Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm (Erwan Bergot)

Cho tới nay, nhân dân ta vẫn quen với khái niệm chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm, kể từ khi ta bắt đầu nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm của Pháp vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi toàn bộ các lực lượng Pháp ở đây buông súng đầu hàng.

Tuy nhiên, đối với quân đội viễn chinh Pháp thì Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng kéo dài, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 là khi mới bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh đã lập tức bị bộ đội và nhân dân địa phương đón đánh, tiếp đó là gần nửa năm bị vây hãm, bị tập kích, phục kích mà đỉnh cao là những trận đánh liên tục kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 và hoàn toàn kết thúc vào ngày 8 tháng 5 khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc phân khu phía Nam định tháo chạy sang Lào nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hết, tổng cộng là 170 ngày tất cả.

Chính vì những lẽ đó nên Erwan Bergot, một trung úy có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu đã trải qua gần sáu tháng sống trong cảnh căng thẳng, hãi hùng, khốn đốn tại Điện Biên Phủ, cuối cùng bị bắt làm tù binh rồi được phóng thích, đã viết cuốn sách này và được Nhà xuất bản Presses de la Cité ở Paris, Phap, xuất bản năm 1979, sau đó được nhiều lần tái bản.

Theo giới thiệu của Nhà xuất bản Presses de la Cité, Erwan Bergot đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các bạn chiến đấu cũ, ghi lại « nhiều chứng cứ của những người còn sống sót để dựng lại một bức tranh sinh động và bi thảm trải dài suốt 170 ngày đêm, từ việc xây dựng tập đoàn cứ điểm, tổ chức các vị trí phòng ngự đến các trận đánh, nhưng trước hết là tinh thần, tình cảm của những người lính chiến đấu. Chính họ là những nhân chứng không thể bác bỏ. Họ là những người đứng ở vị trí hàng đâu”.

Để làm phong phú thêm nguồn tư liệu về cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, chúng tôi xin cung cấp thêm một cách nhìn nhận, phản ánh từ phía bên kia chiến tuyến, do chính một cựu binh Pháp viết, Tìm mua: Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm TiKi Lazada Shopee

Bản dịch tiến Việt được thể hiện bởi dịch giả Lê Kim, người cũng từng là một chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trong sư đoàn 308 năm xưa.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.Nhà xuất bản Công an nhân dân

***

Ngày 8 tháng 5 năm 1954

Tại hầm chỉ huy ở Isabelle cách trung tâm Điện Biên Phủ 5 kilômét về phía Nam, đại tá Lalande hỏi hoài chiếc Dakota đang bay vô ích như điếc. Phải làm gì bây giờ? Đi đâu bây giờ? Ông đang còn trong tay hai tiểu đoàn dưới sự chỉ huy trực tiếp, cùng với lính pháo và lính lái ba chiếc xe tăng đã bị phá hủy. Phải đưa họ đi đâu? Đêm đã xuống, bao phủ trên cứ điểm cuối cùng cạm bẫy của địch.

Những khu rừng, dãy núi, thửa ruộng bậc thang mà ông đang ngồi ở trung tâm có vẻ như xa lắm, ngoài tầm với tới. Đâu là con đường tốt nhất để đến được đó, để hòa nhập vào đó, tránh khỏi sự hổ thẹn bị bắt làm tù bình? Lalande đã đặt câu hỏi như vậy với trưởng phi cơ số 545 mang tên Yankee Alpha lúc chiếc máy bayt này lượn trên đầu khi chập tối. Bộ tư lệnh Pháp ở Hà Nôi chắc cũng đã được báo động, được xin chỉ thị. Nhưng không ai trả lời.

Vì vậy, Lalande triệu tập các sĩ quan cấp dưới tới họp bàn. Ông nêu ý kiền:

- Chúng ta sẽ thử thọc một mũi theo hướng Nam.

21 giờ ngày 7 tháng 5, từng đơn vị một, vũ khí trong tay, lính lê dương, lính thuộc địa Angiêri, lính địa phương Thái, lính pháo và lính cưỡi ngựa, ra khỏi lớp bùn chiến hào đã bám chặt họ như một người bạn trung thành suốt 58 ngày đêm chiến đấu. Họ đã vượt qua những lớp hàng rào dây thép gai, đang đi xuống cánh đồng.

Họ không đi xa. Trừ vài lính kỵ binh trong trung đội Préaud, vài lính Thái, một nhóm lê dương, tất cả khoảng 100 người, cố chọc thủng vòng vây địch và trong vài ngày tới sẽ phải chiến thắng đói, khát, bệnh tật, mệt mỏi, kiệt sức, cố đến được Mường Sài cách đây 200 kilômét về phía Tây, là một cứ điểm của Pháp ở Bắc Lào.

