Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)

Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ.

Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa.

Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ.

Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí.

Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee

Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo:

“Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”.

Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm:

“Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”.

Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm.

Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống).

Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức….

Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Fidel Cuộc Đối Đầu 10 Đời Tổng Thống Mỹ Và Những Âm Mưu Ám Sát Của Cia (First News)
Đây là một cuốn biên niên sử về cuộc đời của vị lãnh tụ cộng sản kiên cường của đất nước Cuba bé nhỏ, hào hùng. Cuộc đời cách mạng của Fidel Castro được thuật lại trong tập sách này là công việc tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau mà ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty First News - đã lặn lội sang tận Lahabana để tìm ra rất nhiều tài liệu mật về cuộc đời của Fidel. Tập sách viết theo lối biên niên, nhưng mỗi chương bắt đầu từ sự kiện cuối năm 1956 tại bờ biển Oriente nhóm 82 người trong đội quân Nổi dậy của Fidel vừa trở về từ Mexico đã bị quân của nhà nước Batista đánh tan tác. Bắt đầu từ sự kiện có tính chất định mệnh ấy, các chương sách thuật lại cuộc đời sóng gió của Fidel một cách tỉ mỉ và đầy ấn tượng. Các tác giả đã chọn lọc chi tiết thật đắt giá và phản ánh trung thực cuộc đời của vị nguyên thủ Cuba kể từ khi cách mạng thành công đến nay. Fidel Castro tại chiến trường Quảng Trị - VN tháng 9-1973. Ảnh tư liệu do First News sưu tầm được in trong phần phụ lục Và, cứ qua từng trang sách, chân dung Fidel hiện lên đầy các góc cạnh: Thời ấu thơ với vết thương lòng khi bị bọn trẻ đồng trang lứa gọi là "thằng Do Thái", một cậu bé Fidel mê tập bắn súng, một thời trai trẻ với sự ngưỡng mộ đến mức thần tượng nhà cách mạng - vị anh hùng Cuba José Martí. Rồi Fidel rời xa gia đình để đi học tiểu học ở Santiago cho đến khi được nhận vào học tại khoa hùng biện của trường Belén. Đây là cửa ngõ để Fidel vào khoa luật của đại học Havana. Sau khi hoàn thành bậc đại học, cuộc đời cách mạng của Fidel Castro bắt đầu bằng việc tổ chức tấn công pháo đài Mondaca vào năm 1953.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Fidel Cuộc Đối Đầu 10 Đời Tổng Thống Mỹ Và Những Âm Mưu Ám Sát Của Cia PDF của tác giả First News nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Winfred Burchett (Winfred Burchett)
Wilfred Burchett sinh năm 1911 trong một gia đình nông dân Anh di cư sangAustralia. Cuộc sống cay đắng cực nhọc của thời niên thiếu đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Burchett. Rời Australia, Burchett bắt đầu cuộc đời làm báo của mình.Lúc đầu, ông làm phóng viên cho báo London hàng ngày của Bi-vơ-brúc xuất bản ở Berlintrong thời gian này, Burchett nhanh chóng trở thành một trong những phóng viên Anh cónăng lực và nổi tiếng nhất.Cuộc đời làm báo của Burchett là cả một chuỗi dài những cuộc khám phá, nhữngcuộc luận chiến của nghề làm báo và là sản phẩm của những cuộc đụng độ nóng bỏng củathế kỷ 20. Ông đã đem hết nhiệt tình và sự say mê đối với công việc làm báo để ủng hộnhững cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã xảy ra trong thời mình.Dưới hình thức hồi ký, Burchett đã giới thiệu trong tập sách này nhiều sự kiện quantrọng của thế giới trong suốt 40 năm, kề từ tháng 9 năm 1930 - khi ông bắt đầu viết báo,đến tháng 9 năm 1979 - khi Burchett theo dôi Hội nghị cấp cao các nước không liên kếtlần thứ 6 họp ở La Habana.Đó là 40 năm có nhiều biến cố sôi động và phức tạp diễn ratrên thế giới. Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng những trang hồi ký này rất quý. Nócung cấp được khá nhiều tư liệu có thể giúp chúng ta tim hiểu thêm về những biến cố lịchsử trong quãng thời gian 40 năm nói trên. Vì thế, Nhà xuất bản Thông tin lý luận đã tríchdịch và xuất bản cuốn Hồi ký Burchett để giới thiệu cùng bạn đọc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Winfred Burchett PDF của tác giả Winfred Burchett nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thuyền Buồm Đông Dương (J. B. Pietri)
