Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Trường Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):.. Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v... nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):... Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảng thời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gian hoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trì phiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờ thong thả, chú tâm vào vấn đề phiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giả thông cảm cho.

Phiên dịch Tam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Nam chúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừa căn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v... dầu rằng chúng ta vẫn có Hán Tạng hết sức phong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải "y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh."

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biến rộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dào và phong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học phái Thượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v... và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánh Kinh Tạng Luật Tạng Pāli và Kinh Tạng A Hàm và Luật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tử và Học giả Việt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo Tìm mua: Kinh Trường Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học phái Phật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọng và trung thực với số giáo lý, số pháp môn căn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứu Phật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật Giáo Đại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sử tư tưởng Phật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệu nghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học phái Thượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởng và lối sống Phật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học phái duy nhất gìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểu tư tưởng Phật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bản giáo lý mà phần lớn các học phái chấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sống hiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v... đã dần dần xâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chất thuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dần ý thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tại chấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phải giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi con người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôi nuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu

Đại học Vạn Hạnh

Sài Gòn, 1972Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Trường Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Tay Ánh Sáng (Barbara Ann Brennan)
Lời giới thiệu Nguyên tác: Hands of Light - A Guide to Healing Through the Human Energy Field Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng của con người. Đây là kỷ nguyên mới và để lý giải cho câu nói của Shakespeare “Ngày càng có nhiều cái giữa Trời Đất mà con người không biết”. Cuốn sách nầy trao đổi với những ai đang tìm kiếm sự tự hiểu biết về những quá trình thể chất và cảm xúc của mình vượt ra khỏi khuôn khổ của Y học cổ điển. Tìm mua: Bàn Tay Ánh Sáng TiKi Lazada Shopee Cuốn sách tập trung vào nghệ thuật chữa bệnh thông qua những phương pháp vật lý và siêu hình. Cuốn sách mở ra những phạm vi mới để hiểu được tính đồng nhất tâm thể mà lần đầu tiên Wilhelm Reich, Walter Canon, Franz Alexander, Flanders Dunbar, Burr và Northrup cùng nhiều nhà tìm tòi nghiên cứu khác trong lĩnh vực tâm thể học đã từng giới thiệu với chúng ta. Nội dung cuốn sách giải quyết việc xác định những kinh nghiệm chữa trị và lịch sử các tìm tòi nghiên cứu khoa học về trường năng lượng con người và hào quang. Cuốn sách là tài liệu duy nhất nói về mối liên kết động lực học tâm lý với trường năng lượng con người. Cuốn sách mô tả những thay đổi của trường năng lượng vì nó liên quan đến các chức năng của cá thể. Phần cuối cuốn sách xác định các nguyên nhân của bệnh tật và những nguyên nhân nầy dựa trên các khái niệm siêu hình với những rối loạn năng lượng của hào quang. Bạn đọc cũng sẽ tìm thấy ở đây mô tả bản chất của chữa trị tâm linh vì nó có liên quan đến thầy chữa là đối tượng chữa. Cuốn sách được viết từ những trải nghiệm chủ quan của tác giả vốn đã được huấn luyện một cách khoa học thành nhà vật lý và tâm lý trị liệu. Sự phối hợp giữa kiến thức khách quan với những trải nghiệm chủ quan tạo nên một phương pháp độc đáo mở rộng tầm hiểu biết vượt qua giới hạn của kiến thức khách quan. Đối với những ai vốn có đầu óc mở rộng cho sự tiếp cận như vậy, cuốn sách có những tư liệu vô cùng phong phú cho việc học tập, trải nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Với những ai phản đối kịch liệt, tôi muốn khuyên họ hãy mở rộng tâm trí mình vào câu hỏi: “Có khả năng hiện hữu hay không hiện hữu thực trạng mới nầy, nó vượt ra khỏi ranh giới của thực nghiệm khoa học lô-gích và khách quan?” Tôi hết lòng gửi gắm cuốn sách nầy cho những ai bị kích thích trước mỗi hiện tượng vật lý và siêu hình xảy ra trong đời sống. Cuốn sách là công trình trong nhiều năm nỗ lực quên mình, thể hiện quá trình tiến hoá của nhân cách tác giả và sự phát triển của năng khiếu chữa trị đặc biệt của chị. Bạn đọc sẽ đi vào một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn, lắm chuyện diệu kỳ. Xin có lời khen ngợi chị Brennan về lòng dũng cảm trong việc cung cấp cho thế giới những trải nghiệm chủ quan và khách quan của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Tay Ánh Sáng PDF của tác giả Barbara Ann Brennan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Để Trao Tặng (Thu Hương)
Lời nói đầu Cuốn sách này ghi lại những bối cảnh quan trọng thuộc sáu tiền kiếp của một người con gái gốc Hà Nội, phát hiện ra qua hai chuyến du hành tâm thức. Nhi Lan là tên thật của chị trong một lần đầu thai tại Trung Quốc. Ý nghĩa của những sự kiện và con người xuất hiện trong cuộc đời hiện nay của chị đã hé lộ, khi được kết nối với các sự kiện và con người đã xuất hiện trong các cuộc đời trước đây của chị. Các chuyến du hành tâm thức của Nhi Lan có ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là một cuộc trao đổi để kích hoạt sự chú tâm vào một số vấn đề nhất định. Sau đó, chị được hướng dẫn để chuyển về tâm thức cao, với nhận thức sâu sắc hơn, chị đạt được trạng thái an tĩnh. Ở giai đoạn thứ hai, tâm thức cao hơn này thực hiện những chuyến đi xuyên thời gian và không gian nhằm mục đích khám phá căn nguyên của các vấn đề đã đặt ra. Cuối cùng là giai đoạn hòa nhập với tiềm thức, để thấu hiểu chân lý và bài học cuộc đời. Tôi thường gọi giai