Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh

Lời tựa

Đập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.

Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.

Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Pháp Lý Vô Vi (Lương Sĩ Hằng)
Mục Lục Lời Mở Đầu. 1 Tiểu Sử Tổ Sư Đỗ Thuần Hậu.. 9 Tiểu Sử Thiền Sư Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên... 13 CHƯƠNG I Tìm mua: Pháp Lý Vô Vi TiKi Lazada Shopee PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU CHO SÁU THÁNG ĐẦU.. 21 1. Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT... 27 2. Soi Hồn. 31 3. Xả Thiền.. 35 4. Pháp Luân Chiếu Minh... 36 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU SAU SÁU THÁNG.. 41 1. Nguyện. 44 2. Soi Hồn. 45 3. Pháp Luân Thường Chuyển... 47 ii 4. Thiền Định. 50 5. Xả Thiền.. 54 CHƯƠNG III CÁC PHÁP HÀNH THÊM... 59 1. Niệm LỤC TỰ DI ÐÀ. 61 2. Thể Dục Trợ Luân... 62 3. Lạy Kiếng... 64 4. Niệm BÁT NHÃ. 70 5. Mật Niệm BÁT CHÁNH.. 72 6. Kiểm Điểm Đời Đạo... 77 7. Chưởng Hưởng Dưỡng Khí. 78 CHƯƠNG IV VẤN ĐẠO... 79 1. Pháp Lý VÔ VI... 81 2. Phương Pháp Công Phu.. 110 3. Soi Hồn.. 120 4. Niệm PHẬT... 134 5. Pháp Luân Chiếu Minh. 136 6. Pháp Luân Thường Chuyển. 140 7. Thiền Định.. 154 8. Các Pháp Hành Thêm... 170 iii CHƯƠNG ĐẶC BIỆT Lời Tường Thuật Của Thiền Sư LƯƠNG SĨ HẰNG - Vĩ Kiên. 179 Một Kiếp Phù Sanh. 191 Thiết Thật Đời Đạo Song Tu. 197 Sấm Tu Hành.. 207 VĂN TỰ VÔ VI.. 219Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Lý Vô Vi PDF của tác giả Lương Sĩ Hằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pháp Luân Công (Lý Hồng Chí)
MỤC LỤC Chương I • Khái luận.1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. ‘Khí’ và ‘công’...2 III. ‘Công lực’ và ‘công năng’..3 Tìm mua: Pháp Luân Công TiKi Lazada Shopee 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai.3 2. Công năng không phải là truy cầu của người luyện công.3 3. Nắm giữ công lực...4 IV. Thiên mục...5 1. Khai thiên mục.5 2. Tầng thứ của thiên mục...6 3. Dao thị..7 4. Không gian.8 V. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở bệnh viện...9 VI. Khí công Phật gia và Phật giáo.10 1. Khí công Phật gia.10 2. Phật giáo...11 VII. Chính Pháp và tà pháp.11 1. Bàng môn tả đạo..11 2. Khí công võ thuật.12 3. Phản tu và tá công...12 4. Vũ trụ ngữ...13 5. Tín tức phụ thể..13 6. Công pháp ngay chính cũng có thể luyện ra tà pháp.14 Chương II • Pháp Luân Công...15 I. Tác dụng của Pháp Luân..15 II. Hình thái cấu thành của Pháp Luân..16 III. Đặc điểm tu luyện Pháp Luân Công..16 1. Pháp luyện người.16 2. Tu luyện chủ ý thức...17 3. Luyện công không chú trọng phương hướng, thời gian..18 IV. Tính mệnh song tu...19 1. Cải biến bản thể...19 2. Pháp Luân chu thiên..20 3. Thông mạch.20 V. Ý niệm..21 VI. Tầng thứ tu luyện Pháp Luân Công...22 1. Tu luyện tầng thứ cao.22 2. Hình thức biểu hiện của ‘công’...22 3. Tu luyện xuất thế gian pháp...23 Chương III • Tu luyện tâm tính...24 I. Nội hàm của tâm tính.24 II. Mất và được..25 III. Tu “Chân-Thiện-Nhẫn” đồng thời..27 IV. Vứt bỏ tâm tật đố..27 V. Tống khứ tâm chấp trước...28 VI. Nghiệp lực...30 1. Sự sinh ra của nghiệp lực.30 2. Tiêu nghiệp..31 VII. Chiêu ma.33 VIII. Căn cơ và ngộ tính...33 IX. Tâm thanh tĩnh..35 Chương IV • Các bài công pháp Pháp Luân Công..37 I. Phật Triển Thiên Thủ pháp.37 II. Pháp Luân Trang pháp.42 III. Quán Thông Lưỡng Cực pháp..44 IV. Pháp Luân Chu Thiên pháp.46 V. Thần Thông Gia Trì pháp...48 Một số yêu cầu cơ bản và điều cần chú ý của tu luyện Pháp Luân Công..54 Chương V • Trả lời nghi vấn..56 I. Pháp Luân và Pháp Luân Công...56 II. Công lý và công pháp..58 III. Tu luyện tâm tính.70 IV. Thiên mục.73 V. Ma nạn.77 VI. Không gian và nhân loại..78Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Luân Công PDF của tác giả Lý Hồng Chí nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pháp Luân Công (Lý Hồng Chí)
