Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vòng Tái Sinh (H. K. Challoner)

GIỚI THIỆU

Quyển The Wheel of Rebirth, tác giả H.K.Challoner khác với đa số các sách về luân hồi và nhân quả thường gặp ở điểm không những nó nói về cách luật tác động, mà còn cho thấy vị trí đúng thực của chúng là một thành phần của luật Tiến Hóa. Lại nữa, sách có nét đặc biệt là theo dõi sinh hoạt của một linh hồn trải qua nhiều kiếp, nhân và quả mỗi kiếp được phân tích giảng giải với cái nhìn minh triết - từ ái của bậc Chân Sư. Vì những điểm ấy, sách có thể được coi như viên ngọc quí có giá trị vượt bực so với những tác phẩm đang lưu hành về cùng đề tài. Chắc chắn sách giúp ích bạn đọc khi tìm hiểu về ý nghĩa cuộc đời và cơ chế hoạt động của sự sống, cho hiểu biết về luật, và nhờ vậy tránh được những đau khổ do vô minh gây ra.

Chuyện in đã lâu và nay đã tuyệt bản. Vòng Tái Sinh là bản dịch rút ngắn nên mời bạn đọc nguyên tác Anh văn.

Bản Việt ngữ đã được xuất bản thành sách năm 1994, riêng bản Anh ngữ có thể mượn xem trong thư viện các chi bộ hội Theosophy có rải rác quanh thế giới, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu muốn có sách để tham khảo riêng độc giả có thể tìm mua sách second hand trên internet.

H.K.Challoner (Janet Victoria Ailsa Mills 1894-1987) người Anh, viết nhiều tác phẩm về đời sống tâm linh, đặc biệt quyển Regents of the Seven Spheres nói về các thiên thần. Tìm mua: Vòng Tái Sinh TiKi Lazada Shopee

LỜI MỞ ĐẦU

Mùa hè năm ấy thực nóng, bọn chúng tôi gồm ba người - thực ra là bốn - đang nghỉ hè tại căn nhà của một người trong bọn ở sát bờ biển. Tôi đến chỗ này với ý định khởi viết cuốn chuyện mới, nhưng khung cảnh đầy sức sống và đẹp đẽ quá khiến tôi chẳng làm được việc.

Một người trong bọn qua đời mấy năm trước, người khác là chủ căn nhà bọn tôi đang ở và đã cùng tôi học huyền bí học từ lâu, người thứ ba là thương gia rất thực tế mà lại có khả năng tâm linh, có thể xuất hồn một cách ý thức ban đêm, gặp lại cô bạn đã chết và mang tin về. Nhờ cô bạn hướng dẫn mà địa điểm căn nhà được chọn ở nơi hẻo lánh, ít có liên lạc với xã hội bên ngoài, với mục đích dùng nó vào công việc bí truyền.

Một đêm tôi nằm mơ thấy mình ở châu Atlantis, đang đi trên đường phố của Kim Môn Đô (City of the Golden Gates), ưu tư về một vấn đề sinh tử của đời mình; đối với tôi lúc ấy, cơn khủng hoảng rất thật và đầy tính cách cá nhân, y như vấn đề tôi có trong đời ở thế kỷ hai mươi. Tôi thức dậy trước khi nó được giải quyết, xong ngủ lại và thấy mình cũng là người ấy, nhưng lần này khung cảnh thay đổi, trọn vận mạng tôi lạ hẳn. Tôi đang dự lễ về ma thuật và sự khủng khiếp làm tôi choàng tỉnh, như thể sợ bị ép diễn lại đoạn đời cũ tuy đã qua mà vẫn còn sống động.

Sáng hôm sau tôi lấy máy đánh chữ và thử viết lại kinh nghiệm thành chuyện. Chữ tuôn thật dễ dàng, ai viết tiểu thuyết sẽ cho đây là cảm hứng, nhưng lúc đó tôi biết không phải vậy, tôi chỉ là dụng cụ ghi lại ý tưởng trên giấy, không hơn không kém. Cảnh này rồi cảnh kia nối tiếp nhau, ngay cả cách dùng chữ cũng không phải là của tôi. Mấy giờ liền như vậy, rồi đột nhiên dòng chữ ngưng, y con sông bị chặn và tôi có câu chuyện chỉ mới viết nửa chừng.