đoạn cuối cùng của chuyến du hành tâm thức là một cuộc trò chuyện với tâm hồn. Ít người đủ tĩnh lặng để gặp được tâm hồn của chính mình. Tìm mua: Sống Để Trao Tặng TiKi Lazada Shopee Nhi Lan đã làm được như vậy trong chuyến du hành thứ hai, thực hiện thông qua kỹ thuật thiền định thư giãn sâu. Trong cuộc trò chuyện này, người du hành có thể nhận được thông điệp từ một nhóm các tâm thức cao hơn của chính họ và từ các người thầy từ các cảnh giới cao. Nhóm tâm thức cao hơn của một người gồm tâm hồn, linh hồn và siêu linh hồn, và được gọi chung là Cái Tôi Cao Hơn theo ngôn ngữ hiện đại. Người thầy vô hình là các siêu thức, trong quan niệm dân gian có thể là các vị Thần, Tiên, Thánh, Bồ Tát, Phật… có vai trò hỗ trợ cho người du hành thực hiện chuyến đi trong vùng nghiệp quả, cũng như giúp đỡ họ nhận ra các bài học cuộc đời. Thông điệp của siêu thức không thể diễn đạt hết bằng lời nói và chữ viết - những công cụ của nhận thức, một việc mà cuốn sách này cố gắng làm. Ngoài ra, trải nghiệm trong chuyến du hành của Nhi Lan được trình bày xen kẽ với các suy ngẫm chủ quan của Nhi Lan và tôi. Hai nguyên nhân này khiến cho các thông điệp và trải nghiệm mất đi một phần những rung động nguyên sơ của chúng khi đến với bạn đọc. Do đó, các bạn có thể xem phần ghi chép nguyên bản chuyến du hành ở cuối sách để cảm nhận thông tin theo quan điểm của riêng mình. Cuốn sách không được viết theo trình tự thời gian, mà chảy theo dòng suy tưởng về những trải nghiệm sống, để kết nối hôm qua và hôm nay, để kết nối các mối quan hệ với nhau, và để kết nối bài học với mục đích cuộc đời. Mỗi kiếp sống là một chương sách trong một cuốn sách vĩ đại. Mỗi cuộc đời là một khúc ca trong một bản trường ca. Và đây là một cuốn sách tâm linh viết trên nền nhạc của một ca khúc trữ tình. Hành trình đi giữa các lần đầu thai của Nhi Lan cho thấy rằng cuộc đời của tôi hay của bạn, cuộc đời của một con người bần cùng đau khổ hay của một bậc vĩ nhân đều có ý nghĩ sâu sắc trong sự tiến hóa chung của nhân loại. Ẩn sau mọi chi tiết của cuộc sống là những mối quan hệ nhân quả. Qua trải nghiệm trong các cuộc đời của nhân vật chính, bạn có thể rút ra bài học nhân quả cho riêng mình. Một số bạn có thể coi đây là tiểu thuyết hư cấu. Không cần tin, chỉ cần mở lòng bạn sẽ thấy nó có ích. Nhi Lan có duyên được một số người giúp đỡ để khám phá bản thân. Những người đó lại có duyên được Nhi Lan giúp để hiểu về quy luật luân hồi và nghiệp quả. Mọi điều xảy ra trong cuộc sống đều có ý nghĩa. Mọi mối quan hệ đều là cơ duyên. Mỗi trải nghiệm là một cánh hoa hé nở trong bông hoa cuộc đời. Bằng câu chuyện nhỏ này, tôi nguyện trao Bông hoa Duyên ấy cho tất cả mọi người, với tình yêu chân thành dành cho Nhi Lan, với tình yêu chân thành dành cho các vị thầy vô hình, với tình yêu chân thành dành cho bạn đọc đang kiếm tìm chân lý và ý nghĩa cuộc sống.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Để Trao Tặng PDF của tác giả Thu Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Cơ Tiến-Hóa Theo Khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng (Bạch Liên)