Thật ngạc nhiên khi nhận ra là cho dù mọi cuốn sách nghiên cứu về nhân khẩuhọc Đông dương, phát hành những năm vừa qua, chỉ có một ít đề cập tới dân số đông đúc và đa sắc tộc, suốt từ Bắc chí Nam, dọc theo 2,600 ký lô mét bờ biển của đất nước này.Tuy nhiên, người ta phí công vô ích trong việc tìm tòi tại vùng Đông Dương,nơi sống nhờ vào cây lúa và tôm cá, một nền công nghiệp cũ mèm nào hơn là công nghệ đánh bắt cá.Điều thiếu sót này gây bất ngờ khi người ta nghĩ là trên những vùng bờ biểnphát triển tương tự không có một cây số bờ biển nào mà không có làng chài, chùa chiền để thờ cúng tạ lễ thánh thần, phường hội dân đánh bắt cá, các làng biển đặc thù hay những lều tranh xơ xác nằm cuối vịnh hoặc trên bờ một đầm phá, tại cửa mộtdòng chảy hay dọc theo bờ biển khô cạn, những chiếc xuồng đánh cá được kéo trêncát, nằm uể oải phơi bụng hay thả neo ngập nước.Nếu có một vùng đất trên thế giới chỗ mà những hình ảnh sống động của hải quân thuyền buồm xa xưa trú ẩn và hồi sinh trên nhiều phương diện, dĩ nhiên đó làvùng bờ biển Đông.Nơi chúng ta sẽ tìm thấy một gam nhiều màu sắc, mùi cũ kỹ của gỗ một thời kỳ đã qua, pha trộn với mùi nồng nặc khó tả của nước mắm và mùi mồ hôi của loài người sống quây quần lại với nhau trong những điều kiện không tưởng tượng nỗi. Tìm mua: Thuyền Buồm Đông Dương TiKi Lazada Shopee Vệ sinh ở đây không được biết tới, ngay chính cả tên gọi của nó, và điều này gợichúng tôi nhớ đến thảm cảnh một ngày kia chứng kiến, tại miền Nam, trên một chiếcthuyền, tất cả buồn vẫn căng phía trên, toàn bộ đoàn thủy thủ đều thiệt mạng vì bệnh dịch hạchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuyền Buồm Đông Dương PDF của tác giả J. B. Pietri nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Và Chết Ở Thượng Hải (Trịnh Niệm)
Sống và chết ở Thượng Hải là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 1987 tại Mỹ, chỉ riêng lần in đầu đã bán hết ngay 200.000 bản. Tác phẩm được in đi in lại nhiều lần, dịch và xuất bản ở nhiều nước. Tác giả của tác phẩm này là Trịnh Niệm, bà tên thật là Du Niệm Viên, sinh năm 1915, từng du học tại nước Anh. Bút danh Trịnh Niệm hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà. Chồng bà, ông Trịnh Thái Kỳ làm Tổng Giám đốc hãng Shell tại Thượng Hải. Sau khi ông qua đời vì bệnh ung thư, Hãng Shell mời bà Trịnh Niệm làm cố vấn cho Hãng. Từ năm 1966, khởi đầu thời kỳ Cách mạng Văn hoá, bà Trịnh Niệm bị bắt giam và đày đọa đến năm 1973 mới được trả tự do. Vậy mà mãi bảy năm sau, tháng 9-1980 bà mới rời Trung Quốc - Tổ quốc yêu thương của mình - sang sống ở Canada, và ba năm sau định cư tại Washington (Hoa Kỳ). Sống và chết ở Thượng Hải là một tiểu thuyết tự truyện, nguyên gốc tiếng Anh, do Nhà xuất bản Penguin Books xuất bản năm 1987. Tác phẩm như một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc thời kỳ Cách mạng Văn hoá đầy bi kịch, đầy máu và nước mắt. Thông qua lối kể chuyện dung dị bằng những chi tiết chân thực, những hình ảnh vô cùng sống động về cuộc đàn áp khổng lồ trên toàn cõi Trung Quốc, người đọc khi thì run sợ, lúc thì hồi hộp, lo lắng, lúc thì bùng lên căm giận… như chính mình đang sống trong Cách mạng Văn hoá. Tác phẩm làm ta hiểu rõ được thân phận của giới trí thức Trung Quốc, cũng như của toàn thể nhân dân lao động - những người lương thiện, yêu nước, những người lao động bị chà đạp, bị nghiền nát bởi bè lũ Giang Thanh. Sống và chết ở Thượng Hải được viết bởi một con người tràn đầy lòng nhân hậu. Nhờ thế mà tác phẩm có tính nhân văn cao, sức thuyết phục, hấp dẫn lớn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Và Chết Ở Thượng Hải PDF của tác giả Trịnh Niệm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.