Tôi mong được biết phần cuối câu chuyện trong giấc ngủ tới, nhưng không có gì xẩy ra. Một người bạn mới đề nghị thử tự động ký (automatic writing), tôi không chắc lắm nhưng tối đến, cũng cầm lấy cây viết tập giấy mà lòng đầy nghi ngờ. Lạ lùng thay, chỉ trong vài phút cây viết bắt đầu di chuyển và ghi ngoằn ngoèo tên người bạn đã khuất.

Tối hôm sau bút ghi mẫu tin ngắn và trong vòng bốn ngày, tôi viết thuần thục; nhưng không giống như người dùng tự động ký thông thường, tôi luôn luôn biết đang viết gì, tay và óc nhận mẫu tin cùng một lúc. Nhiều người sẽ cho đây là tiềm thức làm việc, nhưng không ai nghi ngờ phương pháp này nhiều hơn tôi; một điểm quan trọng khác nữa là điều tôi viết không liên quan chút nào đến mơ ước hay hy vọng riêng tư của tôi. Bản tin gồm đủ mọi loại, một số quan trọng cho việc phát triển của chúng tôi, một số chỉ là lời thăm hỏi của cô bạn.

Chừng một tuần sau cô cho hay là hiện diện với cô có một vị Thầy ở cõi cao, muốn liên lạc với chúng tôi, chuyện này nhất định là hấp dẫn. Vị Thầy cho ghi lại ý Ngài mà khi viết, tôi cảm thấy có sự thay đổi trong làn rung động đang chuyền qua tay. Nó đầy uy lực và còn hơn thế nhữa, còn một điều gì tôi không thể tả bằng lời.

Tôi chỉ có thể nói mình được tràn ngập trong sự an lành che chở, thương yêu, lẫn nét nghiêm nghị và xa vắng.

Không ma quỷ hay tà lực ảo ảnh nào có thể tạo nên cảm giác như thế.

Vị Thầy nói ngắn gọn và đi ngay vào chuyện, về sau tôi khám phá nó luôn luôn là cung cách của những bậc như Ngài. Các Ngài biết phải tiết kiệm lực, các Ngài tuân theo một luật nói rằng không một hạt nguyên tử năng lực được phung phí bất cứ ở đâu, không hành động nào phát ra mà không tương ứng với kết quả muốn đạt.

Những vị có trách nhiệm dạy dỗ nhân loại sẽ sẽ huấn luyện đệ tử với sự nghiêm nhặt y vậy, hòa với tình thương đầy hiểu biết. Các Ngài không có giờ nói chuyện phiếm hay vuốt ve, các Ngài đòi hỏi kết quả; nếu kết quả không đến trong thời gian hạn định, đương nhiên các Ngài sẽ mặc người đệ tử, cho đến khi họ sẵn sàng uốn mình theo kỷ luật, vốn cần thiết cho mọi tiến bộ dù là vật chất hay tinh thần.

Tôi không ghi ở đây mọi chi tiết, chỉ tóm tắt lời Ngài rằng qua những nỗ lực ở kiếp này và nhiều kiếp trước, chúng tôi đã tới một trình độ cho phép đi mau hơn; kế đó Ngài cho bọn tôi thấy rõ những khó khăn có thể có, nguy hiểm và hy sinh mà chúng tôi - là đệ tử -, chắc chắn sẽ bị đòi hỏi. Chúng tôi có tự do ý chí, phải tự mình quyết định; nhưng một khi đã chọn lựa thì rút lui sẽ gây tổn hại rất nhiều cho mỗi người. Có thể tốt hơn là chúng tôi cứ từ từ đi theo sức của mình, khoan cố gắng tiến mau mà để chuyện ấy vào kiếp tới. Ngài cho bọn tôi một thời gian suy nghĩ trước khi trả lời.

Sau khi Ngài từ giã, cô bạn tiếp xúc trở lại và tả hình dạng Ngài. Nó làm tôi kinh ngạc vì nó giống với người mà một bà đồng thấy đứng sau lưng tôi hồi xưa. Bà cho tôi hay là người ấy chú ý đến việc tôi làm, và hy vọng có thể ảnh hưởng chuyện viết lách của tôi về sau. Tự nghĩ mình không có tài đồng cốt, tôi quên phứt câu chuyện mà bây giờ mới nhớ lại.