MỤC LỤC QUYỂN NHỨT Vài lời nói đầu Con người là ai Con người từ đâu đến? Tìm mua: Học Cơ Tiến-Hóa Theo Khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng TiKi Lazada Shopee Con người sanh ra cõi Trần làm chi Sự tiến hóa chấm dứt ở đây sao Muốn học cơ Tiến-hóa thì phải làm sao Thái-Dương-Hệ là gì? Ai sanh ra một Thái-Dương-Hệ? Có bao nhiêu Thái-Dương-Hệ trên không gian? Thái-Dương Thượng-Đế khác với Đấng Chí-Tôn gọi là Ông Trời Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta từ đâu đến? 7 Cõi của Thái-Dương-Hệ chúng ta 7 Cảnh của cõi Trần Tên của mỗi thứ khí Đặc sắc của mỗi thứ khí Mười Hệ-Thống Hành-Tinh 7 Hệ-Thống hữu-hình Những bầu Hành-Tinh thấy được Không phải 7 dãy Hành-Tinh của một Hệ-Thống sanh ra một lượt với nhau Sự tan rã của Thái-Dương-Hệ chúng ta QUYỄN NHÌ Sự Liên-quan giữa Con Người và Vũ-Trụ 3 Ngôi của Đức Thái-Dương Thượng-Đế Trạng Thái của ba Ngôi Công việc của ba Ngôi Mục-đích sanh-hóa Thái-Dương-Hệ nầy Bảy loài trên dãy Địa-Cầu chúng ta 3 Ngôi của Con Người 7 Thể của Con Người để dùng tại 5 Cõi mà thôi Xác Thân Phương-Pháp luyện tập Xác Thân Cái Phách (Double Éthérique) Cái chi có Ảnh hưởng tới cái Phách Sanh-Lực là gì? Sự tinh-khiết của Cái Phách Cái Vía Màu sắc cái Vía Làm sao thấy được mấy màu nầy Phận sự của Cái Vía Làm một thể độc lập Học phép xuất vía Tánh nết Cái Vía Phương-pháp sửa trị Cái Vía Hạ Trí Những khoảnh của Cái Trí Phận sự của Cái Trí Hiệu quả của tư-tưởng Những làn sóng tư-tưởng Tánh-cách-biệt của làn sóng tư-tưởng Hình tư-tưởng Màu sắc của những hình tư-tưởng Sự chọn lựa tư-tưởng Ảnh-hưởng của tư-tưởng xấu A. Ta hại ta trước hết B. Ta hại những người ở chung quanh ta C. Ta thêm những sự khổ cho đời Ảnh-hưởng của tư-tưởng tốt đẹp Ta làm cho cái Trí ta trở nên tốt đẹp Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta Ta giúp ích cho đời Tư-tưởng biến thành sự hành-động Tánh nết Hạ-Trí Sửa-trị Cái Trí QUYỂN BA Sự đào-tạo những quan-năng Sự hoạt-động của CáiTrí Những điều nên biết về sự mở mang CáiTrí Tinh-luyện CáiTrí Kiểm-soát tư tưởng A. Định-Trí B. Hườn hư Đừng phung-phí sức mạnh của tư-tưởng ThamThiền Tham-Thiền có tánh cách mở mang trí thức Ngày sau trọn đời chúng ta chỉ là một chuổi Tham-Thiền mà thôi Sự phát-minh của ông Archimède (287-212) Sự phát-minh của ông Thomas Edison (1847-1931 Bí quyết thành công: Làm việc cho nhiều và suy-nghĩ luôn luôn (Travailleur toujours et réfléchir sancesse) Tham-Thiền có tánh cách sùng bái Tham-Thiền một đức tánh Phương-pháp tập luyện Tham-Thiền về Ba Thể: Thân, Vía, Trí Xem xét Xác Thân Xem xét Cái Vía Xem xét Cái Trí Lời dặn tổng quát Nhưng xin nhớ kỹ vài điều sau đây: Hai câu chuyện lý thú về sự Tham-Thiền Giải-quyết một vấn-đề trong lúc ngủ Một phương-pháp chắc-chắn để thí-nghiệm sự tiến-hóa của mình Tại sao phải Tham-Thiền đúng giờ khắc và liên-tục Giúp đở người trong lúc ngủ Cách ngồi thiền Giờ Tham-Thiền Khắc kỷ Toát-yếu về phương-pháp mở mang trí-thức Tại sao kinh sách Đạo-Đức gọi Con Người là Tiểu Thiên-Địa Một phương-pháp giúp quí bạn tiến tới mặc dầu chưa Tham-Thiền được Phương-pháp thực-hành Mà Tu là gì? Một sự thí-nghiệm để chứng chắc ý-muốn và tư-tưởng không phải thật là con người QUYỂN TƯ Ba Thể Trường-Tồn 1. Thượng-Trí hay là Nhân-Thể Cách cấu-tạo Thượng-Trí Màu sắc của Thượng-Trí Sự dùng Thượng-Trí làm một thể độc-lập 2. Kim-Thân 3. Tiên-Thể Sự liên-lạc giữ những thể của Con Người LẬP-HẠNH: Nó biến đổi con người trước nhứt ra một vị Thiện-Nhân rồi lần lần tới bực Siêu-Phàm Những Đức-tánh cần-thiết để tạo lập một tánh tình Siêu-Phàm Ba yếu-tố quan-trọng của sự lập hạnh I…Tư-tưởng chơn-chánh Cách xua đuổi một tư-tưởng xấu Đề phòng những sự cám-dổ và những sự tấn công của kẻ nghịch II…Lời nói chơn-chánh A…Có cần-thiết chăng B…Có đúng sự thật không? C…Có từ-thiện không? Chớ nên hiểu lầm sự nói thật