng bán được. Vâng, đó chắc chắn không phải là một khởi đầu suôn sẻ trong cuộc đời của bất cứ ai!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian Tracy":Thuật Hùng BiệnChinh Phục Mục TiêuThuật Quản Lý Thời GianTư Duy Tích Cực Đánh Thức Tiềm Năng12 Tuyệt Kỹ Bán HàngBí Quyết Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Người TàiLàm Giàu Theo Cách Của BạnThuật Đàm PhánThuật Marketing14 Nguyên Tắc Thành CôngThành Công Tột ĐỉnhKết Thúc Bán Hàng Đòn Quyết ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chinh Phục Mục Tiêu PDF của tác giả Brian Tracy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trí Tuệ Đám Đông - Vì Sao Đa Số Thông Minh Hơn Thiểu Số (James Surowiecki)
Trí tuệ đám đông đưa ra một giả thuyết đơn giản đến mức dễ gây lầm tưởng, thậm chí có phần kì quặc: Để đưa ra một quyết định đúng đắn hay giải quyết một vấn đề nào đó thì những đám đông luôn tỏ ra thông minh hơn một vài chuyên gia riêng lẻ. Đây là cuốn sách đưa ra một cách kiến giải hoàn toàn mới về sự vận hành thực sự của thế giới. Trí tuệ đám đông trình bày lịch sử của một ý niệm hàm chứa trong nó những bài học sâu sắc đối với việc điều hành kinh doanh, tổ chức xã hội, cơ cấu hệ thống chính trị, chống chủ nghĩa khủng bố và suy nghĩ về tương lai của chúng ta. Các nguyên tắc được James Surowiecki trình bày đa dạng và phong phú đến mức đáng ngạc nhiên: từ những hành vi trong kinh tế đến cơ chế hoạt động của loài ong và cả sự cập nhật trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những ví dụ được đưa ra trong cuốn sách đều rất sống động, bất ngờ và dí dỏm. Từ đó, Surowiecki rút ra những kết luận thông minh và gây sốc về xã hội, thị trường tự do, nghiên cứu khoa học, môi trường và thậm chí cả giá trị của hình thái chính phủ dân chủ. Trí tuệ đám đông chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều độc giả bởi James Surowiecki đã chỉ ra, theo một cách thức hoàn toàn mới, sự vận hành thực sự của thế giới này. Lý do tại sao đa số thông minh hơn thiểu số và cách thức trí tuệ tập thể hình thành nên công việc kinh doanh, các nền kinh tế, các xã hội và các quốc gia. Tìm mua: Trí Tuệ Đám Đông - Vì Sao Đa Số Thông Minh Hơn Thiểu Số TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Đám Đông - Vì Sao Đa Số Thông Minh Hơn Thiểu Số PDF của tác giả James Surowiecki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.