Mỗi người trong bọn theo cách riêng của mình, được cho thấy vài đoạn ở châu Atlantis. Chắp nối những dữ kiện giữa chúng tôi với nhau, cả bọn đi tới kết luận là bốn người đã từng luyện huyền thuật ở Atlantis, cùng làm việc với nhau. Thế nên tối hôm đó chúng tôi quyết định ngồi chung để xem có thể trở về cảnh sống ấy, cả cô bạn cũng hiện diện ở cõi thanh.

Hôm đó trăng tròn, khi chúng tôi yên lặng ngồi trong phòng, không khí chợt rung động với những lực vô hình. Tôi không thể nói trọn chuyện gì xẩy ra sau đó, chỉ biết rằng tôi trở nên hai người, một nửa của tôi sống cảnh đời Cheor ở Atlantis, một nửa kia - cái tôi bây giờ - đứng dửng dưng, nhìn sự việc thanh thản. Tôi cần nói cho rõ là tôi - cái tôi sau - không bao giờ mất kiểm soát của tâm thức trong kiếp Cheor cũng như tôi không cố ý tránh kinh nghiệm ấy. Tôi biết mình phải đối đầu với nó, rằng đó là chuyện cần thiết và không thể tránh được. Tôi cũng không sợ, vì trong suốt buổi tôi cảm được làn rung động tuyệt vời, bình an, đã bao phủ chúng tôi ngày Thầy nói chuyện.

Đó là cái neo cho bọn tôi bám chặt, vì căn phòng bây giờ tràn đầy những lực xấu xa mà chúng tôi đã sử dụng ở kiếp Atlantis: thù hằn, kiêu căng, thèm muốn; chúng đã bị giam giữ lâu nay khi chúng tôi chưa thể đối mặt chúng một cách hữu ý. Chúng bao quanh, lăn xả vào chúng tôi, tìm khe hở trong tánh tình để có thể nhập vào ám ảnh trở lại. Cuộc tấn công thật là khủng khiếp, nhưng tôi biết mình phải nắm quyền kiểm soát với bất cứ giá nào. Khi sự tranh chấp, kinh khủng lên tới cực độ, tôi gọi tên Thầy. Lập tức sự căng thẳng dịu ngay như nước rút ra biển, lực yếu dần cho đến khi gian phòng trống vắng trở lại.

Ai cũng run rẩy, ghê sợ, tôi còn nhớ trán đầy mồ hôi lạnh, răng đánh bò cạp, và liên tiếp rùng mình như bị xối nước lạnh. Giá có rượu thì tốt, nhưng chúng tôi đã bỏ rượu, thịt, thuốc lá nên đành uống trà cho tỉnh.

Không một lời giải thích nào đưa ra, và mười ngày sau chúng tôi về London. Nhưng về sau tôi ý thức được hiểm họa của cuộc thí nghiệm. Việc tìm lại quá khứ như thế không bao giờ nên làm, trừ phi được một bậc thầy giám sát, người thấy rõ điểm yếu và tiềm năng nguy hiểm trong bản chất đệ tử, biết lượng sức chịu đựng của trò với những lực tình cảm. Chúng rất mạnh và có thể giết chết người dự thí nghiệm mà không chuẩn bị hay được che chở.

Ngay cả với sự giám sát mà chúng tôi có được vẫn còn nhiều nguy hiểm, nhưng bởi không sự tiến bước mau lẹ nào thực hiện được mà không có rủi ro đi kèm, sự che chở và bảo vệ của một vị thầy sáng suốt có thể làm giảm rủi ro, giữ nó trong giới hạn của karma cũ, khiến cho không sinh karma mới vì thiếu hiểu biết.

Tôi được cho hay là do công việc mà mỗi chúng tôi nhận lãnh, cả bọn phải biết rõ về kiếp sống ở Atlantis; hơn nữa, khi để chúng tôi trải qua kinh nghiệm rụng rời, mạnh mẽ như vầy, Thầy có thể trắc nghiệm khả năng tình cảm, trí tuệ, tâm linh và cả thể chất, để có thể ấn định cách huấn luyện mai sau, dựa vào kết quả của sự việc trên các thể của chúng tôi.

Bởi không ai phản ứng giống ai trong cùng một chuyện, và do đó không một phương pháp nào áp dụng y hệt cho cả hai người, tôi sẽ không ghi lại chi tiết cuộc huấn luyện bắt đầu khi tôi về London. Khi nó hoàn tất, công việc đầu tiên tôi phải làm là tiếp xúc với một số kiếp trước, để viết sách trình bầy và giải thích luật karma, về nhân và quả ảnh hưởng đời người, xếp đặt vận mạng của họ.