đúng Việc làm chơn-chánh Những Đức-tánh phải tập Lãnh-đạm Oai-lực của lòng Từ-Bi Chuyện thứ nhứt: Vuốt-ve rắn hổ-mang Chuyện thứ nhì: một chuyện phi-thường QUYỂN NĂM Sự chiến đấu cuối cùng Linh-hồn kim-cương Tinh-Thần hóa hay là Khoa Luyện Kim Tinh-Thần Mục Đích thứ nhì của sự Luyện Kim Tinh-Thần Lòng ham muốn và chính là lòng ham muốn ràng buộc và cột trói con người Phải làm thế nào để cho sự hành động cứ thực hiện mà con người vẫn được tự-do Sự hy-sanh Cái cách thức hợp nhứt sự hy-sanh với sự hành-động Quan-điểm cao-siêu của định-luật hy-sanh Sự hy-sanh của Tiên Thánh và các vị Đệ-Tử Tại sao người Đệ-Tử phải có một Hạnh-kiểm vượt bực người thường Đoạn kết QUYỂN SÁU Sự trong sạch của Xác Thân Mục-đích của Pháp-Môn Raja Yoga Xác Thân Sự tinh-luyện Thể Xác Sự chọn lựa thức ăn Có điều độ trong mọi sự việc a)…Về bửa ăn b)…Về giấc ngủ c)…Về mấy việc khác d)…Phải tiết dục Có Trời mà cũng có ta. Tu là cội phúc XÁC THÂN trực tiếp liên hệ tới TIÊN THỂ (Corps Atmique) Sạch sẽ từ y-phục cho tới thân mình Những lời khuyên nhủ của Đức bà A. Besant Lòng Sùng Đạo hay là Sùng-Tín Làm thế nào để phát triển lòng Sùng-Tín? Phương-pháp luyện tập Một phương-pháp chắc chắn hơn hết Hai mẫu người Sùng-Tín Mẫu người Sùng-Tín thụ-động Mẫu người Sùng-Tín hoạt-động Lúc đầu tiên họ là những người thế nào? Cách hành động của họ Con đường Sùng-Tín dắt đi đến đâu? QUYỂN BẢY Tinh-Thần An-Phận Sự An-Phận cắt nghĩa theo Huyền-Bí-Học Phải cải tạo hoàn cảnh Sự An-Phận của các Sanh-Viên Huyền-Bí-Học Bền chí Tánh kín đáo Tánh đúng đắn Phụng sự Lời cầu chúc của Bà A. Besant QUYỂN TÁM Dãy Địa Cầu chúng ta Bảy Bầu nầy ở Cõi nào? Dãy Trái Đất của chúng ta hiện giờ là Dãy thứ mấy? Đồ-hình 7 Cõi, 7 Dãy Hành Tinh Bảy Giống Dân trên Dãy Địa Cầu Xin nhớ những nguyên-tắc tổng quát Nhơn vật trên Dãy Địa Cầu chúng ta Nhơn vật tại Bầu trái đất của chúng ta hiện giờ Các Giống Dân tại Địa Cầu chúng ta Các giống dân: Giống thứ nhứt Giống thứ nhì Giống thứ ba Giống thứ tư Bảy Nhánh của Giống Dân thứ tư Giống Thứ năm Bảy Nhánh của Giống Thứ năm Giống Thứ sáu Giống Thứ bảy Đặc tánh của mỗi giống Dân Bề cao của Năm Giống Dân Chánh Tạo vật ôn lại Vài mẩu chuyện thay hình đổi dạng Một Nữ Gíáo-Sư dần dần biến thành đàn ông, rồi rù quến một Cô Giáo có chồng 5 con Một hồi ký độc đáo của một người 19 tuổi: Lấy chồng 29 tuổi: Lấy vợ Đàn ông hóa gái Những Châu Thế Giới 1. Châu thứ nhứt 2. Châu thứ nhì Một bằng chứng cụ thể chứng minh rằng khi xưa ở Bắc Cực khí hậu miền nhiệt đới Hãy phá vỡ những thành kiến sai lầm 3. Châu thứ ba 4. Châu thứ tư 5. Châu thứ năm 6. Châu thứ sáu 7. Châu thứ bảy QUYỂN CHÍN Sự tiến hóa đi theo vòng tròn Bảy cuộc Tuần Huờn (Les 7 Rondes) Cuộc Tuần Huờn Thứ Nhứt Cuộc Tuần Huờn Thứ Nhì Cuộc Tuần Huờn Thứ Ba Số phần của Con Người và các Loài vật Dãy Địa Cầu tan rã Nhơn vật của Dãy Hành Tinh Thứ Năm Sự Phán Xét cuối cùng Sự Phán Xét Cuối Cùng của một Bầu Hành Tinh Nội Cảnh Tuần Huờn Họ ở lại Bầu Hành Tinh củ bao lâu Sự hữu ích của Nội Cảnh Tuần Huờn Sự Phán Xét Cuối Cùng của Một Dãy Hành Tinh Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy Địa Cầu chúng ta Sự Phán Xét Cuối Cùng của Ba Dãy Hành Tinh Trước Dân số trên dãy Địa Cầu Số người được giải thoát sẽ là bao nhiêu I. Những điều nên biết Tại sao thân hình Giống Dân Thứ Nhứt lại in như nguyên sanh chất II. Chừng nào cửa Đạo mới mở cho Con Người III. Danh hiệu của các Vị Đắc Đạo thành chánh quả trong 4 Dãy Hành Tinh Xin đừng lầm lộn hai danh từ: ASURA - A TU LA IV. Ở Ba Dãy Hành Tinh trước được mấy lần điểm đạo mới thành Chánh Quả thoát Đọa Luân-Hồi Kết Luận “HỮU PHƯỚC THAY NHỮNG NGƯỜI TẤM LÒNG TRONG SẠCH!” “HỌ SẼ THẤY ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Cơ Tiến-Hóa Theo Khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng PDF của tác giả Bạch Liên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ánh Sáng - Tình Yêu - Thời Đại Vàng (Phương Nguyễn)