Còn những người khác, không biết rõ số lượng, sẽ lang thanh nhiều ngày, nhiều tuần trong rừng rậm. Họ sẽ chết một cách đơn độc, bị mọi người bỏ rơi. Những người này sẽ chỉ bị thua cái chết. Nhưng phần lớn những người lính này của Isabelle đã mệt lử sau 58 ngày chiến đấu, vừa thoát khỏi trận phục kích này lại rơi vào trận phục kích khác, cuối cùng đã bị bắt sống, bị trói tay áp giải trong đám tù binh, đi đến các trại giam cách đây 600 kilômét.

Đối với những binh sĩ ở phân khu Trung tâm cũng như ở phân khu Nam,từ đó bắt đầu một cuộc sống chìm đắm trong yên tĩnh của ban đêm và họ bắt đầu biết thế nào là thất vọng.

Cũng trong ngày 8 tháng 5 này, trung tá Godard chỉ huy cuộc hành quân Albatros và binh đoàn của « Crèvecour » ( Tác giả đặt tên Crèvecoeur trong ngoặc kép vì còn có nghĩa là « vỡ tim » - ND) được lệnh quay lại trở về Lào, đúng trong lúc họ chỉ còn phải vượt 50 kilômét nữa để tới cánh đồng cách Isabelle chưa đầy mười kilômét.

Nhất định họ đã gặp những toán biệt kích Malo và Servan từ Cánh đồng Chum đi lên nhằm giúp đỡ những binh lính ở Điện Biên Phủ từ lúc đang còn bị bao vây.

Nhưng họ không biết đám biệt kích trong rừng này ở đâu cả. Số lính biệt kích này có tới 2000 do Touby Liphong được gọi là « vua Mèo « tập hợp chung quanh, đã từng tỏ ra trung thành với Pháp từ những năm đen tối dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản.

Dù đã quá muôn, họ vẫn cứ đi cứu những « người bạn » Pháp ở Điện Biên Phủ. Đám lính biệt kích có những người Âu chỉ huy, trong đó có hai sĩ quan bộ b inh là Mesnier và Sassi, một lính dù đã từng nhảy xuống đất Lào để chiến đấu chống Nhật Bản và một nhóm hạ sĩ quan trong đó có Lasserrre và Luttringer. Suốt nhiều tuần, họ đã vượt những đỉnh núi đá vôi, băng qua sông, đi qua nhiều thung lũng.

Ngày 8 tháng 5 họ tới chân núi Phù Lôi, cách Điện Biên Phủ bốn ngày đường.

Nhưng họ còn có thể làm gì được để chống lại với khoảng sáu chục ngàn bộ đội Việt Minh đang tập hợp chung quanh Điện Biên Phủ? Nhất định không làm được gì cả, có lẽ chỉ có thể giúp được vài người chạy trốn, thu nhặt được những người đang lang thang trong rừng rậm …