MỤC LỤC Chương I • Khái luận.1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. ‘Khí’ và ‘công’...2 III. ‘Công lực’ và ‘công năng’..3 Tìm mua: Pháp Luân Công TiKi Lazada Shopee 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai.3 2. Công năng không phải là truy cầu của người luyện công.3 3. Nắm giữ công lực...4 IV. Thiên mục...5 1. Khai thiên mục.5 2. Tầng thứ của thiên mục...6 3. Dao thị..7 4. Không gian.8 V. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở bệnh viện...9 VI. Khí công Phật gia và Phật giáo.10 1. Khí công Phật gia.10 2. Phật giáo...11 VII. Chính Pháp và tà pháp.11 1. Bàng môn tả đạo..11 2. Khí công võ thuật.12 3. Phản tu và tá công...12 4. Vũ trụ ngữ...13 5. Tín tức phụ thể..13 6. Công pháp ngay chính cũng có thể luyện ra tà pháp.14 Chương II • Pháp Luân Công...15 I. Tác dụng của Pháp Luân..15 II. Hình thái cấu thành của Pháp Luân..16 III. Đặc điểm tu luyện Pháp Luân Công..16 1. Pháp luyện người.16 2. Tu luyện chủ ý thức...17 3. Luyện công không chú trọng phương hướng, thời gian..18 IV. Tính mệnh song tu...19 1. Cải biến bản thể...19 2. Pháp Luân chu thiên..20 3. Thông mạch.20 V. Ý niệm..21 VI. Tầng thứ tu luyện Pháp Luân Công...22 1. Tu luyện tầng thứ cao.22 2. Hình thức biểu hiện của ‘công’...22 3. Tu luyện xuất thế gian pháp...23 Chương III • Tu luyện tâm tính...24 I. Nội hàm của tâm tính.24 II. Mất và được..25 III. Tu “Chân-Thiện-Nhẫn” đồng thời..27 IV. Vứt bỏ tâm tật đố..27 V. Tống khứ tâm chấp trước...28 VI. Nghiệp lực...30 1. Sự sinh ra của nghiệp lực.30 2. Tiêu nghiệp..31 VII. Chiêu ma.33 VIII. Căn cơ và ngộ tính...33 IX. Tâm thanh tĩnh..35 Chương IV • Các bài công pháp Pháp Luân Công..37 I. Phật Triển Thiên Thủ pháp.37 II. Pháp Luân Trang pháp.42 III. Quán Thông Lưỡng Cực pháp..44 IV. Pháp Luân Chu Thiên pháp.46 V. Thần Thông Gia Trì pháp...48 Một số yêu cầu cơ bản và điều cần chú ý của tu luyện Pháp Luân Công..54 Chương V • Trả lời nghi vấn..56 I. Pháp Luân và Pháp Luân Công...56 II. Công lý và công pháp..58 III. Tu luyện tâm tính.70 IV. Thiên mục.73 V. Ma nạn.77 VI. Không gian và nhân loại..78Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Luân Công PDF của tác giả Lý Hồng Chí nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lực Lượng Huyền Bí (Lư Thắng Ngạn)
Mục lục 1/ Huyền bí của lực lượng - lời nói đầu 2/ Truyền kỳ về một đường nước ở sông 3/ Cờ Mật tông lục tự đại minh 4/ Long trụ vạn niên triều thiên khuyết Tìm mua: Lực Lượng Huyền Bí TiKi Lazada Shopee 5/ Ý nghĩa của quá hoả ( qua lửa ) và những thứ khác 6/ Hình tượng thật của giáng linh 7/ Kỳ diệu của thu kinh 8/ Tế ngũ quỉ pháp 9/ Pháp bát quái phá địa sát 10/ Cứu độ âm linh phục hiện 11/ Truy tâm thuật bí truyền 12/ Thế thân 13/ Xin hỏi địa linh tìm ở đâu 14/ Tử vi đẩu số 15/ Ngũ quả tử và dây ngũ sắc 16 / Âm dương học phán nhà kiết hung pháp 17/ Dùng nhân tâm thí nhân thuật 18/ Thiên cương địa sát khoa tiếu pháp 19/ Chân đế của < không > < hữu > 20/ Thiện niệm không đứt đoạn có thể đổi vận 21/ Giới thiệu đơn giản về tượng trưng của lực tinh thần 22/ Tu vi của linh nhãn pháp 23/ Truyền kỳ của 3 tượng đồng tử 24/ Bùa hộ có thể bỏ không? 25/ Con người sắp chết 26/ Tịnh toạ cho đến lương tri 27/ Lực thần bí của cầu nguyện 28/ Huyền bí của thuật kham dư 29/ 10 vị dược đơn hướng chảy về hướng tây 30/ Bàn về hữu dụng của tiểu đạo thuật pháp 31/ Bí pháp mượn âm tướng 32/ Dự cảm trước khi chết 33/ Âm dương học và khoa học 34/ Con mèo nhỏ trong đại thành 35/ Đại mộng ai giác trước 36/ Phục hiện của tiềm ý thức 37/ Linh động chân thật 38/ Du già thức trọng luân 39/ Người có cánh tay có thể phát quang 40/ Sách linh khiến người ác hối cải 41/ Linh hồn ở trong cửa miệng của giới ngành y 42/ Đạo nhất định thắng ma.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lư Thắng Ngạn":Khởi Linh HọcKhông Nên Đánh Mất TâmLực Lượng Huyền BíGiữa Linh Và TôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lực Lượng Huyền Bí PDF của tác giả Lư Thắng Ngạn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.