Về sau, những kiếp ấy được quay lại cho tôi, cùng với lời giải thích của Thầy vào lúc đó. Vì không có chỗ và vì một số lý do khác, sách không ghi lại những kiếp không có liên quan trực tiếp với kinh nghiệm ở Atlantis, và chỉ tả nét chính của một vài kiếp. Rất có thể ai đọc sẽ nghĩ đây là chuyện tiểu thuyết, do óc tưởng tượng mà ra và chẳng quan trọng. Nhưng ta nên nhớ rằng trọn quá khứ nằm trong trí Thượng đế. Vấn đề là làm thế nào tìm được đường quay về - hay đi vào - quá khứ đó. Ấy là Thiên Ảnh Ký (Akashic Records) trên đó ghi lại tất cả mọi chuyện từ lúc khởi thủy cho tới lúc chung cuộc của địa cầu, không thể xóa nhòa. Đôi khi có người nhờ trực giác và óc tưởng tượng, vô tình nhận được hình ấy từ Thiên Ảnh Ký, hành động ấy vô thức nhưng con người cũng có thể nhìn Thiên Ảnh Ký với tri thức hoàn toàn.

Với người biết thuật một cách rành rẽ, họ có thể cho đệ tử xem quá khứ, tương lai hay bất cứ biến cố nào mà xét ra người đệ tử nên thấy. Đó là trường hợp của tôi, Thầy xem xét những giới hạn nơi tôi và chọn phương pháp thích hợp với mức tiến hóa bấy giờ của tôi. Thế nên, có chuyện tôi thấy trong mơ, hay trong quả cầu pha lê; chuyện nghe được bằng thông nhĩ (clairaudience) hay bằng cách viết.

Trong mọi chuyện, tôi hòa với nhân vật thực tới nỗi cuộc đời hiện tại gần như không có thậc, tôi sống với nhân vật trong những khó khăn thật tới nỗi như nó thực sự xẩy ra trong đời này. Vì lý do đó chuyện thành sống động và lý thú. Tôi viết như người thuật lại tiểu sử đời mình, mà kỳ thực là vậy. Nhưng lẽ dễ hiểu là một phần lớn bị cắt bỏ, chỉ những biến cố chính mỗi kiếp, những biến cố đánh dấu chặng đường tiến hóa, mới được óc tôi ghi nhận, và chỉ nhân vật có liên hệ chặt chẽ với biến cố mới được tả.

Về ba người bạn ở đầu, tôi không thể nói chắc việc gì.