Nhưng, cũng như Godard, Sassi đã được lệnh quay trở lại.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm PDF của tác giả Erwan Bergot nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa. Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ. - Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ. - Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc. - Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng. *** N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ. Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ: - Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị… - Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng. Lã Bất Vi nói tiếp: - Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ. Một vị khách đáp lại: - Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân. Một người khách khác lên tiếng: - Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi! Lã Bất Vi vội nói: - Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền… Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói: - Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa. - Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa! Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc: - Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa. Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ. - Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ. - Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc. - Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng. *** N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ. Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ: - Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị… - Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng. Lã Bất Vi nói tiếp: - Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ. Một vị khách đáp lại: - Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân. Một người khách khác lên tiếng: - Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi! Lã Bất Vi vội nói: - Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền… Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói: - Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa. - Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa! Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc: - Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết (Chanrithy Him)
Lần đầu tiên tôi gặp Chanrithy Him là sau khi mời cô đến nói chuyện tại trường Đại học của tôi về những kinh nghiệm cô đã trải qua với tư cách là một đứa trẻ sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ, đã được cô miêu tả lại trong cuốn hồi ký được giải thưởng, Hành trình qua cánh đồng chết - Lớn lên dưới chế độ Khmer Đỏ. Kể từ đó Chanrithy và tôi đã trở thành bạn thân, cô cũng gắn bó với tổ chức phi lợi nhuận của tôi, Quỹ giáo dục Đông Dương của Mỹ (U.S. - Indochina Educational Foundation, www.usief.org mà một trong những sứ mạng của nó là giúp người Mỹ hiểu biết về Đông Nam Á, bao gồm Cambodia, Lào và Việt Nam). Chanrithy là một con người nồng ấm, dịu dàng và thiết tha với đầu óc tinh nghịch, hài hước. Cô yêu thương cuộc sống và có một tấm lòng bao dung hầu như ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Và điều đó thật thích hợp khi nhan đề cuốn sách sắp tới của cô, tiếp theo Hành trình qua cánh đồng chết, có tên là Linh hồn không tan vỡ. Vào tháng tư năm 1970, lần đầu tiên người Mỹ mới chính thức biết rằng chính quyền của họ đã mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam bằng cách xâm nhập vào nước láng giềng trung lập Cambodia. Đối với phần lớn người Mỹ, Cambodia là một “màn phụ” tăm tối của một cuộc chiến tranh không được ai tán đồng. Tuy nhiên đối với người Cambodia, cuộc leo thang xung đột bên trong lãnh thổ của họ đã đánh dấu cho buổi bắt đầu của sự kết thúc bất cứ cái gì tương tự như một xã hội công dân. Trong năm năm tiếp theo đó, Khmer Đỏ củng cố thế lực ở các tỉnh, rồi đưa hoạt động khủng bố vào thủ đô Phnom Penh và cuối cùng lật đổ chế độ thối nát một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hành trình qua cánh đồng chết là một bài học lịch sử được kể lại từ một cái nhìn của kẻ sống sót, một kẻ chân thật với khát vọng của mình, và với lời hứa phải sống xứng đáng với những khổ đau mà mình phải chịu đựng khi còn là một đứa bé. Hồi ức của Chanrithy là một câu chuyện về lòng ngây thơ bị đánh mất, một cuộc đời bị vỡ nát, về sự huỷ diệt của một nền văn hoá và cũng là câu chuyện buồn đau, thương tâm, phẫn nộ, để giác ngộ, cảm hứng và, rất có thể, để biến đổi. Cuốn sách cũng còn là một lời nhắc nhở đau đớn và tỉnh táo về cái di hoạ mà nước Mỹ để lại ở Đông Nam Á, một món nợ sẽ không bao giờ trả được. Chanrithy Him nhớ lại “Suốt cả một thời thơ ấu bị chiến tranh chế ngự, tôi đã học cách để sống sót. Trong một xứ sở đối diện với đổi thay dữ dội, cốt lõi của tâm hồn tôi quyết định không bao giờ để cho những hoàn cảnh khủng khiếp lấy đi phần tốt đẹp trong tôi. Về mặt tinh thần, tôi cưỡng chống lại những sức mạnh mà tôi xem là những cái ác bằng cách làm người ghi chép, lặng lẽ quan sát người chung quanh, ghi chú trong tâm trí về những chuyện chung quanh mình. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ chia xẻ những ký ức đó, cất tiếng nói của tôi nói thay cho những đứa bé không thể tự nói cho chúng được. Tôi cũng cất tiếng nói cho cha mẹ, chị em, anh em và những thành viên khác trong gia đình đã chết, và cho những người mà những gì còn lại nằm trong các nấm mồ tập thể vô danh rải rác khăp Cambodia, mảnh đất vốn thật dịu hiền”. Cho đến khi người Việt Nam giúp giải phóng Cambodia vào năm 1979, đã có gần hai triệu người Cambodia đã chết vì bị Khmer Đỏ giết, vì đói, vì bệnh tật và vì làm việc quá độ. Từ một gia đình 12 người, chỉ còn năm đứa trẻ nhà Him sống sót. Chanrithy chỉ mới được mười sáu tuổi khi cô và các anh chị em cô di cư sang Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời mới dưới sự bảo trợ của một người chú ở Portland, bang Oregon. Tôi có vinh dự được đóng một vai trò nhỏ trong việc mang câu chuyện của Chanrithy đến với độc giả Việt Nam, thông qua cầu nối là nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và công ty văn hóa Phương Nam. Tôi hiểu rằng Chanrithy biết ơn sâu sắc vì có cơ hội nói chuyện với các bạn, các độc giả Việt Nam của cô, nhân danh những đồng bào còn sống sót của mình và những người đã chết trong cuộc diệt chủng ở Cambodia. Nói cho cùng, chính Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tàn sát man rợ của kỷ nguyên Khmer Đỏ trong khi phần còn lại của thế giới đang che mặt làm ngơ..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết PDF của tác giả Chanrithy Him nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết (Chanrithy Him)
Lần đầu tiên tôi gặp Chanrithy Him là sau khi mời cô đến nói chuyện tại trường Đại học của tôi về những kinh nghiệm cô đã trải qua với tư cách là một đứa trẻ sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ, đã được cô miêu tả lại trong cuốn hồi ký được giải thưởng, Hành trình qua cánh đồng chết - Lớn lên dưới chế độ Khmer Đỏ. Kể từ đó Chanrithy và tôi đã trở thành bạn thân, cô cũng gắn bó với tổ chức phi lợi nhuận của tôi, Quỹ giáo dục Đông Dương của Mỹ (U.S. - Indochina Educational Foundation, www.usief.org mà một trong những sứ mạng của nó là giúp người Mỹ hiểu biết về Đông Nam Á, bao gồm Cambodia, Lào và Việt Nam). Chanrithy là một con người nồng ấm, dịu dàng và thiết tha với đầu óc tinh nghịch, hài hước. Cô yêu thương cuộc sống và có một tấm lòng bao dung hầu như ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Và điều đó thật thích hợp khi nhan đề cuốn sách sắp tới của cô, tiếp theo Hành trình qua cánh đồng chết, có tên là Linh hồn không tan vỡ. Vào tháng tư năm 1970, lần đầu tiên người Mỹ mới chính thức biết rằng chính quyền của họ đã mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam bằng cách xâm nhập vào nước láng giềng trung lập Cambodia. Đối với phần lớn người Mỹ, Cambodia là một “màn phụ” tăm tối của một cuộc chiến tranh không được ai tán đồng. Tuy nhiên đối với người Cambodia, cuộc leo thang xung đột bên trong lãnh thổ của họ đã đánh dấu cho buổi bắt đầu của sự kết thúc bất cứ cái gì tương tự như một xã hội công dân. Trong năm năm tiếp theo đó, Khmer Đỏ củng cố thế lực ở các tỉnh, rồi đưa hoạt động khủng bố vào thủ đô Phnom Penh và cuối cùng lật đổ chế độ thối nát một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hành trình qua cánh đồng chết là một bài học lịch sử được kể lại từ một cái nhìn của kẻ sống sót, một kẻ chân thật với khát vọng của mình, và với lời hứa phải sống xứng đáng với những khổ đau mà mình phải chịu đựng khi còn là một đứa bé. Hồi ức của Chanrithy là một câu chuyện về lòng ngây thơ bị đánh mất, một cuộc đời bị vỡ nát, về sự huỷ diệt của một nền văn hoá và cũng là câu chuyện buồn đau, thương tâm, phẫn nộ, để giác ngộ, cảm hứng và, rất có thể, để biến đổi. Cuốn sách cũng còn là một lời nhắc nhở đau đớn và tỉnh táo về cái di hoạ mà nước Mỹ để lại ở Đông Nam Á, một món nợ sẽ không bao giờ trả được. Chanrithy Him nhớ lại “Suốt cả một thời thơ ấu bị chiến tranh chế ngự, tôi đã học cách để sống sót. Trong một xứ sở đối diện với đổi thay dữ dội, cốt lõi của tâm hồn tôi quyết định không bao giờ để cho những hoàn cảnh khủng khiếp lấy đi phần tốt đẹp trong tôi. Về mặt tinh thần, tôi cưỡng chống lại những sức mạnh mà tôi xem là những cái ác bằng cách làm người ghi chép, lặng lẽ quan sát người chung quanh, ghi chú trong tâm trí về những chuyện chung quanh mình. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ chia xẻ những ký ức đó, cất tiếng nói của tôi nói thay cho những đứa bé không thể tự nói cho chúng được. Tôi cũng cất tiếng nói cho cha mẹ, chị em, anh em và những thành viên khác trong gia đình đã chết, và cho những người mà những gì còn lại nằm trong các nấm mồ tập thể vô danh rải rác khăp Cambodia, mảnh đất vốn thật dịu hiền”. Cho đến khi người Việt Nam giúp giải phóng Cambodia vào năm 1979, đã có gần hai triệu người Cambodia đã chết vì bị Khmer Đỏ giết, vì đói, vì bệnh tật và vì làm việc quá độ. Từ một gia đình 12 người, chỉ còn năm đứa trẻ nhà Him sống sót. Chanrithy chỉ mới được mười sáu tuổi khi cô và các anh chị em cô di cư sang Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời mới dưới sự bảo trợ của một người chú ở Portland, bang Oregon. Tôi có vinh dự được đóng một vai trò nhỏ trong việc mang câu chuyện của Chanrithy đến với độc giả Việt Nam, thông qua cầu nối là nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và công ty văn hóa Phương Nam. Tôi hiểu rằng Chanrithy biết ơn sâu sắc vì có cơ hội nói chuyện với các bạn, các độc giả Việt Nam của cô, nhân danh những đồng bào còn sống sót của mình và những người đã chết trong cuộc diệt chủng ở Cambodia. Nói cho cùng, chính Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tàn sát man rợ của kỷ nguyên Khmer Đỏ trong khi phần còn lại của thế giới đang che mặt làm ngơ..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết PDF của tác giả Chanrithy Him nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.