Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh (Sergei Matveevich Shtemenko)

Đã 6 năm trôi qua kể từ khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên. Tác giả đã nhận được nhiều thư của bạn đọc đánh giá cuốn sách, trao đổi những cảm tưởng của mình về các sự kiện được trình bày trên các trang sách, làm rõ thêm một số sự việc và thiết tha đề nghị nên tiếp tục kể về hoạt động của Bộ tổng tham mưu trong những năm chiến tranh đã qua. Để đáp ứng những nguyện vọng đó, tôi đã viết hồi ký quyển hai, được Nhà xuất bản quân đội xuất bản năm 1973. Và bây giờ tôi cho ra lần xuất bản thứ hai của quyển một “Bộ tổng tham mưu xô-viết trong chiến tranh”, có bổ sung và sửa chữa căn cứ vào những ý kiến nhận xét và đề nghị của bạn đọc.

Cần nhận thấy rằng trong những năm gần đây, số người viết hồi ký tăng lên đáng kể. Hồi ký của các vị thống soái lừng danh của chúng ta - Gh. C. Giu-cốp, A. M. Va-xi-lép-xki, C. C. Rô-cô-xốp-xki, I. X. Cô-nép, K. A. Mê-rét-xcốp cũng như A. A. Grê-xcô, C. X. Mô-xca-len-cô và các tướng lĩnh khác - đã được công bố, trong đó có dành một vị trí xứng đáng cho hoạt động của Đại bản doanh, của tư lệnh các phương diện quân và tập đoàn quân. Thế nhưng các tác phẩm hấp dẫn ấy cũng không viết hết được đề tài về ban lãnh đạo quân sự tối cao của Liên Xô và không lặp lại những gì đã được viết ra trước đây.

Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao và cơ quan công tác của nó - Bộ tổng tham mưu - đã hoàn thành nhiệm vụ đầy trọng trách của mình trong thời kỳ chiến tranh gay go đó. Họ đã nắm chắc việc vạch kế hoạch và chỉ đạo các chiến dịch, đã tổ chức những lực lượng dự bị, đã chăm chú theo dõi sự phát triển của các sự kiện trong không gian rộng lớn của toàn cuộc chiến tranh: Không một chuyển biến nào của một mặt trận hoặc của một binh đoàn đã diễn ra mà họ lại không biết. Không một phút nào những mối quan hệ sinh động giữa họ với bộ đội lại bị đứt quãng.

Các đại diện của Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu thường xuyên có mặt tại những khu vực quyết định ở các binh đoàn đang tác chiến, kiểm tra việc chấp hành những chỉ thị, mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao và đóng góp ý kiến của mình trong quá trình chiến đấu Những thắng lợi của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại chứng minh rõ ràng rằng Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của mình. Trong cuộc đọ trí, đọ tài và nghệ thuật chỉ huy bộ đội, các tướng lĩnh Liên Xô đã hơn hẳn bộ máy lãnh đạo quân sự tối cao của cái Đế chế thứ ba khét tiếng.

Chúng ta đã giành được thắng lợi đó bằng cách nào? Trong những năm chiến tranh, tập thể Bộ tổng tham mưu, trước hết là những tướng lĩnh và sĩ quan trợ lý, đã sang và làm việc ra sao? Đó là những vấn đề tôi muốn kể lại trong cuốn sách này. Sách chủ yếu viết về tập thể, vì chỉ có trí tuệ và kinh nghiệm của tập thể mới có thể thực sự hoàn toàn bao quát được các sự kiện trong chiến tranh và tìm ra nhưng con đường giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ khó khăn nhất được đặt ra cho các Lực lượng vũ trang. Nhưng vì một tập thể nào cũng được hợp thành từ những con người cá biệt - những người lãnh đạo và những người chấp hành, tôi thấy mình không có quyền bỏ qua công việc của những người mà hồi đó mình đã tiếp xúc gần gũi. Tìm mua: Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh TiKi Lazada Shopee

Một lần nữa, tôi cần nói rõ trước rằng: không nên hiểu nhan đề cuốn sách theo nguyên từng chữ của nó. Sách không miêu tả (và lại càng không nghiên cứu) toàn diện và chi tiết hoạt động quả là bao trùm mọi mặt của Bộ tổng tham mưu. Tác giả không đặt cho mình một nhiệm vụ rộng lớn như thế... Sách cũng không miêu tả một cách nhất quán theo thứ tự thời gian toàn bộ quá trình đấu tranh vũ trang của nhân dân Liên Xô chống nước Đức Hít-le và bọn chư hầu của nó, mặc dầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại là cơ sở cho những hồi ức của tôi.