Tôi tin rằng bốn người chúng tôi tái hợp rất nhiều bận, thường thường bị mang lại do lòng thù hằn, nhưng sau hết ở kiếp này, chúng tôi gặp nhau trong tình bằng hữu thân ái. Trong những kiếp bạn đọc dưới đây, tôi luôn luôn vật lộn với những lực đã khêu gợi ở Atlantis, và chúng sẽ không ngừng trở lại với tôi dưới hình thức này hay hình thức khác, cho tới khi hoàn toàn bị tiêu diệt, hay đúng hơn tới khi biến thành ánh sáng. Sơ sót trong việc ghi nhận quá khứ không thể tránh được, nhất là với dụng cụ còn bất toàn là tôi, vậy nếu chuyện có lỗi thì ấy là do sự thiếu kém của tôi khi thuật lại lời Ngài mô tả sự việc, mà không phải nơi Thầy.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vòng Tái Sinh PDF của tác giả H. K. Challoner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoa Trôi Trên Sóng Nước (Nguyên Phong)
Tiểu sử tác giả Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn. Bà đã tu theo Thần Đạo (Sinto), làm đồng cốt cho đền thờ Thánh Mẫu (Kami), và sau cùng chuyển qua tu thiền. Mặc dù siêng năng tu học nhưng bà vẫn không tiến bộ bao nhiêu cho đến khi gặp Thiền sư Yasutani (Bạch Vân lão sư). Dưới sự chỉ dẫn của vị này, bà đã kiến tánh (Kensho) và trở nên một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền tông Nhật Bản. Bà đã đào tạo nhiều thế hệ học trò và có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới tì kheo ni của Nhật ngày nay. Bà qua đời vào năm 1978. Cuốn hồi ký “Michi” (tạm dịch: Hoa trôi trên sóng nước) là cuốn sách nói về cuộc hành trình tìm đạo đầy gian khổ kéo dài hơn 40 năm của tác giả. Khi tạp chí Phật học Kyosho vừa khởi động loạt hồi ký này vào năm 1956, nó đã được các độc giả, nhất là độc giả phái nữ, say mê theo dõi. Lòng nhiệt thành và quyết tâm tìm đạo của bà là một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn bước chân vào cửa đạo. Ngoài ra, sự chứng đắc của bà đã đánh đổ quan niệm cổ hủ cho rằng chỉ có phái nam mới có thể thành công trên con đường tu học mà thôi. ---o0o--- Lời nói đầu Trong suốt bốn mươi năm tôi đã lang thang khắp Phù Tang tìm thầy học đạo. Tôi đã theo học với nhiều danh sư của các môn phái khác nhau nhưng không tìm được điều tôi muốn. Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó. Có lẽ các bạn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng trong một quốc gia sùng mộ đạo Phật như Nhật Bản lại không biết đến điều này? Quả thật như thế, mặc dù vẫn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật nhưng tôi như người ngủ mê, không ý thức một chút gì về con đường thoát khổ này. Giống như kẻ Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa, có hạt châu quí trong túi áo mà không biết, cứ cam chịu cuộc sống nghèo hèn, thì tôi cũng thế, cứ mê mải tìm kiếm hết thầy này đến thầy khác, hết lý thuyết này đến lý thuyết nọ. May thay tôi đã gặp được Tìm mua: Hoa Trôi Trên Sóng Nước TiKi Lazada Shopee Thiền sư Yasutani và được ngài hướng dẫn, nhờ đó tôi mới ý thức rằng cái khả năng giải thoát mọi sự đau khổ vốn vẫn sẵn có trong tôi mà tôi nào biết, cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu. Vì lẽ đó, tôi viết lại cuộc đời mấy chục năm gian nan tìm đạo này để mong những người vẫn còn đang mê mải tìm kiếm, hết thầy này đến thầy nọ, hết tông phái này đến lý thuyết kia, hãy mau chóng tỉnh ngộ, dừng lại, quay trở về với cái khả năng giải thoát sẵn có nơi mình. Tỳ kheo ni Satomi Myodo Tokyo, tháng 10 năm 1956 Người gửi bài: Diệu ThiệnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Trôi Trên Sóng Nước PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Mây Qua Xứ Tuyết (Nguyên Phong)