MỤC LỤC - Lời mở đầu..………...………..…….4 - Thông điệp -Hỏi và Đáp với Thượng Đế/Cha……….….….…...…….6 PHÂN I: Một Số Vấn Đề Đã Từng Tồn Tại Trong Qúa Khứ Cần Hiệu Chỉnh. - CHƯƠNG I: Hiệu chỉnh một số thông tin đã viết trong sách Sự thật vĩ đại và Sự thật tối hậu….…15 Tìm mua: Ánh Sáng - Tình Yêu - Thời Đại Vàng TiKi Lazada Shopee - CHƯƠNG II: Tâm hồn và sự hoạt động của tâm hồn là như thế nào?…...…….…..20 - CHƯƠNG III: Linh hồn và ý nghĩa thực sự về linh hồn là gì?….26 - CHƯƠNG IV: Năng lượng linh hồn và hoạt động của nó khi con người đang sống và sau khi chết là như thế nào?…...….36 - CHƯƠNG V: Cách phòng tránh và ngăn chận linh hồn người chết làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, thực hiện như thế nào?…..….46 - CHƯƠNG VI: Tàng thức và sự thật về các thông tin có trong tàng thức……….….57 - CHƯƠNG VII: Siêu thức và sự thật về các thông tin có trong siêu thức…..……….58 PHẦN II: Sự Thật Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Tôn Giáo Và Tâm Linh. - CHƯƠNG I: Tội tổ tông là gì? sự thật về Tội tổ tông..60 - CHƯƠNG II: Quyền tự do ý chí là quyền gì? Sự thật về quyền tự do ý chí…..……...65 - CHƯƠNG III: Thần giao cách cảm là gì? sự thật về Thần giao cách cảm…..….….71 - CHƯƠNG IV: Thăng thiên là gì? Sự thật về thăng thiên……...76 PHÂN III: Ý Nghĩa Thực Sự Của Anh Sáng Và Tình Yêu Là Gì? - CHƯƠNG I: Ban chât thực sự của ánh sáng và bong tôi là gì?.………...…..79 - CHƯƠNG II: Ban chât thực sự của tình yêu và nôi sợ hai là gì?.…….…101 PHẦN IV: Một vài sự thật liên quan đến Kế Hoạch của God và con Người Trần Thế. - CHƯƠNG I: Nguyên nhân gì khiến cho con ngươi đến Trái Đât?.……….115 - CHƯƠNG II: Con ngươi đến Trái đât vơi muc đich cu thể gì?.………...….119 - CHƯƠNG III: Ý nghĩa chân thật về câu hỏi Ta là ai?..….…….146 - CHƯƠNG IV: Ý nghĩa chân thật về câu hỏi Ta là gì?…….….…161 PHẦN V: Một Vài Sự Thật Liên Quan Đến Vấn Đề Chữa Lành. - CHƯƠNG I: Ý nghĩa thực sự của việc chữa lành và chữa lành là chữa lành cái gì?.170 - CHƯƠNG II: Mục đích của việc chữa lành là để làm gì?……...188 - CHƯƠNG III: Làm thế nào để bạn có thể chữa lành?……..…..191 PHẦN VI: Một Vài Quan Niệm Cần Phải Được Thay Đổi, Nhằm Phù Hợp Với Thời Đại Mới. - CHƯƠNG I: Làm thế nào để có tha thứ và tha thứ có lợi ích gì?..196 - CHƯƠNG II: Niềm tin trong cuộc sống có ý nghĩa gì?…..…..200 - CHƯƠNG III: Ước muốn cho bản thân và cho người khác, có lợi gì cho cuộc sống?...207 - CHƯƠNG IV: Tiền bạc và ý nghĩa thực sự của nó trong đời sống là?.…243 - CHƯƠNG V: Ăn uống và sự thật về các quan niệm trong việc ăn uống của con người có ý nghĩa gì?.……..248 PHÂN VII: Một Bí Mật Của Vũ Trụ, Nằm Trong Kế Hoạch God Đã Được Tiết Lộ. - CHƯƠNG I. Không thể nói không...…….……..………255 - CHƯƠNG II: Sự Thật Trong Sự Thật...……..………..260 PHẦN KẾT: Một Vài Quan Điểm Của Tác Giả…….….……..274 - LỜI CẢM TẠ...……….…...…….281Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Sáng - Tình Yêu - Thời Đại Vàng PDF của tác giả Phương Nguyễn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.