Các bạn đọc! Bạn còn trẻ hay bạn đã từng trải nhiều bão tố trong cuộc đời, cũng như trước đây, tôi hy vọng cuốn sách sẽ được các bạn quan tâm và rất biết ơn mọi ý kiến nhận xét và phê bình của các bạn đối với lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này. Năm 1975

***

Đảng và nhân dân ngợi khen những người con xứng đáng. - Bàn về những phần thưởng hàng đầu và những chiến sĩ có công đầu. - Nhật lệnh chào mừng đầu tiên. - Loạt súng chào ở Mát-xcơ-va, lịch sử và sự kế tục truyền thống. - Duyệt binh Chiến thắng. - Tiệc ở Cung lớn điện Crem-li. - Vài lời về những vị chỉ huy quân sự.

Việc gì cũng có lúc phải kết thúc và tôi đã đi tới phần cuối tập hồi ký của mình viết về bốn năm chiến tranh. Tôi mong muốn được kết thúc tập hối ký này bằng những dòng chữ nói về những con người đã lấy ngực mình ra bảo vệ Tổ quốc Xô-viết

Vì lẽ ấy mà đã có chương này, hơi khác với các chương khác đôi chút. Trong chương này, hồi ức của tác giả quyện chặt với những tư liệu giới thiệu rõ nét việc Đảng và Chính phủ đã ghi công một cách xứng đáng chiến công của các anh hùng và những người chiến thắng. Tôi lại phải tham khảo những tư liệu có nói tới Bộ tổng tham mưu và trong chừng mực nào đó, đã phản ánh một phần những công việc hàng ngày của Bộ tổng tham mưu.

Chúng tôi, trong Bộ tổng tham mưu, khi xây dựng kế hoạch các chiến dịch, theo dõi diễn biến và phân tích kết cục các chiến dịch ấy, đã tiếp xúc với đông đảo quần chúng bộ đội với khả năng chiến đấu của các tập đoàn chiến dịch lớn mà ta cần phải sử dụng tốt nhất đế chiến thắng quân thù theo đúng tất cả những nguyên tắc và quy luật của chiến tranh. Dường như ở đây khó mà có thể lo nghĩ được tới từng người một. Mới nhìn, thì Bộ tổng tham mưu là một cơ quan cách xa người chiến sĩ và người chỉ huy đơn vị.

Không có gì phải tranh luận nữa, đúng là giữa các đơn vị bộ đội với Bộ tổng tham mưu có những điểm khác nhau về tình hình và đặc điểm hoạt động. Và, tất nhiên lại còn khác xa nữa. Nhưng, trong thực tế thì giữa bộ đội với Bộ tổng tham mưu lại không có gì ngăn cách.

Ở đây ta không đề cập tới vấn đề sâu xa của triết học về vai trò con người trong chiến tranh, nhưng tôi cần phải nói là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy thấm thía rằng mọi dự định và kế hoạch của chúng tôi, rốt cuộc phải phụ thuộc vào người chiến sĩ xô-viết, phụ thuộc vào khát vọng chiến thắng kẻ thù của họ. Qua những dòng chữ ít ỏi trong các thông báo tác chiến và báo cáo chiến đấu ngắn gọn, cuộc sống đã nhắc nhở chúng tôi hàng ngày nhớ đến những điều ấy Những khái niệm như “gan dạ”, “dũng cảm”, “anh hùng” mà Bộ tổng tham mưu hằng cảm thụ được, như sờ thấy, như trông thấy, cả bằng mắt lẫn bằng tay.