Mục Lục Phần 1 - Lời giới thiệu Phần 2 - Hoa sen trên Tuyết Phần 3 - Kỳ Duyên Nơi xứ tuyết Phần 4 - Đường mây rộng mở Tìm mua: Đường Mây Qua Xứ Tuyết TiKi Lazada Shopee Phần 5 - Khinh Công Phần 6 - Chết và táisinh Phần 7 - Tâm Và Thân Phần 8 - Bên rặng tuyết sơn Phần 9 - Văn hóa Tây tạng Phần 10 - Đường vào xứ tuyết Phần 11 - Cuộc du hành vào xứ Guge Phần 12 - Đường đến Poo Phần 13 - Đoạn kết Phần 1 - Lời giới thiệu Tại sao Tây Tạng lại có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới ngày nay như vậy? Phải chăng nó tượng trưng cho một cái gì huyền bí, khêu gợi trí tò mò hay một điều gì mơ hồ mà người ta chưa nhận thức được? Tôi tin rằng sự kiện xảy ra tại Tây Tạng có thể tiêu biểu cho số phận nhân loại hiện nay, một số phận đang bị giằng co giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và tiến bộ, giữa tín ngưỡng và khoa học, giữa kiến thức và tri thức, giữa những thoải mái tâm linh và áp lực vật chất. Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch của nhân loại khi những quốc gia không có một tham vọng chính trị nào, chỉ muốn yên thân sống tự do bỗng bị chà đạp và đặt dưới ách nô lệ của một nước khác dưới danh nghĩa “văn minh, tiến bộ”. Làm sao người ta có thể gọi là văn minh khi đời sống thực sự ở hiện tại phải chịu hy sinh cho một viễn ảnh mơ hồ ở tương lai? Làm sao người ta có thể gọi là tiến bộ khi đời sống thoải mái tự do với thiên nhiên bị thay thế bởi nếp sống chật hẹp, giả tạo đầy máy móc. Dưới danh nghĩa “tiến bộ”, quá khứ chỉ là những cái gì xấu xa, lỗi thời, không giá trị, bất toàn và thụ động. Nhưng khoa học và tiến bộ đã đem lại những gì cho con người ngoài chiến tranh, thù hận và bạo động...? Bị cắt đứt với quá khứ, con người trở nên hoang mang phiêu bạc, luôn luôn bất an nên phải tìm an ủi trong nếp sống tập đoàn, tìm hạnh phúc trong sự thỏa mãn nhu cầu và tham vọng. Phải chăng đó là một thảm kịch của nhân loại ngày nay? Tây Tạng là một xứ nằm ở vị trí hiểm trở, biệt lập với thế giới bên ngoài, nhờ thế nó duy trì được tinh hoa một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến. Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự hùng vĩ, bao la của rặng Tuyết Sơn. Lịch sử này đã chứng minh như thế. Khi Lang Darma cướp ngôi vua, tiêu diệt Phật giáo bằng bạo lực thì Phật giáo không những phát triển tại Lhassa mà còn truyền bá khắp nước. Khi vó ngựa của Mông Cổ tràn vào đây thì không những tinh thần từ bi của Phật giáo đã đưa xứ này thoát khỏi ách cai trị mà còn cải hóa được cả triều Mông Cổ, và ít lâu sau Phật giáo đã trở thành quốc giáo của xứ này. Biết đâu thay vì biến Tây Tạng thành một quốc gia Cộng sản thì Trung cộng lại chẳng biến thành quốc gia sùng một Phật giáo vào thế kỷ 21? Điều chắc chắn rằng trong khi Trung cộng đang cố gắng đồng hóa Tây Tạng bằng bạo lực thì Tây Tạng lại bắt đầu tạo ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới. Dĩ nhiên, dù có dành lại độc lập hay không thì Tây Tạng được cũng không thể như xưa, những điều này không quan trọng bằng sự phát triển tinh thần va văn hóa Tây Tạng ra khắp nơi. Đây là một truyền thống sống động, phóng khoáng và bình đẳng, không câu chấp cứng nhắc vào các giáo điều nhưng luôn luôn thay đổi để thích nghi với các hoàn cảnh thời gian, không gian mà vẫn giữ đúng mục đích nguyên thủy (tùy duyên, bất biến). “The Way of the Whiet Clouds” (tạm dịch “Đường Mây Qua Xứ Tuyết”) là một tập sách ghi nhận những điều tôi chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Đối với người Tây Tạng, mây có nhiều ý nghĩa huyền bí. Nhìn vào các bức họa Tây Tạng (Thankas), gần như bức nào cũng thấy họ vẽ các đám mây màu sắc khác nhau. Mây tượng trưng cho sự sáng tạo vì nó có thể mang bất cứ hình thù gì. Mây trắng tượng trưng cho môi trường để sự sáng tạo có thể nẩy nở, phát sinh nhưng nó còn có nghĩa là đám mây Pháp (Dharma megha) mà từ đó chân lý được biểu lộ. Vì lý do đó, cuốn du ký này được mở đầu bằng một linh ảnh, một câu chuyện mà sư phụ tôi, Tomo Geshe Rinpochay đã kể lại cho các học trò. Lama Anagarika Govinda là người xứ Bolivia, giảng dạy triết học tại đại học Naples vào năm 1928-1930. Qua Tích Lan xuất gia với Đại đức Nyanantiloka Mahathera rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Ông là một học giả uyên thâm về Pali với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam tông. Ông còn là một thành viên trong ban quản trị hội Phật giáo thế giới. Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma Ngawang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử. Ông đã du lịch khắp xứ này, tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký “The Way of the White Clounds”. Ông còn viết thêm nhiều sách biên khảo về Tây Tạng, đáng kể nhất là 2 cuốn “The Foundation of Tibetian Mysticism”. Ông qua đời năm 1985. Lama Anagarika Goavinda Ngày 5 tháng 7 năm 1966Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Mây Qua Xứ Tuyết PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bên Rặng Tuyết Sơn (Nguyên Phong)
Lời nói đầu Cuốn sách này không phải là hồi ký, vì các nhân vật đều không có thực. Tuy nhiên, đây cũng không phải một tiểu thuyết hư cấu vì nó tiêu biểu cho những giai đoạn đi tìm đạo vẫn thường xảy ra tại Ấn Độ suốt mấy ngàn năm nay. Đối với người Ấn, việc tầm sư học đạo là một trong những giai đoạn quan trọng của cuộc sống mà mỗi người đều phải trải qua. Đối với người Âu, cuộc sống bắt đầu khi sinh ra và kết thúc khi chết đi; song đối với người Ấn, cuộc sống kéo dài qua nhiều kiếp, trong đó mỗi kiếp sống chỉ là một giai đoạn để trải nghiệm và học hỏi, bởi cuộc sống thực giúp chúng ta biết được mình là ai, chứ không phải là lý thuyết hay chuỗi thời gian tồn tại vô ích. Sự tự biết mình giúp ta ý thức rõ hơn về cuộc sống, đưa ta trở về với nguồn gốc thiêng liêng cao cả vốn luôn hiện hữu bên trong mỗi con người. Tôi hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp độc giả nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ con đường mà mỗi người đang đi, để tìm về nguồn gốc thiêng liêng cao quý mà chúng ta đã vô tình quên mất từ lâu. Tuy câu chuyện được xây dựng dựa trên truyền thống và phong tục Ấn Độ, nhưng không phải vì thế mà tôi muốn đề cao một con đường tu tập hay một tôn giáo nào ở đất nước này. Các bạn hãy mở lòng mình mà đọc, vì câu chuyện này có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, thời đại nào, và với bất cứ tín ngưỡng nào - vì chân lý bao giờ cũng hiển hiện một cách màu nhiệm, không phân biệt không gian và thời gian. Tìm mua: Bên Rặng Tuyết Sơn TiKi Lazada Shopee - Swami Amar Jyoti Pune, India 1988Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bên Rặng Tuyết Sơn PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tin (Lobsang Rampa)
Nội dung VỀ TÁC GIẢ CHƯƠNG I. DẪN NHẬP CHƯƠNG II. ALGERNON TỰ TӰ CHƯƠNG III. LÀM QUEN VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA Tìm mua: Tôi Tin TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG IV. TỘI ÁC TỰ SÁT CHƯƠNG V. SỰ PHÁN XÉT CHƯƠNG VI. TÁI SINH CHƯƠNG VII. TRẢ QUẢ CHƯƠNG VIII. CON LẮC CUỘC ĐỜI CHƯƠNG IX. THƯӦNG ĐẾ VÀ CÁC THẾ GIỚI CHƯƠNG X. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ CHƯƠNG XI. LỜI KẾT VỀ TÁC GIẢ Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra. Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông. Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng. Theo lời nhà xuất bản Secker & Warburg, tác giả Lobsang Rampa đã cung cấp tài liệu chứng minh rằng ông có bằng y khoa của Đại học Trùng Khánh, và trong các văn bằng đó ông được mô tả là một vị Lạt Ma của tu viện Potala ở Lhasa. Nhiều cuộc trò chuyện cá nhân của NXB với ông đã chứng minh ông là một người có quyền năng và tri thức khác thường. Về cuộc sống cá nhân của mình, ông thể hiện sự dè dặt đôi khi khó hiểu; nhưng mọi người đều có quyền riêng tư và Lobsang Rampa có thái độ như vậy có lẽ để che giấu sự an toàn cho gia đình ông vẫn đang sống ở mảnh đất Tây Tạng hiện đang do Trung Quốc quản lý. Thật vậy, một số chi tiết, chẳng hạn như vị trí thực của cha ông ở Tây Tạng, đã được cố tình ngụy trang vì mục đích này. Vì những lý do trên, Tác giả buộc phải nhận và đã tự nguyện nhận trách nhiệm duy nhất về những về những gì ông viết trong sách. Ta có thể cảm thấy rằng đâu đó ông đã dành được sự tin tưởng của người phương Tây, dù cái nhìn của người phương Tây về vấn đề những cuốn sách nói tới rất khó để khẳng định.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lobsang Rampa":Bác Sĩ Từ LhasaBạn Là Mãi MãiCon Mắt Thứ Ba Tây Tạng Huyền BíTôi TinHang Động Của Các Lạt MaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tin PDF của tác giả Lobsang Rampa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.