Ngày 24 tháng Sáu 1941, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sán (b) toàn Liên bang đã quyết nghị thành lập Phòng Thông tin Liên Xô, một cơ quan thông tấn riêng về tình hình các mặt trận và tinh thần dũng cảm của bộ đội ta. Nhiều nơi gửi tài liệu đến đây và một trong nhưng nơi đó là Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu. Đảng giao cho chúng tôi trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cho Phòng Thông tin Liên Xô củng cố mối liên hệ giữa chúng tôi với bộ đội thêm chặt chẽ, buộc chúng tôi phải chú ý đến con người đang xông lên chiến đấu vì Đảng và sẵn sàng xả thân vì tự do, độc lập của đất nước thân yêu của mình và của nhân dân mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh PDF của tác giả Sergei Matveevich Shtemenko nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Về Trung Quốc
Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chết Bởi Trung Quốc 42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc Người Trung Quốc Xấu Xí Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc – cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ – cường quốc truyền thống. Và Việt Nam – với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, sách đã giữ nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta.
30 Tháng 4 - Chuyện Những Người Tháo Chạy
30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy – Kim Lĩnh 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy miêu tả một cách chân thật, sinh động bằng những chi tiết mắt thấy tai nghe về cuộc tháo chạy của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trên con đường ngàn dặm đầy tai ương, đoàn người di tản dấn thân vào lưỡi hái của chính lực lượng của “chính phủ vì dân” mà lâu nay họ coi như “thiên thần”. Hàng trăm dì phước chết đuối phơi trắng cả một vùng bờ biển; hàng trăm người già, trẻ con chết đuối trong cơn bão biển; những vụ làm tiền, thanh toán thù xưa oán cũ giữa những người lính trên con đường tháo chạy. Trăm ngàn cảnh tượng đau thương xảy ra nào phải do phía cộng sản gây ra như những giọng điệu vu khống, bịa đặt. Bằng những sự kiện thật, dưới mắt người lính khá am tường “nghề nghiệp” tên Hòa, tác giả Kim Lĩnh đã xây dựng được những chân tướng khá độc đáo của sĩ quan và binh lính tháo chạy cùng những chân dung người di tản, trong đó có không ít những người dân lương thiện đã kịp thấy ra chân tướng sự thật trong những ngày hoảng loạn. Bạn cũng nên đọc: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đọc đến những chương cuối cùng, tư tưởng của tác phẩm hiện ra khá rõ, tác giả muốn thông qua những số phận, lên án cuộc chiến tranh tội lỗi, những con người tội lỗi làm tay sai cho địch, đồng thời tác giả cũng đã cho thấy khả năng nhận ra cái đúng, khát vọng trở về hoặc tìm lại cuộc sống bình thường nhưng cao cả với đồng bào mà mình đã bị đánh mất từ khi làm lính đánh thuê. 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy sẽ góp thêm một số tư liệu để bạn đọc hiểu rõ hơn tính chất và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại dẫn đến thắng lợi vang dội năm châu: giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng nước ta.
Lần Theo Dấu Xưa
Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa giúp chúng ta sẽ có dịp biết thêm về chuyện tình duyên của các công chúa thời Lý; về thân phận chẳng hoàn toàn sung sướng của các bà hoàng; về nỗi đau xé lòng của nàng Bình Khương, chồng bị Hồ Quý Ly đem chôn sống trong thành Tây Đô. Bạn cũng sẽ biết được về thiên tình sử thật lâm ly của bà hoàng Cô Tế Minh đầu thời nhà Nguyễn; về tài đá cầu của Thám hoa Đinh Lưu; về cái giá của học vị trạng nguyên nhà họ Nguyễn; về vị nữ tiến sĩ Nho học đầu tiên và duy nhất của nước ta. Lần theo dấu xưa là một trong những tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, thuộc thể loại sách giới thiệu giai thoại vốn có trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách này không giống như bộ “Việt sử giai thoại”. Cách viết cũng có phần khác hơn. Miếng Ngon Hà Nội Hà Nội Băm Sáu Phố Phường 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Dòng đời không bao giờ có thể tái lập nguyên vẹn nhưng tất cả những bài học lớn của mọi dòng đời thì bao giờ cũng cần phải được suy gẫm, đúng như lời đầu sách đã viết: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học”. Xét về cơ sở tư liệu, nguồn khai thác chính yếu của tác giả Nguyễn Khắc Thuần ở đây bao hàm cả chính sử lẫn dã sử. Xét về cách thể hiện, lời bình của sách này dài hơn, và do đó cũng chuyển tải được nhiều suy tư riêng của tác giả. Với 38 giai thoại đặc sắc, Lần Theo Dấu Xưa chắc chắn sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều hiểu biết thú vị.
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại – Herbert P.Bix Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Hồi ký Lý Quang Diệu – Bí Quyết Hóa Rồng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình. Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.